Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30-9-2014 phương án xử lý nợ xấu qua Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam theo cơ chế thị trường, không trực tiếp sử dụng tiền từ ngân sách Nhà nước



Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng
Trong thời gian qua, việc xử lý nợ xấu hiệu quả chưa cao.

Đó là một trong những chỉ đạo của Chính phủ với Ngân hàng Nhà nước tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 vừa được ban hành ngày 4-9-2014.

Theo đó, Nghị quyết đánh giá, hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn. Tổng cầu của nền kinh tế còn yếu, tăng trưởng tín dụng đạt thấp, xử lý nợ xấu hiệu quả chưa cao. Tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng thương mại còn chậm.

dich vu ke toan thue tron goi gia re tai tay ho
Do đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng nhà nước điều hành quyết liệt để tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu đề ra. Điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết mặt bằng lãi suất thị trường ở mức hợp lý. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xử lý nợ xấu; chủ động phân tích, đánh giá những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt về cơ chế, chính sách xử lý nợ xấu và đề xuất các giải pháp tháo gỡ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước xây dựng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý nợ xấu qua Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam theo cơ chế thị trường, không trực tiếp sử dụng tiền từ ngân sách Nhà nước; đồng thời, nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 53/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam nhằm tăng cường năng lực của tổ chức này trong nợ xấu.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện cơ cấu lại các ngân hàng thương mại theo lộ trình Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015.
lop hoc ke toan tong hop thuc hanh tai hai phong
Nguồn Báo Hải Quan
[Read More...]


Giải trình với cơ quan thuế về chứng từ ngân hàng



1. Công tác lưu trữ
– In sao kê đầy đủ 12 tháng kèm theo các chứng từ : Giấy báo Nợ, Giấy báo có của Ngân hàng

– Mỗi tháng là một tập kẹp lại của tháng nào ra tháng đó đừng để lẫn lộn giữa các tháng trong năm

– Ủy nhiệm chi thì phô tô để kẹp cùng hóa đơn > 20.000.000 hoặc chuyển khoản đục lỗ lưu thành 01 tệp Acco, thích thì nhích hỏi là có ngay khỏi mất công lục lọi

– Phải có đầy đủ sổ phụ theo từng tháng gồm có: sổ phụ, giấy báo (nợ, có), chứng từ đi kèm (giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, lệnh chi,…). Có sao kê hàng tháng và năm.

** Chú ý:

– Ủy nhiệm chi nếu mất làm công văn xin sao y trích lục với ngân hàng giao dịch xin lại => ngân hàng sẽ tính phí

– Khi giải trình thanh kiểm tra thuế nếu mất UNC thì các bạn lấy sao kê ngân hàng và giấy báo Nợ để giải trình và xin thời gian để xin trích lục với ngân hàng

2. Công tác sổ sách
– Kiểm tra sổ 112 với số phụ ngân hàng, số dư hàng tháng và số dư cuối năm khớp với số dư cuối năm trên sổ phụ Ngân hàng hay không? Đối chiếu kiểm tra kỹ hàng tháng của năm tài chính

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quảng ninh – Sổ phụ file cứng do ngân hàng in ra hàng tháng trong năm và file mềm kết xuất từ Internet Banking. Công ty nào chưa đăng ký thì nên đăng ký, để kiểm tra cho dễ, ko cần phải tìm tới tìm lui trong đống sổ phụ. Việc tra cứu nhanh gọn lẹ nếu khi cần tra cứu thì cũng nhanh ko phải chạy tới lui lên ngân hàng, hoặc trong công việc sếp hay hỏi những khoản chuyển tiền đi và về mà cuối tháng mới lấy được sổ phận rất bất tiện, đôi khi công nợ khách hàng chuyển tiền rùi kế toán cũng sẽ ko thể biết mà chỉ sếp biết đơn giản tiền đi hay vào sếp đều được gửi tin nhắn qua điện thoại còn bạn sẽ là người chậm thông tin

– Kiểm tra kỹ lại hoạch toán kế toán các nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền, vì trên sao kê ngân hàng ghi đôi khi không rõ ràng kế toán thường hoạch toán râu ông này cắm cằm bà kia, công nợ của khách hàng này lộn công nợ với khách hàng khác

