Hải quan Tây Ninh chuẩn bị tốt triển khai VNACCS/VCIS



Theo kế hoạch, ngày 29-5, Cục Hải quan Tây Ninh sẽ chính thức vận hành Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS. Những ngày này, cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã hoàn tất những công việc cuối cùng nhằm đảm bảo triển khai thành công, hiệu quả Hệ thống.

Hải quan Tây Ninh tập huấn VNACCS/VCIS cho doanh nghiệp.

Đến nay, việc chuyển đổi hệ thống kế toán thuế (KT559) về mô hình xử lí tập trung và chuyển đổi hệ thống thông quan điện tử tập trung (e-Customs) tại Cục Hải quan Tây Ninh cơ bản đã hoàn thành. Cục Hải quan Tây Ninh cũng đã hoàn thành việc hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp cài đặt phần mềm đầu cuối tại doanh nghiệp. Theo đó, 100% doanh nghiệp kí cam kết tham gia vận hành hệ thống đều được cài đặt, đăng kí người sử dụng Hệ thống. Cục Hải quan Tây Ninh cũng đã thành lập Tổ công tác nhằm hỗ trợ người sử dụng trước, trong và sau khi triển khai Hệ thống.

Bên cạnh đó, Cục Hải quan Tây Ninh đã thông báo và tuyên truyền cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn triển khai áp dụng chữ ký số trong thủ tục hải quan điện tử. Đến nay, 100% doanh nghiệp đăng kí tham gia chính thức Hệ thống VNACCS/VCIS đã áp dụng chữ ký số trong khai báo hải quan điện tử.

Để chuẩn bị tốt cho việc triển khai chính thức VNACCS/VCIS ,Cục Hải quan Tây Ninh đã phối hợp với Trường Hải quan Việt Nam tổ chức lớp đào tạo về Thông tư 22/2014/TT-BTC ngày 14-2-2014 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại và Quyết định 988/QĐ-TCHQ ngày 28-3-2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định quy trình thủ tục hải quan điện tử thực hiện theo Thông tư 22/2014/TT-BTC; thực hành khai hải quan điện tử trên Hệ thống VNACCS/VCIS cho CBCC và các doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu trên địa bàn. Qua đó, nhiều vướng mắc phát sinh liên quan đến quy trình nghiệp vụ trên Hệ thống VNACCS/VCIS của cả công chức hải quan và doanh nghiệp đã được giải đáp, hướng dẫn kịp thời.

Lớp học kế toán thực hành tại Hải Phòng Tại các chi cục như Hải quan cửa khẩu Mộc Bài, Hải quan KCN Trảng Bảng… bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tham gia Hệ thống, lãnh đạo các chi cục đã phân công từng CBCC theo dõi, quản lý, hướng dẫn doanh nghiệp và triển khai hướng dẫn thực hành trực tiếp cho doanh nghiệp tham gia chạy thử Hệ thống VNACCS theo hình thức “cầm tay chỉ việc”, nhằm giúp doanh nghiệp nắm rõ các thao tác thực hiện, tránh được những sai sót khi thực hiện chính thức.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông Ngoài ra, Cục trưởng Cục Hải quan Tây Ninh cũng đã yêu cầu các đơn vị đảm bảo việc chuyển đổi dữ liệu từ các hệ thống thông tin phân tán lên hệ thống thông tin tập trung tại Tổng cục Hải quan đúng thời gian và toàn vẹn dữ liệu. Trong quá trình triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS không làm ảnh hưởng, gián đoạn hoạt động quản lý hải quan, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trên địa bàn Cục quản lý.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hà Đông Nguồn Báo Hải Quan

[Read More...]


NHNN sẵn sàng can thiệp thị trường vàng



Nếu thị trường giá vàng vẫn có những dao động, NHNN luôn sẵn sàng và có đủ lượng vàng bán can thiệp mạnh, trên quy mô lớn khi cần thiết, để đảm bảo ổn định thị trường vàng trong nước. Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định điều này trong bản tin vừa phát trên website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Giá tăng do yếu tố tâm lý

Theo ông Đào Minh Tú, trong những ngày cuối tuần 22-24/5, giá vàng trong nước có dấu hiệu tăng. Tuy nhiên, qua theo dõi, phân tích các thông tin thị trường, NHNN không thấy có các nguyên nhân về biến động giá vàng trên thế giới, về cung cầu vàng trên thị trường,…



Do đó, NHNN khẳng định những biến động của giá vàng trên thị trường trong nước thời gian qua chủ yếu do yếu tố tâm lý và lợi dụng yếu tố tâm lý bị tác động bởi sự kiện bất ổn trên biển Đông, có thể đã có các yếu tố đầu cơ làm giá hoặc kích động tâm lý đẩy giá vàng lên cao.

Thực tế, trong những tháng đầu năm 2014, thị trường vàng trong nước khá ổn định, giá vàng trong nước có những dao động phù hợp với giá vàng quốc tế và phù hợp cung cầu vàng trên thị trường. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đã được thu hẹp khá nhiều có lúc xuống khoảng 1 triệu.

NHNN sẵn sàng can thiệp

Tuy nhiên, trong mấy ngày qua, giá vàng trên thị trường trong nước có biến động tăng. Để bảo đảm ổn định giá vàng trong nước, NHNN cho rằng, vấn đề quan trọng nhất là phải có thông điệp kịp thời và đầy đủ đến người dân.
Lớp học kế toán thực hành tại Hải Phòng
“Chính vì vậy, NHNN áp dụng nhiều kênh thông tin để giải thích và khuyến cáo người dân nên thận trọng khi quyết định mua, bán để tránh các thiệt hại không đáng có vì những yếu tố tâm lý hoặc bị kích động bởi một số đối tượng kinh doanh cơ hội”, ông Tú nói.

Theo ông Đào Minh Tú, diễn biến thị trường trong những ngày gần đây cho thấy nhận định và phân tích thị trường của NHNN là đúng đắn, trên cơ sở đó, các biện pháp đưa ra là vừa đủ, kịp thời và đã phát huy hiệu quả.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông Thực tế, thị trường đã tự điều chỉnh và dần trở lại trạng thái cân bằng hơn. Khối lượng giao dịch trên thị trường đang giảm dần và giá vàng trên thị trường trong nước trong mấy ngày gần đây đã điều chỉnh giảm từ 800-900.000 đồng/lượng so với đầu tuần trong bối cảnh giá vàng trên thị trường quốc tế vẫn ổn định trong biên độ hẹp. Tuy nhiên, đến ngày 23/5 và 24/5, giá vàng có dấu hiệu tăng nhẹ.

Hiện NHNN vẫn theo dõi sát thị trường. “Nếu trên thị trường, giá vàng vẫn có những dao động, NHNN luôn sẵn sàng và có đủ lượng vàng bán can thiệp mạnh, trên quy mô lớn khi cần thiết để đảm bảo ổn định thị trường vàng trong nước”, ông Đào Minh Tú khẳng định.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Long Biên Nguồn Thuế Nhà Nước

[Read More...]


Điều gì đang hấp dẫn nhà đầu tư ngoại?



