Giáo trình nguyên lý kế toán hay

0 Hướng dẫn xác định thuế TNDN phải nộp khi có khoản lãi chênh lệch tỷ giá của tiền mặt, tiền gửi là ngoại tệ



– Việc xác định thuế TNDN phải nộp khi có khoản lãi chênh lệch tỷ giá của tiền mặt, tiền gửi là ngoại tệ phát sinh khi đánh giá lại cuối năm tài chính như thế nào?


– Các khoản đánh giá chênh lệch tỉ giá này có được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ hay không?



*Căn cứ


– Tại khoản 9 và khoản 23, Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thu nhập khác như sau:


Trong năm tính thuế doanh nghiệp có chênh lệch ty giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, thì:


– Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào chi phí hoặc thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí sản xuất kinh doanh chính, nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá tính vào thu nhập khác.


– Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính được bù trừ với lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính. Sau khi bù trừ lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập hoặc chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập khác hoặc chi phí sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế.


= > Đối với khoản nợ phải thu và khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ hoặc thu nhập là khoản chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm phát sinh thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản cho vay với tỷ giá tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu.


Các khoản chênh lệch tỷ giá nêu trên không bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ.


23. Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật."


Trung tâm kế toán thực hành Tại hà đông

– Tại khoản 2.22, điểm 2, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:


"2.22. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ (trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế).


*Như vậy:


– Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên


– Khoản lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ không tính vào thu nhập chịu thuế TNDN.


– Chỉ có chênh lệch tỷ giá lãi hay lỗ đánh giá lại cuối năm của khoản mục nợ phải trả mới được tính vào chi phí hoặc thu nhập khi quyết toán thuế TNDN, còn lãi hay lỗ của chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm của các tài khoản còn lại không phải nợ phải trả (ví dụ: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, khoản phải thu…) sẽ không được chấp nhận.


= > Giải pháp:


+ Khi quyết toán thuế TNDN năm trên tờ khai quyết toán

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận tại từ liêm


– Khoản chi phí khi đánh giá qua 413 lỗ vào tài khoản 635 không được tính là chi phí hơp lý khi quyết toán TNDN năm sẽ nhập vào chỉ tiêu = B4 của tờ khai quyết toán thuế TNDN năm


– Các khoản lãi khi đánh giá qua 413 vào tài khoản 515 các khoản lãi không tính vào thu nhập chịu thuế sẽ nhập vào chỉ tiêu = B11 của tờ khai quyết toán thuế TNDN năm


*Chi tiết tại: Công văn 2327/TCT-CS ngày 15/6/2015 của Tổng Cục Thuế về việc chính sách thuế - hướng dẫn về xác định thuế TNDN phải nộp khi có khoản lãi chênh lệch tỷ giá của tiền mặt, tiền gửi là ngoại tệ phát sinh khi đánh giá lại cuối năm tài chính.

+ Thông tư 179/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2012 quy định ghi nhận đánh giá xử lý khoản chênh lệch.

dịch vụ chữ ký số tại hải dương
[Read More...]


0 Hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động



–Hàng năm Doanh nghiệp phải lập báo cáo tình hình sử dụng lao động, khai trình việc sử dụng lao động khi mới bắt đầu hoạt động và phải lập, quản lý và sử dụng sổ quản lý lao động như thế nào?


–Hạn nộp và chế tài vi phạm như thế nào?



*** Căn cứ:


–Điều 08 Nghị định 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 hướng dẫn Bộ luật lao động về việc làm


–Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH ngày 29/08/2014 hướng dẫn 03/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về việc (Có hiệu lực từ ngày 20/10/2014)


1.Lập báo cáo sử dụng lao động:


Trung tâm kế toán thực hành Tại long biên

+++ Đối với doanh nghiệp đang hoạt động


– Kể từ ngày 20/10/2014, các doanh nghiệp sẽ thực hiện việc khai trình sử dụng lao động theo các biểu mẫu ban hành tại Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH (khai trình sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động, khai trình theo định kỳ 6 tháng và hàng năm theo biểu mẫu số 05: Khai trình sử dụng lao động lần đầu và mẫu 07: báo cáo tình hình thay đổi về lao động).