– Việc hạch toán căn cứ vào UNC hoặc giấy báo nợ, giấy báo có nếu chỉ căn cứ sao kê ngân hàng bạn sẽ bị lộn vì trên sao kê nhiều ngân hàng gộp luôn chi phí chuyển tiền vào đấy => cuối năm bạn dôi ra 1 khoản chênh lệch công nợ: ví dụ chuyển tiền thanh toán công nợ công ty A UNC : 50.000.000 nhưng trên sao kê lại là: 50.011.000 thực ra 11.000 là phí ngân hàng

3. Các hình thức chuyển khoản để đúng luật thuế
– Các lưu ý đối với hóa đơn đầu vào > 20.000.000

– Bên Mua và bên bán Phải đăng ký tài khoản sử dụng với cơ quan thuế

– Các trường hợp chuyển khoản giữa bên Mua và bên Bán

+ Bên Mua Nộp thẳng tiền vào tài khoản bên Bán = Giấy nộp tiền => Không hợp lệ

+ Bên Mua Dùng Ủy nhiệm chi thanh toán sang tài khoản giám đốc hoặc cá nhân Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ

+ Bên Mua Dùng tài khoản giám đốc cty thanh toán sang tài khoản giám đốc hoặc cá nhân Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ

+ Bên Mua Dùng tài khoản giám đốc cty thanh toán sang tài khoản Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ

+ Bên Mua Dùng Ủy nhiệm chi thanh toán từ tài khoản cty Bên Mua thanh toán sang tài khoản Công Ty bên Bán = > Hơp lệ

** Chú ý: nhiều doanh nghiệp mới thành lập do tiết kiệm chi phí nên tự làm kế toán nên không thuê kế toán nên cứ nghĩ cứ nộp tiền vào tài khoản bên bán thì được xem là chuyển khoản thanh toán

4. Những lưu ý về chứng từ ngân hàng
** Trước đây:
Theo Điều 9,Thông tư 156/2013/TT-BTCquy định thời hạn nộp Mẫu 08/MST như sau:

“…Điều 9. Thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký thuế

Đối với người nộp thuế đã được cấp đăng ký thuế nhưng chưa thông báo thông tin về các tài khoản của người nộp thuế đã mở tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng với cơ quan thuế trước thời điểm Nghị định 83/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì phải thông báo bổ sung tại Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này, thời hạn chậm nhất ngày 31 tháng 12 năm 2013.

Dich vu lam bao cao tai chinh tai quan thu duc Người nộp thuế trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi có thay đổi, bổ sung số tài khoản tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thì phải thông báo cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày phát sinh sự thay đổi tại Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này (thay thế Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế)…“

** Hiện nay:
Theo nghị định 78/2015/NĐ-CP, ban hành ngày 14/09/2015 Điều 53. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quy định các thông tin thay đổi đăng ký thuế như:địa chỉ nhận thông báo thuế,đăng ký thông tin tài khoản ngân hàng… thì doanh nghiệp làm theo mẫu và nộp tại Sở kế hoạch đầu tư chứ không nộp theo mẫu 08/MST tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp như trước đây. Quy định này có hiệu lực từ 01/12/2015.

** Chú ý: Hiện nay một số chi cục thuế các quận huyện không còn nhận mẫu 08 của doanh nghiệp. Thay vào đó, doanh nghiệp phải làm mẫu PL I-15 nộp cho Sở Kế Hoạch và Đầu Tư.
Doanh nghiệp phải làm mẫu PL I-15 nộp cho Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thay cho mẫu củ 08/MST

** Mức phạt chậm nộp Mẫu 08/MST
Theo Điều 7 Thông tư số 166/2013/TT-BTCngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định về mức phạt chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế như sau:

“…Điều 7. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định:

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.

2. Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).

3. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế quá thời hạn quy định trên 30 ngày.

b) Không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế.

c) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp…”

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại cần thơ Theo Chu Đình Xinh
[Read More...]


Tìm hiểu nguyên tắc kế toán các khoản phải thu, phải trả trong doanh nghiệp



Nhân nói về kế toán các khoản phải thu, phải trả, xin kể một mẩu chuyển có thật mà tôi đã từng chứng kiến để chúng ta cùng suy ngẫm và phân tích.