Trái ngược với động thái ồ ạt bán ra của nhà đầu tư trong nước thì các nhà đầu tư nước ngoại tranh thủ mua vào. Tính đến thời điểm 2 tuần gần đây, họ đã giải ngân vào thị trường hơn 1.500 tỷ đồng.

610 điểm - mức đỉnh của chỉ số Vn-Index đã nhanh chóng bị phá vỡ khi mất gần 100 điểm về lại mốc thấp nhất từ đầu năm chỉ trong vòng 1 tháng. Hầu hết cổ phiếu trên sàn đều giảm giá, mức giảm trung bình từ 25-30%, thậm chí là 70% so với mức giá đỉnh của năm ngoái. Giá rẻ chính là sức hấp dẫn nhất với các nhà đầu tư nước ngoài thời điểm này.

Ông Phạm Ngọc Bích, Quỹ Vietnam Holding cho rằng: “Đây là cơ hội để giải ngân thêm vì giá rất rẻ, cách đây 3 tháng đua nhau mua cổ phiếu đắt, bây giờ ít người mua nhưng giá thấp nên đây sẽ là cơ hội để mua”.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại từ liêm Thị trường xuống dốc không phanh thế nhưng đã 17 phiên liên tiếp khối ngoại vẫn kiên trì giải ngân, có những phiên họ mua vào hơn 300 tỷ đồng.

Quỹ PXP - quỹ ngoại quy mô lớn thời gian qua cũng đã giải ngân hết vào thị trường Việt Nam và họ sẽ tiếp tục duy trì kế hoạch này vào thời gian tới. Bên cạnh yếu tố giá rẻ, Giám đốc Quỹ đầu tưPXPAsset Management, ông Kevin Snowball cũng tỏ ra lạc quan khi cho rằng, hệ số P/E (hệ số giá trên lợi nhuận trung bình) vào khoảng 12,5 của cổ phiếu Việt Nam là rất hấp dẫn.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hà đông Ông Kevin Snowball nói: “Tôi nghĩ các nhà đầu tư nước ngoài có tầm nhìn dài hạn đều tin tưởng rằng vấn đề bất ổn của Việt Nam sẽ không diễn ra lâu dài, nên đây là một thời điểm hiếm có để mua vào với giá thấp hơn thường lệ. Chúng tôi đang lên kế hoạch vài tuần tới huy động thêm tiền vốn để giải ngân vào thị trường. Nhìn chung dựa trên những yếu tố cơ bản thì thị trường của Việt Nam đang khá rẻ và có mức định giá thấp khá hấp dẫn”.

Mới đây, kênh truyền hình CNBC có tiếng của Mỹ cũng đưa ra nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam đã quét sạch số điểm tăng được từ đầu năm, tuy nhiên lại đang là cơ hội tốt để các nhà đầu tư mua vào.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Ba Đình Nguồn Diễn Đàn Doanh Nghiệp
[Read More...]


Ngân hàng Việt Nam: Cơ hội từ phân khúc bán lẻ



Được xem là một xu hướng tất yếu, hầu hết các ngân hàng VN trong mấy năm thực hiện tái cơ cấu trở lại đây, đều xác định phát triển mô hình ngân hàng bán lẻ. Điều đáng ngạc nhiên là mặc dù đi sau, phát triển muộn, nhưng các tín hiệu từ phía khách hàng trên thị trường ngân hàng Việt, lại gần như khá tương đồng với thị trường quốc tế.

Vietcombank vừa được trao giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2014”
do tạp chí The ASEAN BANKER trao tặng

Nhu cầu của khách hàng có đủ động lực tạo sự đột phá bất ngờ cho thị trường ngân hàng bán lẻ VN? Hay đó cũng sẽ là một yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện nhanh hơn của các yếu tố cạnh tranh và thanh lọc các mô hình bán lẻ ngân hàng một cách triệt để?

Công nghệ: Đã đủ?

Theo Báo cáo khảo sát ngân hàng bán lẻ toàn cầu 2014 của của Tập đoàn Kiểm toán Ernst & Young (EY), tại VN, khách hàng đang có sự phụ thuộc khá nhiều vào mạng lưới ATM và lượng người sử dụng Internet Banking là khá lớn.

Nếu như khách hàng phụ thuộc mạng lưới ATM sẽ là “nỗi đau khổ” của các nhà băng Việt vì đây là dịch vụ chưa mang lại nhiều giá trị gia tăng trong khi chi phí đầu tư lớn, thì việc sử dụng trực tuyến/ internet như một kênh giao thường xuyên hàng ngày và mỗi tuần với tỷ lệ xấp xỉ toàn cầu (19% sử dụng giao dịch hàng ngày và 31% sử dụng giao dịch hàng tuần so với 20% sử dụng giao dịch hàng ngày và 37% sử dụng giao dịch hàng tuần trên toàn cầu) lại cho thấy cơ hội của các nhà băng có sự nhanh nhạy về đầu tư công nghệ, xác định và phát triển sản phẩm/ dịch vụ đúng đối tượng được định vị, sẽ có thể giúp họ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, giành được ưu thế, tín nhiệm với khách hàng.

Theo ông Keith Pogson - Lãnh đạo phụ trách Dịch vụ Tài chính Ngân hàng, Ernst & Young khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, điều đó cũng phản ánh rằng VN đang có sự tương đồng với toàn cầu về xu hướng lựa chọn và sử dụng dịch vụ tài chính của khách hàng. Cùng với đó, khả năng sáng tạo – đưa được những ý tưởng mới vào những sản phẩm, dịch vụ mới có tính thiết thực mà vẫn đáp ứng được các nhu cầu ngân hàng cơ bản, đảm bảo sự bảo mật, thuận tiện, tin tưởng sẽ đi đến tăng mức độ hài lòng của khách hàng.

Điều đáng tiếc là cho đến thời điểm hiện nay, sự khác biệt của các ngân hàng trong phát triển sản phẩm, dịch vụ bán lẻ của các ngân hàng VN vẫn chưa thể hiện được nhiều. Ngay như với một ngân hàng thuộc top lớn nhất Việt Nam là Vietcombank, với thị phần đạt trên 28%, đã xác lập vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực thẻ và các dịch vụ ngân hàng điện tử để khẳng định sự tăng trưởng đột phá trong lĩnh vực cốt lõi - bán lẻ và đã được trao giải thưởng Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2014 từ The Asian Banker, cũng không thực sự có nhiều khác biệt. Ông Jean Paul Votron -CEO của Tập đoàn Dịch vụ Tài chính Hà Lan – Bỉ Foties từng nói rằng “Bán lẻ chính là vấn đề của phân phối”. Vấn đề trọng tâm của Vietcombank dường như nằm ở chỗ chưa chú trọng thực sự khai thác kênh phân phối, bao gồm phân phối thị trường, bán chéo sản phẩm, liên kết tài chính – ngân hàng và thậm chí là bán lẻ xuyên quốc gia.