–Hạn nộp tờ khai là trước ngày 25/5 và ngày 25/11, Người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện theo mẫu số 07 ban hành kèm theo thông tư này.


+++ Đối với doanh nghiệp mới đi đi vào hoạt động


–Việc quy định những đơn vị mới thành lập phải khai mẫu 05 trong vòng 30 ngày, là áp dụng với những doanh nghiệp thành lập sau 20/10/2014. Đối với những doanh nghiệp thành lập trước đó, thời hạn kê khai mẫu 05 là sau 30 ngày, kể từ khi Thông tư 23/2014/TT-BLĐTBXH có hiệu lực. Có nghĩa là:


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông

1.Trong vòng 30 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải lập sổ quản lý lao động và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ( với những doanh nghiệp đã thành lập trước 20/10/2014 thì thời hạn lập sổ lao động và khai trình sử dụng lao động là 30 ngày kể từ ngày Thông tư có hiệu lực)


2.Sổ quản lý lao động có thể lập bằng bản giấy hoặc bản điện tử phù hợp với nhu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau: Họ tên, giới tính, năm sinh, quốc tịch, địa chỉ, số CMND, trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ kỹ năng nghề…


– Nơi nộp : Phòng LĐTBXH Quận Huyện nơi công ty trú đóng


– Số lượng: 02 bản, 1 bản Bên LĐXH giữ 1 bản DN giữ lưu trữ xuất trình khi có cơ quan chức năng kiểm tra.


2. Quy định về mức phạt đối với việc không nộp báo cáo tình hình lao động:


*** Căn cứ:


–Nghị định 95/2013/NĐ-CP – ngày 22/ 08/ 2013 quy định về mức phạt đối với việc không nộp báo cáo tình hành thay đổi về người lao động như sau:

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận cầu giấy


Điều 25. Vi phạm những quy định khác

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập sổ quản lý lao động, sổ lương hoặc không xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

b) Không khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương.

dịch vụ chữ ký số tại quận long biên
[Read More...]


0 Mua xăng dầu_Tổng các hóa đơn trong cùng một ngày trên 20 triệu đồng



–Trường hợp doanh nghiệp mua xăng dầu vận tải thường xảy ra tình huống các xe lấy hóa đơn xăng về khi đổ xăng tại các trạm đổ xăng cho các xe nhưng cùng 1 cây xăng của cùng 1 đơn vị bán ra cộng dồn > 20 triệu đồng

–Ví dụ: Công ty có 5 đầu xe; Một ngày chạy vận chuyển đi 3 công trình khác nhau tại TP Nha Trang. Mỗi xe đổ dầu tại một cửa hàng (3 cửa hàng khác nhau, ở các vị trí khác nhau trong thành phố); 3 cửa hàng này đều do công ty xăng dầu Phú Khánh quản lý (Cùng một MST người bán)



+ Cuối ngày kế toán nhận được 3 hóa đơn dầu (Mỗi chiếc khoảng 7 triệu) Tổng cộng trên 20 triệu


+ Vậy có thể thanh toán bằng tiền mặt hay không? Có được khấu trừ thuế khi thanh toán tiền mặt hay bắt buộc phải chuyển khoản qua ngân hàng để thanh toán?


+ Mua xăng dầu với tổng giá trị trên hai mươi triệu đồng tại nhiều cửa hàng khác nhau thuộc Công ty Xăng Dầu Phú Khánh thì có cần chứng từ thanh toán qua ngân hàng để được khấu trừ thuế GTGT không?


***Căn cứ:


–Tại Khoản 2 (đ) Điều 15 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012


–Khoản 3, Điều 15 thông tư Số: 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013


–Tại Điều 1, Khoản 10 Thông tư số 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Thông tư số 151/2014/TT-BTC


–Điều 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ


= > Theo đó:


– Trường hợp: mua hàng hoá, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.


– Điều kiện để được khấu trừ thuế:Khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt ( ủy nhiệm chi), bù trừ công nợ hai bên nếu có


– Điều kiện để là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN: Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp & Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật… Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt


= > Như vậy:


+ Hóa đơn dưới 20 triệu xuất nhiều lần trong một ngày có tổng giá trị cộng dồn >= 20 triệu


+Sẽ không được khấu trừ thuế GTGT nếu thanh toán bằng tiền mặt


+Không được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN.