Học kế toán tổng hợp thực hànhTại quận 3
Mấy tháng trước, tôi đến phòng tài vụ của một cơ quan, ở đây đang diễn ra cuộc bàn giao giữa hai kế toán trưởng. Họ đang tranh cãi khá gay gắt và chưa thống nhất được số liệu bàn giao. Một chuyên gia phần mềm vừa được mời đến đang thực hiện việc cài đặt lại phần mềm kế toán với yêu cầu của người nhận bàn giao: phải bù trừ số dư nợ và dư có của của các tài khoản phải thu, phải trả trước khi lập báo cáo tài chính. Nguyên trưởng phòng kế toán buộc lòng phải làm để bàn giao cho xong mà chuyển công tác nhưng vẫn ấm ức lắm. Thoáng thấy tôi, cả hai mừng lắm. Họ kéo tôi vào nhờ làm trọng tài cho cuộc bàn giao đầy tranh cãi. Sau khi nghe thuật lại toàn bộ câu chuyện, tôi thoáng thấy buồn cho cả hai và càng buồn hơn cho chuyên gia phần mềm. Tôi đề nghị cùng mở sách lý thuyết và thực hành kế toán tài chính. Không biết nói thế nào để cả hai cùng thông khi mà giữa họ đang rất bất đồng quan điểm. Và cũng thật là may mắn, tôi vụt nhớ ra hôm qua tôi đi giảng nghiệp vụ về nên trong cốp xe của tôi vẫn đang để một số giáo trình. Và thế là không chỉ nói suông mà nói có sách luôn. Tôi giở ra và đề nghị cả hai cùng đọc to, đọc kỹ dòng chữ in nghiêng trong cuốn sách: Căn cứ vào số dư chi tiết bên Nợ (hoặc bên Có) của các tài khoản phải thu, phải trả để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán mà tuyệt đối không được bù trừ số dư giữa hai bên Nợ, Có với nhau. Đó là khoa học, cứ suy ngẫm kỹ mà xem. Kế toán trưởng nhận bàn giao có nói thêm rằng: Tôi đã hỏi một người làm ở Bộ Tài chính, đồng chí ấy bảo rằng phải bù trừ số dư Nợ, dư Có của các tài khoản này trước khi lập báo cáo mà. Tôi không rõ kế toán trưởng nhận bàn giao nói có đúng không hay chỉ chống chế để gỡ cho sự đòi hỏi vô lý của mình khi cứ nằng nặc đòi sửa lại báo cáo tài chính, điều chỉnh lại chương trình phần mềm kế toán. Nhưng còn nếu đúng đã hỏi ai đó ở Bộ Tài chính thật thì tôi lại càng thấy buồn hơn nhiều.
Tôi thiết nghĩ, việc thống nhất quán triệt nguyên tắc hạch toán và lập báo cáo các khoản phải thu, phải trả là điều tối cần thiết đối với tất cả các cơ quan, đơn vị. Hy vọng đến một ngày không xa, tất cả các đồng chí làm công tác kế toán đều có thể hiểu thấu nhiệm vụ của mình khi thực hiện hạch toán và luôn tự nhủ với chính mình cần quán triệt đầy đủ các nguyên tắc hạch toán kế toán mà chế độ đã quy định.