Báo cáo thường niên 2013 của Vietcombank khẳng định trong năm dịch vụ chuyển tiền kiều hối (dựa trên mạng lưới bán lẻ toàn cầu và công nghệ của các ngân hàng) “tiếp tục là một thế mạnh của Vietcombank với doanh số đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2012”. Nhưng nếu so sánh thành tích của Vietcombank với một số ngân hàng thương mại khác như Sacombank, thì kết quả doanh số chuyển tiền kiều hối của Sacombank rất nhẹ nhàng cũng đạt tới 1,3 tỷ USD. Hay như so với một ngân hàng thương mại có vẻ rất “thấp bé nhẹ cân” nếu đặt lên bàn cùng Vietcombank là Đông Á Bank, thì ngân hàng này đã liên tiếp vượt “thế mạnh” của Vietcombank với thành tích doanh số 1,6 tỷ USD năm 2012, và xấp xỉ tới 2 tỷ USD năm 2013.

Có vẻ như trong số các tiêu chí mà các tổ chức tài chính lớn thường dùng để xác định mức độ thực hiện dịch vụ bán lẻ của một NHTM, thì ngoài Giá trị thương hiệu; Hiệu lực tài chính; Tính bền vững của nguồn thu; Năng lực quản lý rủi ro; Khả năng tạo sản phẩm; Thâm nhập thị trường; Đầu tư vào nguồn nhân lực; Vietcombank dường như do đặt tầm nhìn quá lớn lao về việc “phát triển và mở rộng hoạt động để trở thành Tập đoàn ngân hàng tài chính đa năng có sức ảnh hưởng có sức ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế”, mà lơ là hai tiêu chí quan trọng là tính rõ ràng trong chiến lược và năng lực bán hàng.

“Tập đoàn đa năng”, “ngân hàng đô thị đa năng” dường như đã và đang là những tầm nhìn, định vị quá lớn lao khiến các ngân hàng khó có tính rõ ràng trong chiến lược, từ đó, làm giảm sút năng lực bán hàng. Một “gót chân Asin” ấy mà nhiều ngân hàng Việt hiện tại đang mắc phải, như mắc míu vương vấn chưa dứt được ở… thời quá khứ với kết quả doanh thu rực rỡ chủ yếu đến từ nghiệp vụ huy động ở những năm tăng trưởng tín dụng còn tăng vọt, > 20-30%. Cho dù thời quá khứ đó hiển nhiên cũng đã được các ngân hàng xác định sẽ khó lòng còn quay trở lại!

Cơ hội từ thị trường ngách cho ngân hàng Việt

Cũng theo khảo sát thị trường ngân hàng bán lẻ của Cty Kiểm toán Ernst & Young, mặc dù khách hàng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đều ít quan tâm đến việc sử dụng tư vấn hơn so với khách hàng trên toàn cầu, khoảng một nửa trong số đó thích nhận tư vấn trực tiếp, trực tuyến và qua điện thoại, nhưng điều đáng ngạc nhiên là khách hàng tại VN tại ưa thích sử dụng dịch vụ tư vấn qua dịch vụ Call Center nhất. Ông Keith Pogson nhận xét đây chính là cơ hội để các ngân hàng VN phát triển, khai thác các dịch vụ và có thể mang lại giá trị gia tăng như tư vấn tài chính hoặc giúp khách hàng tìm cách để cải thiện cách thức tiến hành kinh doanh.

Vấn đề là để có thể đổi lấy giá trị gia tăng từ dịch vụ tư vấn tài chính, giúp khách hàng cải thiện tình hình kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu như lập kế hoạch thực hiện mục tiêu tài chính, tiếp cận với các chuyên gia tài chính (số khách hàng cam kết sẽ sẵn sàng trả thêm cho các dịch vụ/ tài khoản tăng thêm nếu được đáp ứng các nhu cầu này tại VN có tỷ lệ rất cao, lần lượt 90% và 91%), thì các ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính phải có đầy đủ nhân sự - con người, những chuyên viên ngân hàng có năng lực tư vấn, giao tiếp, lập kế hoạch đầu tư hiệu quả cũng như khả năng kết nối khách hàng – chuyên gia…

Nhân sự - yếu tố quan trọng nhất để hút khách hàng

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông Khoan nói về trình độ nhân lực và đạo đức kinh doanh, trong giai đoạn vừa qua, cùng với những biến động và xáo trộn từ tái cấu trúc, nhân sự ngành ngân hàng Việt đã xoay chuẩn trong vòng sa thải – tuyển mới, từ ngân hàng này tới ngân hàng khác đến… chóng mặt. Trong khi đó, tính chủ động của khách hàng VN cũng không hề… thua kém và được Ernst & Yong đánh giá là cao nhất khu vực (77% so với 40% của toàn cầu và 43% của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương). Nói cách khác, nếu như các ngân hàng Việt luôn đang trong tình trạng tiếp nhận nhân sự mới đến rồi đi, thì khách hàng Việt cũng sẵn sàng thay đổi nhà cung cấp dịch vụ tài chính mới như… thay áo. Yếu tố truyền thống và cái mới được cạnh tranh “ngang ngửa”.

Ở một góc nhìn khác, ông Đỗ Minh Toàn - Tổng Giám đốc NH ACB, người đã gắn bó với ACB gần 20 năm và nổi tiếng với câu nói “Bạn phải làm đủ lâu nhưng không quá lâu để mắc sai lầm và có đủ thời gian để tự sửa sai” chia sẻ rằng theo quan sát của ông, không hẳn sự thay đổi nhà cung cấp dịch vụ đã thể hiện tính chủ động của khách hàng, mà khách hàng và ngân hàng mới chính là… nạn nhân của các nhân sự ngân hàng. “Nhân viên ngân hàng một khi đổi công việc, đổi ngân hàng, lại kéo khách hàng đi theo mình đến ngân hàng mới”, ông Toàn nói.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh xuân Trong những khảo sát và quan sát ấy, khách hàng chủ động và sẵn sàng chấp nhận cái mới dĩ nhiên là một cơ hội lớn cho những tổ chức quyết liệt cải cách, tái cấu trúc, rõ ràng trong chiến lược bán lẻ ngân hàng. Nhưng nếu khách hàng chủ động chỉ vì… đi theo nhân sự ngân hàng, thì để tạo ưu thế nhằm cạnh tranh giành khách hàng, các ngân hàng chắc chắn khó tránh cuộc chiến giành nhân sự.

Theo đó, nếu chỉ thi triển tái cấu trúc tầm nhìn và cái vỏ quy mô ngân hàng (thường theo cách thức mua bán, sáp nhập), mà không giải quyết được khâu tái cấu trúc đội ngũ nhân sự ngân hàng, hệ thống nhà băng sẽ còn gặp nhiều khó trong cải thiện niềm tin bền vững!
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hà Đông Nguồn Diễn Đàn Doanh Nghiệp

[Read More...]


Hải quan các tỉnh Tây Nguyên: Nỗ lực nuôi dưỡng nguồn thu



Từ đầu năm đến nay, hoạt động XNK tại các tỉnh Tây Nguyên diễn ra khá sôi động, nhờ đó kết quả thu ngân sách tại các đơn vị Hải quan trên địa bàn đạt khả quan.