= > Như vậy:

Trung tâm kế toán thực hành Tại hà đông


+++ Giai đoạn trước 01/01/2015


–Trường hợp trong cùng một ngày, Công ty mua xăng dầu với tổng giá trị trên hai mươi triệu đồng tại nhiều cửa hàng khác nhau thuộc Công ty Xăng Dầu Phú Khánh nhưng tất cả các cửa hàng này đều là các đơn vị phụ thuộc sử dụng chung mẫu hóa đơn của Công ty Xăng dầu Phú Khánh với mã số thuế 10 số thì trường hợp này được xem là mua hàng của một nhà cung cấp duy nhất là Công ty Xăng dầu Phú Khánh và do đó Công ty chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo quy định tại Khoản 2 (đ) Điều 15 Điều 15 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 & Điều 15 thông tư Số: 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013


–Mỗi cửa hàng bán xăng dầu trực thuộc Công ty Xăng dầu Phú Khánh chỉ được xem là một nhà cung cấp riêng biệt nếu cửa hàng đó là một chi nhánh có mã số thuế riêng (mã số chi nhánh 13 số), trực tiếp kê khai và nộp thuế GTGT riêng cho cơ quan thuế quản lý chi nhánh.


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên

Vì vậy, đối với trường hợp của Công ty nếu các lái xe thường xuyên mua xăng dầu tại các cửa hàng khác nhau thuộc Công ty Xăng Dầu Phú Khánh, thì để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định của pháp luật về thuế GTGT nêu trên, đề nghị Công ty ký hợp đồng mua xăng dầu với Công ty Xăng Dầu Phú Khánh; căn cứ vào số liệu trên bảng kê do các lái xe mua xăng dầu tại các cửa hàng, Công ty Xăng Dầu Phú Khánh lập hóa đơn theo hướng dẫn quy định tại Khoản 2(a) điều 16 Thông tư 39/TT– BTC thay thế Khoản 2(a) Điều 14 Thông tư 64 nêu trên và Công ty thực hiện thanh toán chung tiền mua xăng dầu các cửa hàng khác nhau qua ngân hàng cho Công ty Xăng Dầu Phú Khánh.


***Chi tiết tại: Công văn số 391/TCT-CS, ngày 02/02/2015 điều kiện thanh toán qua ngân hàng để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.


+++ Giai đoạn từ 01/01/2015 trở đi


– Mục 5 Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015


5. Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.


Dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận hà đông

Trường hợp người nộp thuế là cơ sở kinh doanh có các cửa hàng là các đơn vị phụ thuộc sử dụng chung mã số thuế và mẫu hóa đơn của cơ sở kinh doanh, trên hoá đơn có tiêu thức “Cửa hàng số” để phân biệt các cửa hàng của cơ sở kinh doanh và có đóng dấu treo của từng cửa hàng thì mỗi cửa hàng là một nhà cung cấp.”


= >Như vậy:


–Trường hợp này các cây xăng (đơn vị phụ thuộc dùng chung mẫu hóa đơn với công ty, cùng 1 mã số thuế trên hóa đơn) chỉ cần đóng dầu treo của từng cửa hàng lên hóa đơn thì được xem là 1 nhà cung cấp => Nên tổng hóa đơn của các cửa hàng khác nhau dù cộng dồn những hóa đơn dưới 20 triệu trong cùng 1 ngày của có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì vẫn được kê khai và khấu trừ thuế GTGT & được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.


–Ví Dụ: Cửa Hàng Xăng Dầu Số 1, Cửa Hàng Xăng Dầu Số 2,... các cửa hàng đóng dấu treo riêng cho từng cửa hàng


***Chi tiết: Mục 5 Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015.

dịch vụ chữ ký số tại hải phòng
[Read More...]


0 Phân biệt giữa xóa bỏ và hủy hóa đơn trong báo cáo sử dụng hóa đơn



– Phân biệt đâu là hủy bỏ, đâu là xóa bỏ khi khai báo sử dụng hóa đơn BC/26AC


– Hủy bỏ và xóa bỏ khi kê khai báo cáo sử dụng hóa đơn khác nhau như thế nào?