Để hạch toán các khoản phải thu, phải trả của đơn vị một cách chính xác đòi hỏi kế toán phải nắm vững tình hình hoạt động kinh tế - tài chính của đơn vị mình; theo dõi và phản ánh kịp thời các khoản phát sinh của từng đối tượng phải thu, phải trả. Căn cứ vào các hợp đồng, các chứng từ, cam kết thanh toán… để kế toán thực hiện phản ánh các khoản phải thu, phải trả trong kỳ kế toán. Việc hạch toán cần quán triệt các nguyên tắc sau:
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại long biên
Thứ nhất là phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán được kịp thời.
Thứ hai là phải kiểm tra, đối chiếu theo định kỳ hoặc cuối mỗi niên độ từng khoản phải thu, phải trả phát sinh, số đã thu, đã trả; số còn phải thu, phải trả; đặc biệt là đối với các đối tượng có quan hệ giao dịch, mua bán thường xuyên, có số dư phải thu, phải trả lơn.
Sở dĩ, cuối mỗi niên độ, thậm chí cuối mỗi kỳ kế toán bộ phận kế toán công nợ phải tiến hành đối chiếu các khoản phải thu phải trả với từng đối tượng để tránh sự nhầm lẫn, đồng thời, kịp thời phát hiện những sai sót để sửa chữa. Mặt khác, đó cũng là việc làm cần thiết để lập được bộ chứng từ thanh toán công nợ hoàn chỉnh.
Thứ ba là đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ cần phải theo dõi cả về nguyên tệ và quy đối theo đồng tiền Việt Nam. Cuối mỗi kỳ đều phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá hối đoái thực tế.
Thứ tư là phải chi tiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật đối với các khoản nợ bằng vàng, bạc, đã quý. Cuối kỳ, phải điều chỉnh số dư theo giá thực tế.
Thứ năm là phải phân loại các khoản nợ phải thu, phải trả theo thời gian thanh toán cũng như theo từng đối tượng để có biện pháp thu hồi hay thanh toán.
Thứ sáu là phải căn cứ vào số dư chi tiết bên Nợ (hoặc bên Có) của các tài khoản phải thu, phải trả để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên bẳng cân đối kế toán mà tuyệt đối không được bù trừ số dư giữa hai bên Nợ, Có với nhau.
Đó là những nguyên tắc rất khoa học mà người làm công tác kế toán cần phải quán triệt khi quản lý và hạch toán các khoản phải thu, phải trả. Bởi lẽ tổng số dư chi tiết các khoản phải thu và tổng số dư chi tiết các khoản phải trả là số liệu phản ánh tổng số tiền mà đơn vị còn phải thu của khách hàng hay còn phải trả cho khách hàng tính đến thời điểm lập báo cáo. Đương nhiên, các số phải thu, phải trả này là của những đối tượng khác nhau và họ đều chưa có sự chấp thuận bù trừ cho nhau. Bởi nếu như có thoả thuận bù trừ của các đối tượng phải thu, phải trả với nhau thì kế toán đã căn cứ biên bản thoả thuận đó để thực hiện hạch toán vù trừ trong quá trình hạch toán rồi. Nếu tự ý thực hiện bù trừ khi lập báo cáo tài chính thì người đọc sẽ không thể hiểu được chính xác tổng số nợ phải thu hoặc phải trả phản ánh trên báo cáo tài chính khi đã bù trừ là số thực tế phải thu, phải trả của đơn vị.
Theo Tạp chí Kế toán
  lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại đống đa
[Read More...]


Những điểm mới về thủ tục hoàn thuế TNCN năm 2016



Thủ tục hoàn thuế Thu nhập cá nhân năm 2016 có những điểm gì nổi bật và cần lưu ý? Bạn đọc cùng Kế toán Hà Nọi tìm hiểu qua nội dung bài chia sẻ dưới đây nhé:

Cuối năm, khi quyết toán thuế Thu nhập cá nhân mà người lao động có số thuế Thu nhập cá nhân nộp thừa trong năm có thể được bù trừ sang kỳ sau hoặc được hoàn thuế Thu nhập cá nhân.

1. Điều kiện hoàn thuế Thu nhập cá nhân
Điều kiện hoàn thuế Thu nhập cá nhân theo quy định tại Điều 23 Thông tư 92/2015/TT-BTC

– Cá nhân phải có Mã số thuế cá nhân tại thời điểm đề nghị hoàn thuế

– Cá nhân có số thuế Thu nhập cá nhân nộp thừa trong năm

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận 5
– Các cá nhân không bù trừ với số thuế Thu nhập cá nhân phải nộp kỳ tiếp theo.

– Đối với đơn vị chi trả thu nhập thực hiện quyết toán thuế Thu nhập cá nhân thay cho cá nhân bù trừ số thuế giữa các cá nhân, nếu còn số thuế nộp thừa thì nộp hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan thuế.

– Nếu cá nhân uỷ quyền cho đơn vị chi trả quyết toán, việc hoàn thuế được thực hiện qua đơn vị chi trả.

– Với những cá nhân không uỷ quyền cho đơn vị chi trả quyết toán, thì trực tiếp làm thủ tục hoàn thuế với cơ quan thuế, có thể chọn hoàn thuế Thu nhập cá nhân hoặc bù trừ vào kỳ sau.