Công chức Chi cục HQCK Lệ Thanh - Cục Hải quan Gia Lai Kon Tum kiểm tra hàng hóa NK. Ảnh: Đăng Nguyên

Những kết quả khả quan

Tại Cục Hải quan Đắk Lắk, trong những tháng đầu năm 2014, một số dự án thủy điện, chăn nuôi heo giống, dự án nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ – Đắk Nông đang trong giai đoạn hoàn thiện, nên nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị của DN tăng lên. Tuy nhiên, bên cạnh đó, do ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ cho nên một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trên địa bàn lại giảm mạnh về lượng và trị giá.

Cụ thể, cà phê giảm 65.543 tấn, kim ngạch giảm 139 triệu USD; hồ tiêu giảm 2.243 tấn, kim ngạch giảm 15,3 triệu USD; cao su giảm 721 tấn, kim ngạch giảm 2,948 triệu USD. Do đó, tính đến ngày 16-5, tổng kim ngạch XNK tại Cục Hải quan Đắk Lắk đạt trên 447 triệu USD, giảm nhẹ gần 5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số thu ngân sách Nhà nước của đơn vẫn tăng mạnh 109% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 162 tỷ đồng, tương đương gần 70% chỉ tiêu được giao.

Theo Cục Hải quan Đắk Lắk, việc bỏ giấy phép nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Campuchia theo Thông tư số 01/2014/TT-BCT ngày 15-1-2014 của Bộ Công Thương đã tạo thuận lợi hơn cho DN, giúp lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng lên, theo đó tăng số thu thuế Giá trị gia tăng của mặt hàng này. Bên cạnh đó, một số mặt hàng nhập khẩu có tính chất ổn định khác như rượu nguyên liệu, nhà kính, chai thuỷ tinh, xốp cắm hoa, nguyên liệu, vật tư phục vụ nông nghiệp… đều có kim ngạch và số thu thuế tăng so với cùng kỳ.

Tình hình hoạt động XNK từ đầu năm đến nay tại Cục Hải quan Gia Lai Kon Tum cũng diễn ra tương đối sôi động do yếu tố thời tiết là mùa khô, đường giao thông thuận lợi. Tính đến ngày 20-5, tổng kim ngạch XNK trên địa bàn tăng 73% so với cùng kỳ năm 2013, số thu nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 83 tỷ đồng, đạt 69% kế hoạch được giao. Nguồn thu chủ yếu là thuế GTGT đối với mặt hàng gỗ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh (chiếm gần 90%), số còn lại thu từ loại hình nhập đầu tư mặt hàng máy móc, thiết bị thủy điện và thuế xuất khẩu gỗ xẻ.

Nuôi dưỡng nguồn thu

Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum Nguyễn Xuân, từ tháng 3-2014 đến nay, chính sách cấm xuất khẩu gỗ tròn của Lào được ban hành làm lượng gỗ nhập khẩu về Việt Nam qua cửa khẩu Bờ Y giảm nhiều. Hiện nay, Chính phủ Lào chỉ ưu tiên giải quyết lượng gỗ tồn đọng của những hợp đồng ký kết trước thời điểm ban hành chính sách.

Dự kiến, trong thời gian tới lượng gỗ nhập khẩu qua cửa khẩu Bờ Y sẽ giảm mạnh do lượng gỗ tồn đọng đã hết và do đặc điểm thời tiết của các tỉnh Tây Nguyên 6 tháng cuối năm phần lớn là những tháng rơi vào mùa mưa nên hoạt đông xuất nhập khẩu trên địa bàn giảm nhiều so với 6 tháng đầu năm. Qua đó, kim ngạch cũng như số thuế thu nộp ngân sách Nhà nước trong 6 tháng cuối năm dự kiến sẽ giảm mạnh so với 6 tháng đầu năm.

Đối với mặt hàng là máy móc thiết bị nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư, từ đầu năm 2014 đến nay, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum đã thực hiện cấp danh mục miễn thuế cho 1 dự án đầu tư thủy điện thuộc địa bàn tỉnh Kon Tum và DN đã thực hiện nhập khẩu toàn bộ danh mục miễn thuế. Hiện tại các danh mục miễn thuế đã được cấp, DN hầu hết đã hoàn thành việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, chỉ còn 1 dự án dự kiến sẽ hoàn thành việc nhập khẩu trong năm 2014. Vì vậy, dự kiến số thu từ mặt hàng này trong 6 tháng cuối năm 2014 sẽ không nhiều, chỉ khoảng 5,7 tỷ đồng.

Tại Cục Hải quan Đắk Lắk, qua nắm bắt thông tin từ các DN, dự báo trong những tháng cuối năm 2014, tình hình nhập khẩu máy móc, thiết bị từ các nhà cung cấp nước ngoài cho các dự án Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ – Đắk Nông và các dự án thủy điện sẽ gặp nhiều khó khăn, chậm tiến độ.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thanh xuân
Mặt khác, việc đẩy nhanh kế hoạch nhập khẩu máy móc thiết bị của các dự án này vào quý I và quý II-2014 sẽ làm giảm số thu ngân sách nhà nước trong những tháng cuối năm. Một số dự án khác do gặp khó khăn về vốn nên chậm triển khai hoặc chủ đầu tư không tiến hành nhập khẩu mà thực hiện mua trong nước… Do đó, tình hình thu ngân sách Nhà nước trong những tháng cuối năm 2014 dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn và không thuận lợi như những tháng đầu năm.

Để hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách đã được giao (Cục Hải quan Đắk Lắk 232 tỷ đồng và Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum 120 tỷ đồng), các đơn vị đã gấp rút triển khai nhiều biện pháp cụ thể. Theo đó, lãnh đạo Cục thường xuyên theo dõi, chỉ đạo các Chi cục Hải quan trực thuộc rà soát, nắm bắt các nguồn thu còn tiềm năng, nuôi dưỡng các nguồn thu vốn có, tăng cường nắm bắt tình hình triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn, trong đó lưu ý dự án trọng điểm.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh xuân
Hàng tháng các đơn vị đều có phân tích, đánh giá tình hình kết quả thu, dự báo, xây dựng kế hoạch thu cho tháng tới, đảm bảo các nguồn thu phải được thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước. Các đơn vị Hải quan còn tăng cường công tác tuyên truyền cho DN các chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực XNK, phổ biến, tập huấn, hướng dẫn các văn bản mới liên quan đến chính sách thuế, thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan, phân tích phân loại hàng hóa, tham vấn giá…

Đồng thời kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN, chú ý thu hút các DN có hoạt động XNK trên địa bàn nhưng chưa làm thủ tục hải quan tại đơn vị.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Ba Đình Nguồn Báo Hải Quan

[Read More...]


Huy động 15,7 nghìn tỷ đồng TPCP trong tháng 5



Trong tháng 5-2014, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) tổ chức 19 phiên đấu thầu, huy động được hơn 15.749 tỷ đồng trái phiếu, trong đó Kho bạc Nhà nước huy động được 15.549 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách Xã hội huy động được 200 tỷ đồng.