– Vậy hiểu nhứ thế nào là đúng về 2 chỉ tiêu " Xóa bỏ" và " Hủy" trong báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.



*Căn cứ:


– Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 hướng dẫn thi hành nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;


–Khoản 7 điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT, quản lý thuế và hóa đơn.


–Điều 29 Thông tư 39/2014/TT – BTC ngày 31/3/2014 của Bộ tài chính quy định về thủ tục hủy hóa đơn GTGT cụ thể như sau



A/ Phân biệt Xóa bỏ và hủy trong báo cáo sử dụng hóa đơn BC/26AC


**Theo đó: khi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn BC/26AC

– Xóa bỏ chỉ tiêu [15]: là hóa đơn viết sai, sau đó gạch chéo 3 liên và vẫn lưu tại cuống hoặc đã xé khỏi cuống


+ Chưa xé khỏi cuống: không xé ra lưu tại cuống gạch chéo các liên + xuất hóa đơn khác thay thế & Khi khai báo sử dụng hóa đơn BC26/AC ghi số hóa đơn sai vào mục chỉ tiêu Xóa Bỏ [15]


+ Đã xé khỏi cuống giao khách hàng hay chưa giao khách hàng: lập biên bản thu hồi gạch chéo các liên + xuất hóa đơn khác thay thế & Khi khai báo sử dụng hóa đơn BC26/AC ghi số hóa đơn sai vào mục chỉ tiêu Xóa Bỏ [15]


=> Như vậy:Tất cả các hóa đơn viết sai dù đã xé hay chưa xé khỏi cuống, dù đã giao hay chưa giao cho khách mà phải gạch chéo, thu hồi hóa đơn thì các bạn cho hết vào cột “XÓA BỎ”


– Còn Hủy chỉ tiêu [19]:là Hoá đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa, hóa đơn bị cưỡng chế hết hiệu lực … làm biên bản hủy, và thủ tục hủy bỏ thu hồi hóa đơn để hủy tại điều 29 Thông tư số 39/2014/TT-BTC. 1. Các trường hợp hủy hóa đơn:

a. Hoá đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa.

Trung tâm kế toán thực hành Tại hà đông

b. Tổ chức, hộ, cá nhân có hoá đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện huỷ hoá đơn.

– Thời hạn huỷ hoá đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.

– Nếu cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng, DN phải hủy hóa đơn, chậm nhất là mười (10) ngày.


c. Các trường hợp có thông báo DN nghiệp rủi ro cao về thuế: bị khóa MST thì sẽ nằm trong danh sách theo dõi: bỏ địa điểm kinh doanh, nợ thuế quá nhiều hoặc quá lâu mà không nộp, hoặc không nộp tờ khai thuế quá lâu => cho là bỏ trốn và ra quyết định cưỡng chế tất cả những hóa đơn về sau của doanh nghiệp sẽ hết hiệu lực sử dụng phải hủy bỏ


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên

d. Trường hợp doanh nghiệp đang áp dụng thuế GTGT trực tiếp sang khấu trừ thuế GTGT hoặc ngược lại thì những hóa đơn không còn tiếp tục sử dụng thì đều phải làm thủ tục hủy


2. Hồ sơ hủy hoá đơn gồm:

– Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;


– Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);


– Biên bản hủy hóa đơn;


Dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận cầu giấy

– Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).


*Chú ý:


– Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn.


– Riêng Thông báo kết quả hủy hóa đơn được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa đơn.

dịch vụ chữ ký số tại quận long biên
[Read More...]


0 Kê khai thiếu chỉ tiêu 25 trên HTKK



–Khi kê khai thuế kế toán nhầm lẫn => kê khai thiếu, sót chỉ tiêu [25] của tờ khai thuế GTGT được khấu trừ?


–Cách xử lý như thế nào? Khắc phụ ra sao? Các bước như thế nào?



***Tình huống:


+ Quý 1 em kê khai thuế GTGT xong em ghi sót chỉ tiêu 25. đã kê khai bổ sung ngay sau đó ( điều chỉnh lần thứ 1)

+ Quý 2 này khi kê khai thì có phải điền vào chỉ tiêu số [38] nữa hay không? hay là đã điều chỉnh bổ sung thì không cần ghi vào chỉ tiêu số 38 là điều chỉnh tăng số thuế được khấu trừ?