2. Công thức tính thuế Thu nhập cá nhân được hoàn
Số thuế Thu nhập cá nhân được hoàn được tính theo công thức sau:

Số thuế Thu nhập cá nhân được hoàn = Tổng số thuế Thu nhập cá nhân tạm nộp trong năm – Số thuế Thu nhập cá nhân phải nộp theo quyết toán.

Ví dụ: Năm 2015, tổng số thuế Thu nhập cá nhân mà chị Hoa đã tạm nộp là 10 triệu đồng. Khi quyết toán thuế, Số thuế Thu nhập cá nhân mà chị Hoa phải nộp năm 2015 là 8.600.000 đồng.

Như vậy, chị Hoa sẽ được hoàn lại phần thuế Thu nhập cá nhân đã nộp thừa trong năm 2015 là: 10.000.000 – 8.600.000 = 1.400.000 (đồng)

Bạn đang xem bài viết: Quy Định Mới Về Thủ tục hoàn thuế Thu nhập cá nhân mới nhất năm 2016

3. Hồ sơ hoàn thuế Thu nhập cá nhân
Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân được quy định tại điều 23 Thông tư 92/2015/TT-BTC

a. Trường hợp cá nhân trực tiếp quyết toán thuế Thu nhập cá nhân với cơ quan thuế.

– Không phải nộp hồ sơ hoàn thuế

– Khi lập mẫu 02/QTT-Thu nhập cá nhân, điền số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu [47] – “Số thuế hoàn trả vào tài khoản NNT” hoặc chỉ tiêu [49] – “Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau”

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên
b. Trường hợp các nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán có nhu cầu hoàn thuế Thu nhập cá nhân.

– Không phải nộp hồ sơ hoàn thuế

– Khi lập mẫu 13/KK-Thu nhập cá nhân, điền số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu [31] – “Số thuế hoàn trả vào tài khoản NNT” hoặc chỉ tiêu [33] – “Số thuế bù trừ vào kỳ sau”

c. Trường hợp doanh nghiệp chi trả được ủy quyền quyết toán thuế Thu nhập cá nhân của các cá nhân có thu nhập trong đơn vị.

– Phải nộp hồ sơ hoàn thuế Thu nhập cá nhân cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý

– Bộ hồ sơ hoàn thuế Thu nhập cá nhân bao gồm:

+ Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT – BTC

+ Bản chụp các chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.

4. Thời hạn nộp hồ sơ và thời hạn giải quyết hoàn thuế Thu nhập cá nhân
– Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế Thu nhập cá nhân: thông thường cùng với thời hạn quyết toán thuế Thu nhập cá nhân (90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính).

– Thời hạn giải quyết hoàn thuế Thu nhập cá nhân: quy định tại khoản 3 điều 58 thông tư 156/2013/TT-BTC: Muộn nhất sau 06 ngày, cơ quan thuế phải giải quyết thủ tục hoàn thuế Thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thái bình
[Read More...]


Tin tức thuế: phải tính chậm nộp tiền thuế chênh lệch tăng với khoản đảm bảo



 Tổng cục Hải quan cho biết, việc xác định và tính chậm nộp đối với khoản đảm bảo bằng hình thức đặt cọc, thực hiện theo công văn hướng dẫn số 4374/TCHQ-TXNK ngày 1-8-2013.

Đối với việc tính chậm nộp tiền thuế chênh lệch tăng với khoản đảm bảo cần căn cứ vào điểm a Khoản 6 Điều 20, Khoản 1 Điều 28 và Điều 131 Thông tư 128/2013/TT-BTC, theo đó:

Các tờ khai hải quan đăng ký kể từ ngày 1-7-2013, cơ quan hải quan ấn định số tiền thuế phải nộp, thì thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định là ngày đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp là hàng hóa kinh doanh tạm nhập – tái xuất thì thời hạn nộp thuế đối với số thuế ấn định là ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Đối với hàng hóa khác, thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định là ngày thông quan hoặc giải phóng hàng.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh xuân
Số tiền thuế chênh lệch tăng (nếu có) sau khi có kết quả xác định giá, giám định, phân tích phân loại người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 32 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 và hướng dẫn tại Điều 131 Thông tư này.