Công trình Bệnh viện Lao và phổi Tuyên Quang được xây dựng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Ảnh: T.Hằng

Theo nhận định của HNX, khối lượng trái phiếu huy động trên thị trường sơ cấp tháng 5 tăng nhẹ so với tháng 4 (19%). Lãi suất huy động của trái phiếu kỳ hạn 2 năm dao động trong khoảng 5,58-5,70%/năm, 3 năm trong khoảng 6,07-6,20%/năm, 5 năm trong khoảng 7,10-7,60%/năm, 10 năm là 8,70-%/năm, nhìn chung lãi suất kỳ hạn 3 năm, 5 năm giảm so với tháng 4; lãi suất kỳ hạn 2 năm, 10 năm giữ nguyên so với tháng 4-2014.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thanh xuân Trên thị trường TPCP thứ cấp tháng 5, tổng khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức giao dịch thông thường (outright) đạt hơn 369 triệu trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt hơn 39.151 tỷ đồng. Trong đó, các giao dịch TPCP outright tập trung vào các trái phiếu có kỳ hạn còn lại (KHCL) là 12 tháng, 2 năm, 3 năm và 5 năm. Tổng khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức giao dịch mua bán lại (repos) đạt hơn 191 triệu trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt hơn 19,4 nghìn tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch trái phiếu chính phủ bảo lãnh (TPCPBL) theo phương thức outright đạt hơn 3.459 tỷ đồng, theo phương thức repos đạt hơn 6.827 tỷ đồng.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hà đông Giá trị giao dịch mua của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) theo phương thức outright đạt hơn 8.145 tỷ đồng, giá trị giao dịch bán outright đạt hơn 11.615 tỷ đồng. Giá trị giao dịch mua của NĐTNN theo phương thức repos đạt hơn 633 tỷ đồng, giá trị giao dịch bán của NĐTNN theo phương thức repos đạt hơn 447 tỷ đồng.

Trên thị trường tín phiếu thứ cấp tháng 5, khối lượng giao dịch tín phiếu Kho bạc (TPKB) theo phương thức giao dịch outright đạt 4,7 triệu tín phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt hơn 457 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch TPKB theo phương thức giao dịch repos đạt 2 triệu tín phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt hơn 190 tỷ đồng. Giá trị giao dịch bán TPKB của NĐTNN theo phương thức outright đạt hơn 95 tỷ đồng, không có giao dịch TPKB của NĐTNN theo phương thức repos.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Đống Đa Nguồn Báo Hải Quan

[Read More...]


Xử lý DN vi phạm về BHXH còn chậm



Theo Trưởng ban thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Điều Bá Được, tính đến nay cơ quan BHXH đã đề nghị xử phạt hành chính khoảng 6.000 đơn vị vi phạm về quy định về BHXH, bảo hiểm y tế nhưng mới có khoảng 900 đơn vị bị xử phạt, chiếm tỷ lệ 15%.

BHXH Đồng Nai hướng dẫn chi trả các khoản tiền cho người lao động đã tham gia BHXH. Ảnh: Internet.

Lý giải cho tỷ lệ thấp này, ông Điều Bá Được cho rằng, hiện toàn ngành BHXH có khoảng 20.500 cán bộ, trong đó có 5.500 cán bộ làm công tác kiểm tra và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tình hình thu, nộp BHXH và bảo hiểm y tế đối với các đơn vị ít nhất 1 lần/năm. Thực tiễn qua các năm vừa qua, cơ quan BHXH các cấp phát hiện nhiều trường hợp vi phạm về BHXH nhưng không được quyền xử phạt nên hiệu quả công tác kiểm tra không cao. Khi phát hiện vi phạm chưa được xử lý ngay mà kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý làm cho vi phạm chưa được xử lý kịp thời.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thanh xuân “Mặt khác, khi nhận được kiến nghị xử phạt của BHXH Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền cũng chưa xử lý được ngay do phải nghiên cứu, xác minh thêm làm cho vi phạm chậm hoặc chưa được xử lý”- ông Điều Bá Được nhấn mạnh.

Theo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, đối với các đơn vị sử dụng lao động trốn đóng, nợ BHXH đều do cơ quan BHXH thực hiện việc thanh tra, xử phạt và kiến nghị khởi tố dân sự, hình sự đối với các chủ sử dụng lao động vi phạm pháp luật BHXH.

Từ thực tế tình trạng nợ đọng, trốn BHXH ở Việt Nam, BHXH Việt Nam kiến nghị cơ quan BHXH có quyền thanh tra và xử phạt các trường hợp vi phạm pháp luật về đóng, hưởng BHXH.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh xuân Thứ trưởng, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, Nguyễn Thị Minh cho rằng, nếu BHXH Việt Nam được trao quyền thanh tra thì nhiều vấn đề vi phạm về BHXH sẽ được giải quyết, việc nợ đóng BHXH sẽ được hạn chế tối đa.

Đồng thời, BHXH đề xuất phải quy định tội chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động vào Bộ luật Hình sự, chứ không đơn thuần là vi phạm hành chính mới đủ sức răn đe; Nên trao quyền phát mại tài sản khi DN phá sản hoặc bỏ trốn… cho cơ quan BHXH để xử lý chế độ bảo hiểm cho người lao động.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Ba Đình Nguồn Báo Hải Quan
[Read More...]


Bình Dương: Hàng nghìn chuyên gia nước ngoài đã trở lại làm việc



Ngày 4/6, tại buổi thông tin về tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Bình Dương, ông Trần Văn Liễu - Trưởng ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương cho biết, sau sự cố vừa qua, đến nay đã có hơn 80% trong tổng số 2.650 chuyên gia nước ngoài đã trở lại làm việc tại các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp Bình Dương.


Trước những khó khăn vừa qua, được sự chấp thuận chủ trương của Ủy ban Nhân dân tỉnh, Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương đã hỗ trợ cấp giấy phép lao động cho các chuyên gia hoàn toàn miễn phí.

Theo ông Liễu, hiện gần 100% doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất trở lại với niềm tin rất lớn vào thị trường. Người lao động cũng hồ hởi vào nhà máy trong tâm thế trách nhiệm cao với công việc.

Cũng tại buổi thông tin về tình hình kinh tế-xã hội, ông Trần Văn Nam, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương cho biết, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn ở mức cao với giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện 5 tháng đầu năm đạt hơn 70.000 tỷ đồng, tăng gần 12%; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 5,5 tỷ USD, tăng 11%, góp phần giải quyết việc làm ổn định cho hơn 800.000 công nhân.

Theo ông Trần Văn Nam, trong những tháng cuối năm 2014, tỉnh Bình Dương đặt nhiệm vụ cao về thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội để đảm bảo nhiệm vụ như kế hoạch đề ra.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại từ liêm Tỉnh tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, xây dựng môi trường trường đầu tư thuận lợi để tiếp tục vận động thu hút mạnh đầu tư tạo nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế.

Đồng thời, tỉnh cũng tập trung triển khai nhiều biện pháp chủ động về công tác cải cách hành chính, hoàn thiện cơ chế một cửa tinh gọn, tương tác tốt hơn với các nhà đầu tư và người dân; tập trung phát triển đồng bộ giao thông, hạ tầng, trường học, bệnh viện, cấp thoát nước và xử lý môi trường...