***Xử lý tình huống:


+Kê khai thuế GTGT


–Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 tại Điều 10, Khoản 5 quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế như sau:


“a) Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.


……


–Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;”


–Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 tại Điều 10, Khoản 5, Điểm b quy định về hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế như sau:


“b) Hồ sơ khai bổ sung


– Tờ khai thuế của kỳ tính thuế bị sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh;


– Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Thông tư này (trong trường hợp khai bổ sung, điều chỉnh có phát sinh chênh lệch tiền thuế);


– Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh.”


= = >Theo đó: bên bạn kê khai sai thông tin quyết toán thì kê khai KHBS để điều chỉnh trước ngày có biên bản quyết định thanh kiểm tra tại DN, sau ngày có quyết định thanh kiểm tra tại DN thì mọi điều chỉnh không có hiệu lực trừ khi họ ký dời ngày biên bản

Trung tâm kế toán thực hành Tại hà đông


–Nếu phát hiện kê khai sai thì nộp bổ sung lần thứ 2 thì lần cuối cùng là bản nộp chính thức: Ví dụ hạn nộp kê khai thuế quý 1/2017 là ngày 30/04/2017 ngày 15/4/2017 doanh nghiệp nộp tờ khai quý 01/2017 nhưng phát hiện sai nên kế toán nộp lại vào ngày 20/4/2017 vậy bản chính thức sẽ là bản ngày 20/4/2017 bản trước đó ngày 15/4/2017 bị hủy bỏ


–Nếu phát hiện sai tại quý nào thì sẽ khai/nộp bổ sung trực tiếp cho quý đó và giá trị chênh lệch sau khi khai bổ sung sẽ đưa vào để làm tăng giảm tại chỉ tiêu [37]/[38] trên tờ khai kỳ hiện tại. Không được sửa lại chỉ tiêu [22] quý hiện tại phát hiện sai sót theo chỉ tiêu [43] của tờ khai bổ sung

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông


–Note ghi chú kỳ phát hiện kê khai sai có điều chỉnh vào chỉ tiêu [37]/[38]


+Bước 01: lập KHBS quý 01/2015 điền bổ sung vào chỉ tiêu [25] của tờ khai


–Ghi chú rõ ràng nội dung sai sót để sau giải trình thuế quyết toán


–Nhớ ghi chú kỳ phát hiện kê khai sai và điều chỉnh để tránh khi quyết toán thuế cán bộ thuế thường hay hỏi khi kê khai phát hiện sai điều chỉnh kỳ nào? Vì thời gian dài qua nhiều năm mới quyết toán nên chúng ta sẽ rất hay quên


+Bước 2:


**Trường hợp 01: Quý 01/2017 phát sinh thuế GTGT được khấu trừ chỉ tiêu [43] mặc dù kê khai sai thiếu chỉ tiêu [25]


Tại tờ khai chính thức quý 02/2017: chỉ tiêu [22] quý 2 = chỉ tiêu [43] Tờ khai chính thức quý 01/2017 sai giữ nguyên không đổi, tuyệt đối không sửa số dư chuyển sang kỳ hiện tại [22]


Dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận cầu giấy

– Nhập số tiền sai sót kê khai sai [25] vào chỉ tiêu [38] tăng số thuế được khấu trừ tại quý 02/2017


**Trường hợp 02: quý 01/2017 phát sinh thuế GTGT phải nộp chỉ tiêu [40]>0 mặc dù kê khai sai thiếu chỉ tiêu [25] nếu có kê vào cũng vẫn phải nộp


–Tại tờ khai chính thức quý 02/2017: chỉ tiêu [22] quý 2 = chì tiêu [43] = 0


–Không cần điểu chỉnh chỉ tiêu [37], [38] = 0


*Căn cứ tại: Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013.

dịch vụ chữ ký số tại hải dương
[Read More...]