Người nộp thuế nộp tiền chậm nộp trong các trường hợp: Nộp tiền thuế chậm so với thời hạn quy định, thời hạn được gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo, trong quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan hải quan và văn bản xử lý về thuế của cơ quan có thẩm quyền.

Theo quy định dẫn trên, trường hợp hàng hóa NK thuộc diện phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng và phải xác định trị giá tính thuế, sau khi có kết quả xác định giá cơ quan Hải quan ấn định thuế, nếu phát sinh số tiền thuế chênh lệch tăng với khoản đảm bảo thì số tiền thuế chênh lệch tăng phải tính tiền chậm nộp kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày thực nộp thuế. lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng
[Read More...]


Mức lương tối thiểu vùng mới nhất hiện nay



Từ 1/1/2018, mức lương tối thiểu vùng có nhiều sự thay đổi. Bài viết này, Ánh sẽ gửi các bạn thông tin về mức lương tối thiểu vùng năm 2018 được quy định tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Nghị định 141/2017/NĐ-CP được ban hàng ngày 07/12/2017 Thay thế nghị định 153/2016/NĐ-CP và có hiệu lực thi hành từ ngày 25/01/2018.


Ánh nhận thấy Nghị định 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương cơ bản năm 2018 áp dụng từ ngày 01/01/2018 có một số điểm mới đáng chú ý như sau:

Tăng mức lương tổi thiểu vùng 6,5% so với mức lương tối thiểu vùng năm 2017 (tăng từ 180 đến 230 nghìn đồng).
Thực hiện điều chỉnh phân vùng đối với một số huyện, thị xã như sau:
+ Thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai được điều chỉnh từ vùng II lên vùng I;

+ Huyện Thống nhất thuộc tỉnh Đồng Nai, Huyện Thủ Thừa tỉnh Long An, Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam được điều chỉnh từ vùng III lên vùng II.

Nghiên cứu nghị định 141/2017/NĐ-CP, các bạn cần nắm được các nội dung liên quan sau đến mức lương tối thiểu vùng nhé:

1. Hiểu rõ mức lương tối thiểu vùng là gì?

Mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

+ Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất.

+ Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.

* Lưu ý: Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:

1) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo

2) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật giáo dục năm 1998 và Luật giáo dục năm 2005
dich vu ke toan thue tron goi gia re tai thanh xuan
3) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật dạy nghề

4) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật việc làm

5) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp

6) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật giáo dục đại học

7) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài

8) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

(Theo điều 5 của nghị định 141/2017/NĐ-CP)

2, Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Bao gồm:

+  Người lao động: Là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động (Quy định theo Bộ luật Lao Động)

+ Doanh nghiệp, gồm:

- Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động (Quy định theo Luật Doanh Nghiệp)

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

-  Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp Điều Ước Quốc Tế mà Việt Nam tham gia có quy định khác với quy định của Nghị Định này)

Trung tâm dạy kế toán thực hành Tại nguyễn chính thanh đống đa
3. Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 được quy định tại điều 3 của nghị định 141/2017/NĐ-CP:

Sau khi đã rõ những đối tượng nào áp dụng Nghị Định này, mình tiếp tục tìm hiểu vào vấn đề được quan tâm nhất là mức lương tối thiểu vùng được quy định như nào và thay đổi ra sao.

Vùng
Mức lương tối thiểu vùng năm 2018
Mức lương tối thiểu vùng năm 2017
Tỷ lệ tăng so với năm 2017
Mức lương tăng so với năm 2017
Vùng 1
3.980.000 đồng/tháng
3.750.000 đồng/tháng
6,1%
Tăng 230.000 đồng
Vùng 2
3.530.000 đồng/tháng
3.320.000 đồng/tháng
6,3%
Tăng 210.000 đồng
Vùng 3
3.090.000 đồng/tháng
2.900.000 đồng/tháng
6,6%
Tăng 190.000 đồng
Vùng 4
2.760.000 đồng/tháng
2.580.000 đồng/tháng
7,0%
Tăng 180.000 đồng

Theo Nghị Định 141/2017/NĐ-CP
Theo NĐ 152/2016/NĐ-CP



Áp dụng kể từ ngày 01/01/2018
Áp dụng kể từ ngày 01/01/2017



Áp dụng kể từ ngày 01/01/2018




lop hoc ke toan tong hop thuc hanh tai vinh nghe an
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page