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hà đông Trong đó, ưu tiên 11 dự án trọng điểm đầu tư của tỉnh như khởi công Bệnh viện đa khoa 1.500 giường; hoàn thành đường cao tốc Mỹ Phước-Tân Vạn; đường vào trung tâm hành chính tập trung của tỉnh và nhiều dự án trọng điểm khác, nhằm phấn đấu để Bình Dương “đạt chuẩn” tỉnh công nghiệp hóa và lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Đống Đa Nguồn Thuế Nhà Nước

[Read More...]


MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý VỀ HÓA ĐƠN ĐẦU VÀO VÀ HÓA ĐƠN ĐẦU RA



Dưới đây là một số điểm cần lưu ý về hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra mà các bạn kế toán, nhất là kế toán mới vào nghề cần nắm rõ khi thực hiện các nghiệp vụ về hóa đơn chứng từ.

1. Đối với hóa đơn đầu vào

- Các quy định về hóa đơn đủ điều kiện khấu trừ.
Về quy định hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu trở lên phải chuyển tiền qua ngân hàng thanh toán mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng. cần lưu ý:

+ Hóa đơn mua cùng trong một ngày:
Nếu trong cùng một ngày mua liên tiếp hàng hóa của một đơn vị nhưng chia nhỏ ra làm nhiều hóa đơn giá trị gia tăng giá trị dưới 20 triệu đồng để làm cơ sở thanh toán tiền mặt thì vẫn bị loại thuế giá trị gia tăng. Do vậy cần phải để ý khi nhận hóa đơn của một đơn vị trong một ngày xem số tiền mua bán có vượt quá 20 triệu đồng hay không.

+ Hóa đơn thanh toán làm nhiều lần:
Trường hợp thanh toán nhiều lần hóa đơn đó thì tất cả các lần đều phải chuyển khoản qua Ngân hàng, kể cả lần đặt cọc đầu tiên để làm cơ sở cho việc mua bán. Còn trường hợp nếu đã đặt cọc bằng tiền mặt và khấu trừ luôn vào tiền hàng thì yêu cầu nhà cung cấp trả lại tiền đặt cọc đó và chuyển trả lại cho nhà cung cấp qua Ngân hàng. Nếu không phần tiền mặt đó sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong hóa đơn mua vào.

+ Chuyển tiền qua ngân hàng:
Việc chuyển tiền qua Ngân hàng để thanh toán cho hóa đơn từ 20 triệu trở lên có nghĩa là phải chuyển từ tài khoản Ngân hàng mang tên công ty mình sang tài khoản ngân hàng mang tên nhà cung cấp, do đó nếu chuyển tiền từ một tài khoản không mang tên mình hoặc chuyển tiền sang một tài khoản không mang tên công ty người bán trên hóa đơn thì đều không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.

+ Thời điểm thanh toán:
Tại thời điểm kê khai nếu chưa đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng và người mua hàng chưa trả tiền thì vẫn được kê khai thuế giá trị gia tăng khấu trừ bình thường, nhưng nếu đến thời hạn quyết toán, thời hạn thanh toán đã hết mà vẫn chưa thanh toán thì phần thuế giá trị gia tăng này bị loại ra và không được khấu trừ.

+ Phương thức thanh toán bù trừ:
Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa (dịch vụ) mua vào với giá trị hàng hóa (dịch vụ) bán ra cũng được coi là thanh toán qua Ngân hàng; trường hợp sau khi bù trừ công nợ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng.

- Chú ý khấu trừ đối với tài sản cố định.
Nếu tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống ( trừ ô tô sử dụng cho vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn ) có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng đó thì sẽ không được khấu trừ, nhưng nếu có ngành nghề là vận tải thì lại được khấu trừ.

- Hóa đơn đã kê khai năm trước năm sau hạch toán
Hóa đơn nếu đã kê khai trên tờ khai của năm nay nhưng lại không đưa vào hạch toán của năm mà lại hạch toán sang năm sau thì giá trị gia tăng của hóa đơn của năm đó sẽ không được khấu trừ.

- Các hóa đơn thuê văn phòng.
Một số doanh nghiệp thuê văn phòng là các căn hộ của các cá nhân không phát hành hóa đơn giá trị gia tăng, do vậy phải lên cơ quan thuế mua hóa đơn bán hàng để phát hành hóa đơn cho doanh nghiệp và nộp các loại thuế bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đặc biệt loại hóa đơn này không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng, tuy nhiên một số kế toán ở một số đơn vị nhìn thấy trong bảng tính thuế của cơ quan thuế thì có phần thuế giá trị gia tăng nên lập vào bảng kê chứng từ. Loại thuế này sẽ bị loại bỏ khi quyết toán.

- Hóa đơn đối với dự án.
Thuế giá trị gia tăng của một số dự án trong doanh nghiệp nếu đến thời điểm quyết toán đã bị hủy bỏ thì sẽ không được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đó. Cho nên, cần phải chuyển các chi phí đó sang các dự án đang hoạt động hoặc đã hoàn thành để tránh bị loại khoản thuế này.

- Các hóa đơn bị mất thì phải làm thế nào?
Nếu hóa đơn giá trị gia tăng bị mất thì phải photo lại liên 1 và xin xác nhận sao y bản chính của công ty xuất hóa đơn, tuy nhiên phần thuế giá trị gia tăng sẽ không được khấu trừ.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông 2. Đối với hóa đơn đầu ra

- Viết nội dung trên hóa đơn
Cần phải chú ý đến câu chữ khi viết hóa đơn nếu không sẽ đang ở một mức thuế suất thấp bị bắt nâng lên một mức thuế rất cao. Ví dụ như ở một doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh vận tải trong thời kỳ được giảm thuế giá trị gia tăng cho hoạt động vận tải từ 10% xuống còn 5%. Nếu hóa đơn ghi là dịch vụ vận tải thì sẽ được hưởng mức thuế suất là 5% nhưng nếu ghi là cho thuê xe thì mức thuế suất sẽ lại là 10%.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hà đông - Kiểm tra có bỏ sót hóa đơn không
Phải rà soát lại toàn bộ hóa đơn xuất ra mỗi tháng, để chắc chắn không bỏ sót hóa đơn nào, nếu bỏ sót thì ngay lập tức phải lập hóa đơn bổ sung và kê khai nộp thuế.

- Các sản phẩm sử dụng nội bộ phải xuất hóa đơn.
Trong trường hợp doanh nghiệp trả lương cho người lao động bằng sản phẩm hàng hóa thành phẩm của mình, xuất hàng biếu tặng, làm từ thiện…. đều phải xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế giá trị gia tăng. Đăc biệt cần thống kê khoản này và xuất hóa đơn bổ sung nếu chưa xuất tránh bị phát hiện lúc quyết toán sẽ bị phạt và cộng lãi phạt.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Ba Đình Nguồn Kế Toán Trọn Gói

[Read More...]


Phối hợp trong quản lý tại sân bay quốc tế Nội Bài đã chặt chẽ?



Vụ việc mở niêm phong hải quan để kiểm tra hành lý thất lạc của một số lực lượng quản lý tại sân bay quốc tế Nội Bài khi không có đại diện chính thức của cơ quan Hải quan xảy ra gần đây đã gây ra những bất đồng không đáng có trong công tác quản lý tại địa bàn này. Phía Cảng vụ Hàng không sân bay quốc tế Nội Bài cho rằng việc kiểm tra an ninh đối với hành lý thất lạc là đúng quy định.