0 Cưỡng chế hoá đơn



 Căn cứ:

– Công văn 1695/TCT-QLN được ban hành vào ngày 22/4/2016 sử dụng hóa đơn lẻ 2016



*Theo đó:

– Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng thì Cục Thuế tiếp tục cho người nộp thuế sử dụng từng hóa đơn lẻ nếu người nộp thuế thực hiện các việc sau:

Trung tâm kế toán thực hành Tại hà đông

– Có văn bản đề nghị sử dụng từng hóa đơn lẻ cho từng lô hàng, hạng mục công trình hoàn thành để có nguồn thanh toán tiền lương công nhân, thanh toán các khoản chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục.

– Có văn bản cam kết thực hiện nộp ngay toàn bộ số thuế phát sinh trên hóa đơn lẻ được sử dụng và nộp một phần tiền thuế nợ ít nhất bằng 15% doanh thu trên hóa đơn được sử dụng.


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên

Nay tăng lên là:


– Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện tiếp tục cho người nộp thuế sử dụng từng hóa đơn lẻ với điều kiện người nộp thuế có văn bản cam kết thực hiện nộp ngay 18% doanh thu trên hóa đơn lẻ được sử dụng vào ngân sách nhà nước.

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận long biên

– Trong một số trường hợp đặc thù thì Cục trưởng Cục Thuế xem xét thực tế để cho phép người nộp thuế đề nghị một lần nhưng được sử dụng nhiều hóa đơn.

– Nếu người nộp thuế vi phạm cam kết thì cơ quan thuế dừng ngay việc sử dụng hóa đơn lẻ của người nộp thuế.

dịch vụ chữ ký số tại quận long biên
[Read More...]


0 Thuế TNDN tạm tính



1. Doanh nghiệp có phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính nữa không? Thủ tục và hồ sơ cần những gì?


2. Nếu nộp chậm tiền thuế TNDN tạm tính so với quyết toán thuế TNDN năm thì mức phạt là bao nhiêu?


3. Việc kê khai và nộp tiền được chế tài ở văn bản pháp lý nào?



*Căn cứ:

–Tại điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC của Bộ tài chính thì kể từ ngày 15/11/2014 (Tức là quý 4/2014): Doanh nghiệp không cần phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa mà chỉ nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý nếu có phát sinh, cụ thể như sau:


Theo đó, các quy định về kê khai thuế GTGT, TNDN đã được thay đổi như sau:


–Về thuế GTGT:

+ Tăng mức doanh thu của năm trước liền kề để xác định đối tượng kê khai thuế theo quý lên thành 50 tỷ đồng trở xuống thay vì 20 tỷ đồng như quy định cũ.

+ Trước đây, người nộp thuế mới bắt đầu sản xuất, kinh doanh thực hiện kê khai thuế theo tháng thì bây giờ thực hiện kê khai thuế theo quý.


– Về thuế TNDN: DN phải thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, và không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý.


= > Thông tư 151 có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2014. Do đó, doanh nghiệp vẫn phải nộp tờ khai tạm tính thuế TNDN quý III/2014.


– Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, Doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số tiền thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.


– Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý. Bắt đầu từ quý 01/2015 trở đi

*Chú ý:


1. Nếu TỔNG số thuế tạm nộp (tức là các quý) thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì DN phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán. Tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.


2. Đối với số thuế TNDN tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà DN chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.


*Ví dụ 1:

– Năm 2015, Công ty TNHH Chu Đình Xinh đã tạm nộp thuế TNDN là 80 triệu đồng.

– Khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán là 110 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng.

=> Như vậy: 20% của số phải nộp theo quyết toán là: 110 x 20% = 22 triệu đồng.

– Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 30 triệu – 22 triệu = 8 triệu đồng.


*Kết luận:

– Công ty phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 30 triệu đồng

– Đồng thời, Công ty bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 8 triệu đồng) tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 (từ ngày 31/1/2016) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu.

– Số thuế chênh lệch còn lại (là 30 – 8 = 22 triệu đồng) mà C ty chậm nộp thì bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1/4/2016) đến ngày thực nộp số thuế này.

– Nếu trong năm 2017, cơ quan thuế thực hiện thanh tra thuế và phát hiện số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế năm 2015 là 160 triệu đồng (tăng 50 triệu đồng so với số thuế phải nộp đã khai trong hồ sơ quyết toán).= > Đối với số thuế tăng thêm qua thanh tra, thì DN bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định, trong đó tiền thuế tăng thêm 50 triệu đồng này sẽ tính tiền chậm nộp (kể từ ngày 1/4/2016 đến ngày thực nộp số thuế này), không tách riêng phần chênh lệch vượt từ 20% trở lên đối với số thuế tăng thêm này.