Đội An ninh trật tự Nhà ga (Cảng Hàng không sân bay quốc tế Nội Bài) đã mở kiểm tra thủ công 4 kiện hành lý (ảnh do công chức Hải quan ghi lại)

Sự việc xảy ra vào hồi 15 giờ 45 phút ngày 29-5. Tại khu vực giám sát hải quan kho hành lý thất lạc (khu cách ly quốc tế đến cánh A sân bay quốc tế Nội Bài), một nhóm người trong đó có đại diện Cảng vụ Hàng không miền Bắc (Cục Hàng không Việt Nam), Cảng Hàng không sân bay quốc tế Nội Bài (Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam), Đội An ninh trật tự Nhà ga (Cảng Hàng không sân bay quốc tế Nội Bài) đã mở kiểm tra thủ công 4 kiện hành lý. Số kiện trên đã được vào sổ theo dõi hải quan chờ đưa vào kho để làm tiếp thủ tục hải quan khi chủ hàng đến nhận.

Cùng ngày, vào khoảng 20 giờ, cũng một nhóm người thuộc các đơn vị đã nêu trên đã mở kiểm tra thủ công 4 kiện hành lý khác. Các kiện hành lý đã được vào sổ theo dõi và được niêm phong hải quan chờ đưa vào kho để làm tiếp thủ tục hải quan khi có chủ hàng đến nhận. Điều đáng nói là, cả hai vụ việc trên đều không có đại diện chính thức của cơ quan Hải quan.

Bình luận về sự việc này, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài Nguyễn Đức Minh tỏ ra bất bình về hành vi của các lực lượng trên, việc tự ý mở niêm phong hải quan đã vi phạm pháp luật hải quan. Ông Minh cho biết, tại thời điểm mở kiểm tra hành lý của các lực lượng trên, mặc dù được công chức hải quan thừa hành nhiệm vụ tại khu vực cảnh báo và yêu cầu dừng việc làm đó, tuy nhiên, hành vi trên vẫn được tiếp tục.

Sau đó, lãnh đạo Chi cục Hải quan đã yêu cầu dừng ngay hành vi vi phạm pháp luật hải quan, nhưng sự việc vẫn tiếp diễn. Việc tự ý phá niêm phong hải quan đối với các kiện hành lý nêu trên để kiểm tra đã vi phạm Luật Hải quan và Điều 13 Nghị định 154/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.

Cũng theo ông Minh, trước khi diễn ra toàn bộ sự việc trên, phía cơ quan Hải quan chưa nhận được văn bản đề nghị hợp tác của các lực lượng quản lý khác tại sân bay Nội Bài trong việc kiểm tra soi chiếu bằng máy soi cũng như mở kiểm tra thực tế số hành lý trên.

Phóng viên Báo Hải quan đã đưa vụ việc trên trao đổi với đại diện lãnh đạo Cảng vụ Hàng không miền Bắc. Đại diện cảng vụ khẳng định, việc kiểm tra trực quan an ninh đối với các kiện hành lý thất lạc tại sân bay Nội Bài là đúng quy trình, thẩm quyền của an ninh hàng không. Việc kiểm tra an ninh đối với hành lý thất lạc, vô chủ là cần thiết nhằm phát hiện kịp thời các vật phẩm nguy hiểm có thể uy hiếp đến an ninh, an toàn hàng không. Chính vì vậy, việc phối hợp giữa các lực lượng quản lý tại địa bàn sân bay quốc tế Nội Bài phải thực hiện một cách thường xuyên, trực tiếp và kịp thời, tránh để phát sinh những sự cố như cháy nổ, ô nhiễm môi trường vì chờ có văn bản phối hợp.

Dẫn giải những điều khoản quy định chức năng, nhiệm vụ của Cảng vụ Hàng không tại sân bay, vị này cho biết, cảng vụ hàng không thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng không dân dụng tại cảng hàng không sân bay. Tại Điều 61 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định, Cảng vụ hàng không và các cơ quan khác tại cảng hàng không, sân bay thực hiện các hoạt động nghiệp vụ và phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bảo đảm an toàn, an ninh và hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại từ liêm Trong trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng hàng không, sân bay không thống nhất cách giải quyết vấn đề phát sinh, Giám đốc Cảng vụ Hàng không có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó.

Điều này đã được quy định rõ hơn tại Thông tư 30 /2012/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không dân dụng, cảng vụ hàng không có trách nhiệm phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động tại cảng hàng không, sân bay giải quyết các vấn đề phát sinh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bảo đảm an ninh, trật tự và hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh xuân Giám đốc Cảng vụ Hàng không xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về những vấn đề an ninh hàng không phát sinh mà các cơ quan quản lý nhà nước liên quan tại cảng hàng không, sân bay không thống nhất cách giải quyết và báo cáo ngay cho Cục Hàng không Việt Nam.

“Trong việc quản lý hành lý thất lạc, Điều 46 Thông tư 30 cũng quy định, hành lý thất lạc, nhầm địa chỉ phải được kiểm tra soi chiếu an ninh hàng không trước khi đưa vào khu vực lưu giữ; trước khi được đưa lại lên tàu bay phải được soi chiếu lại”-vị này nói.

Qua trao đổi với đại diện các bên liên quan, có thể thấy, mỗi lực lượng quản lý tại sân bay quốc tế đều có hệ thống văn bản pháp luật để điều chỉnh lĩnh vực quản lý của mình. Điều đáng nói, mặc dù tại các cuộc hội nghị liên ngành giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay tinh thần phối hợp đều được các lãnh đạo tỏ ra thiện chí nhưng ở các cấp thực thi thì việc phối hợp này lại chưa được thực hiện một cách hiệu quả nhất. Được biết, cho đến nay vẫn chưa có một văn bản phối hợp cụ thể nào giữa các bên liên quan tại sân bay quốc tế Nội Bài.

Hiện vụ việc này đã được báo cáo lên các cơ quan quản lý cấp trên để có kết luận chính thức.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Đống Đa Nguồn Báo Hải Quan
[Read More...]


Dự án Luật Hải quan (sửa đổi): Cơ sở để nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan



Để có đầy đủ cơ sở pháp lý nhằm tăng cường hoạt động Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ), dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) đã quy định rõ về KTSTQ và phân cấp trách nhiệm thực hiện KTSTQ của cơ quan Hải quan. Trong đó tập trung vào một số nội dung về: Địa điểm KTSTQ, thời hạn KTSTQ; các trường hợp KTSTQ, thẩm quyền quyết định KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan… Những quy định này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình.

Hoạt động nghiệp vụ tại Cục Hải quan Bình Dương. Ảnh: T.Hoà.

Trước những quy định về KTSTQ tại dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi), một số Đại biểu Quốc hội đề nghị không quy định về KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan để bảo đảm thuận lợi cho DN, tránh việc DN phải mang các hồ sơ, chứng từ, tài liệu, sổ sách đến cơ quan Hải quan kiểm tra. Theo đó, việc KTSTQ sẽ được tiến hành chủ yếu tại trụ sở người khai hải quan.