*Ví dụ 2:

– Năm 2016, Công ty TNHH Chu Đình Xinh đã tạm nộp thuế TNDN là 80 triệu đồng.

– Khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán là 70 triệu đồng.

– Thì số thuế nộp thừa là 10 triệu đồng sẽ được coi như số thuế tạm nộp của năm kế tiếp hoặc được hoàn thuế theo quy định.


1. Doanh nghiệp có phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính nữa không? Thủ tục và hồ sơ cần những gì?


2. Nếu nộp chậm tiền thuế TNDN tạm tính so với quyết toán thuế TNDN năm thì mức phạt là bao nhiêu?


3. Việc kê khai và nộp tiền được chế tài ở văn bản pháp lý nào?


*Căn cứ:

–Tại điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC của Bộ tài chính thì kể từ ngày 15/11/2014 (Tức là quý 4/2014): Doanh nghiệp không cần phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa mà chỉ nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý nếu có phát sinh, cụ thể như sau:


Theo đó, các quy định về kê khai thuế GTGT, TNDN đã được thay đổi như sau:


–Về thuế GTGT:

+ Tăng mức doanh thu của năm trước liền kề để xác định đối tượng kê khai thuế theo quý lên thành 50 tỷ đồng trở xuống thay vì 20 tỷ đồng như quy định cũ.

+ Trước đây, người nộp thuế mới bắt đầu sản xuất, kinh doanh thực hiện kê khai thuế theo tháng thì bây giờ thực hiện kê khai thuế theo quý.


– Về thuế TNDN: DN phải thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, và không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý.


= > Thông tư 151 có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2014. Do đó, doanh nghiệp vẫn phải nộp tờ khai tạm tính thuế TNDN quý III/2014.

Trung tâm kế toán thực hành Tại bắc ninh


– Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, Doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số tiền thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.


– Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý. Bắt đầu từ quý 01/2015 trở đi

*Chú ý:


1. Nếu TỔNG số thuế tạm nộp (tức là các quý) thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì DN phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán. Tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.


2. Đối với số thuế TNDN tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà DN chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.


*Ví dụ 1:

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông

– Năm 2015, Công ty TNHH Chu Đình Xinh đã tạm nộp thuế TNDN là 80 triệu đồng.

– Khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán là 110 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng.

=> Như vậy: 20% của số phải nộp theo quyết toán là: 110 x 20% = 22 triệu đồng.

– Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 30 triệu – 22 triệu = 8 triệu đồng.


*Kết luận:

– Công ty phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 30 triệu đồng

– Đồng thời, Công ty bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 8 triệu đồng) tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 (từ ngày 31/1/2016) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu.

– Số thuế chênh lệch còn lại (là 30 – 8 = 22 triệu đồng) mà C ty chậm nộp thì bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1/4/2016) đến ngày thực nộp số thuế này.

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận cầu giấy

– Nếu trong năm 2017, cơ quan thuế thực hiện thanh tra thuế và phát hiện số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế năm 2015 là 160 triệu đồng (tăng 50 triệu đồng so với số thuế phải nộp đã khai trong hồ sơ quyết toán).= > Đối với số thuế tăng thêm qua thanh tra, thì DN bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định, trong đó tiền thuế tăng thêm 50 triệu đồng này sẽ tính tiền chậm nộp (kể từ ngày 1/4/2016 đến ngày thực nộp số thuế này), không tách riêng phần chênh lệch vượt từ 20% trở lên đối với số thuế tăng thêm này.

*Ví dụ 2:

– Năm 2016, Công ty TNHH Chu Đình Xinh đã tạm nộp thuế TNDN là 80 triệu đồng.

– Khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán là 70 triệu đồng.

– Thì số thuế nộp thừa là 10 triệu đồng sẽ được coi như số thuế tạm nộp của năm kế tiếp hoặc được hoàn thuế theo quy định.

dịch vụ chữ ký số tại quận long biên
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page