Bên cạnh đó, một số ý kiến khác lại cho rằng, việc quy định KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan trong 60 ngày kể từ ngày thông quan là không khả thi, không phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 76 là “Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 5 năm, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan” và không phù hợp với Luật Quản lý thuế. Hơn nữa, việc giao thẩm quyền quyết định KTSTQ cho nhiều chủ thể khác nhau mà không phân định rõ thẩm quyền đó được giao trong trường hợp nào dễ dẫn đến chồng chéo, trùng lặp, không rõ trách nhiệm.

Xuất phát từ việc thay đổi cách thức quản lý hải quan: Thông quan chủ yếu trên cơ sở người khai hải quan tự khai và tự chịu trách nhiệm trong việc khai báo của mình, việc thông quan chủ yếu thực hiện bằng phương thức điện tử, đáp ứng yêu cầu thông quan nhanh chóng. Do vậy, dự thảo Luật Hải quan sửa đổi đã quy định đầy đủ cơ sở pháp lý để tăng cường hoạt động kiểm tra này. Cụ thể, tại Điều 77 dự thảo Luật đã quy định rõ các trường hợp cần phải KTSTQ, tại Điều 78 và 79 dự thảo Luật cũng quy định rất rõ ràng, cụ thể, chi tiết quy trình KTSTQ, trách nhiệm của người khai hải quan cũng như CBCC Hải quan trong thực hiện KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan và trụ sở người khai hải quan.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Điều 78 dự thảo Luật quy định về việc KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan đã bổ sung thêm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan trong thẩm quyền ban hành quyết định KTSTQ gửi người khai hải quan. Cùng với đó, bổ sung thêm quy định: “2. Thời gian kiểm tra tối đa là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, chứng từ, nội dung giải trình của người khai hải quan. Trong thời gian kiểm tra, người khai hải quan có quyền giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến hồ sơ hải quan”.

“3. việc xử lý kết quả được quy định như sau:

a,trường hợp thông tin, chứng từ, tài liệu được cung cấp và nội dung đã giải trình chứng minh nội dung khai hải quan là đúng thì hồ sơ hải quan được chấp nhận;

b,trường hợp không chứng minh được nội dung khai hải quan là đúng hoặc người khai hải quan không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, không giải trình theo yêu cầu kiểm tra thì cơ quan Hải quan quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”.

Đối với quy định về KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan (Điều 79), bên cạnh Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, có bổ sung thêm Cục trưởng Cục KTSTQ trong việc ra quyết định KTSTQ trong phạm vi toàn quốc. Đồng thời, tại điều này cũng bổ sung thêm nội dung: “Việc kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan thực hiện theo kế hoạch KTSTQ hàng năm do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành”

Có thể thấy, quy định như trên đã phân định rõ thẩm quyền đó được giao trong trường hợp KTSTQ, tránh chồng chéo, trùng lặp, không rõ trách nhiệm. Đồng thời mang lại hiệu quả cao, thủ tục kiểm tra đơn giản, nhanh chóng, giảm chi phí không cần thiết, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của DN.

Cho ý kiến về nội dung này, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xuất phát từ việc thay đổi cách thức quản lý, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, việc KTSTQ là khâu quan trọng nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật của người khai hải quan. Hiện nay Luật Quản lý thuế cũng đang quy định thẩm quyền của cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan tại trụ sở cơ quan quản lý thuế (cơ quan Hải quan) và tại trụ sở người nộp thuế (người khai hải quan).

Để bảo đảm tính thống nhất của pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan trong thực tiễn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị quy định vấn đề này theo hướng: Việc KTSTQ được tiến hành tại trụ sở cơ quan Hải quan và tại trụ sở người khai hải quan trong thời hạn là 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Quy định theo phương án này phù hợp với năng lực thực hiện KTSTQ của tổ chức bộ máy Hải quan, đồng thời phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế, hạn chế việc kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của DN.

Về thẩm quyền quyết định kiểm tra, để phù hợp với tính chất, mức độ của việc kiểm tra, dự thảo Luật cũng quy định theo hướng việc kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan do Cục trưởng cục Hải quan, chi cục trưởng chi cục Hải quan quyết định. Việc KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và Cục trưởng Cục KTSTQ quyết định.

Việc KTSTQ không chỉ là kiểm tra hồ sơ hải quan mà còn bao gồm cả kiểm tra đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết, nên tùy từng trường hợp cụ thể sẽ quyết định KTSTQ tại trụ sở cơ quan hải quan hay trụ sở người khai hải quan để bảo đảm phù hợp với thực tiễn kiểm tra.


Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình):

Về KTSTQ, dự thảo Luật đã quy định theo hướng: Việc KTSTQ được tiến hành tại trụ sở cơ quan Hải quan và tại trụ sở người khai hải quan trong thời hạn là 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Tôi đồng tình với quan điểm cho rằng, quy định này phù hợp với năng lực thực hiện KTSTQ của tổ chức bộ máy Hải quan, đồng thời phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế, hạn chế việc kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan, tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của DN.

Bởi vì, phù hợp với quy trình thông quan (thông quan trước, trong và thông quan sau). Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và ngành Hải quan lưu thông hàng hóa, tránh dồn ứ, tồn động, gây ảnh hưởng đến chất lượng, lãng phí thời gian lưu kho, bảo quản, gây ảnh hưởng đến hoạt động của DN…

Việc thông quan được tiến hành tại trụ sở cơ quan Hải quan và trụ sở người khai hải quan, còn hạn chế được tiêu cực, tiết kiệm thời gian. Đặc biệt thông quan sau còn kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý của hàng hóa, của DN; khắc phục được những sai sót không phải chỉ DN mà ngay cả quy trình thủ tục của Hải quan. Từ đó để có thể để truy thu thế, hoàn thuế, kiểm soát chặt chẽ hơn mọi thủ tục hải quan.

Đại biểu Trần Tiến Dũng, Ủy viên UB Pháp luật (ĐB tỉnh Hà Tĩnh):

Về KTSTQ, tôi đồng tình với quy định của dự thảo Luật, việc KTSTQ được tiến hành tại trụ sở cơ quan Hải quan và tại trụ sở người khai hải quan trong thời hạn là 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Dự thảo Luật cũng quy định rõ thẩm quyền kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan. Như vậy, cùng với việc vừa tạo điều kiện thông thoáng hơn về công tác quản lý hải quan, nhưng mặt khác vừa quản lý tốt được CBCC trong ngành.

Tôi đánh giá cao nỗ lực của ngành Hải quan trong thời gian qua, đi đầu trong áp dụng thành tựu CNTT, hướng tới một Chính phủ điện tử. Ngành Hải quan rất tích cực nhưng để làm tốt việc này, tôi cho rằng, không chỉ nỗ lực từ phía ngành Hải quan mà các DN cũng phải được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như trang bị hạ tầng CNTT tốt. Cần phải có cơ chế luật pháp để buộc các DN ứng dụng CNTT trong quản trị kinh doanh. Đó chính là điều kiện để ngành Hải quan tiếp tục cải cách, hiện đại hóa để thủ tục được đơn giản hơn, hiệu quả hơn.

Ông Nguyễn Văn Cảnh, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội:

Tại Điều 77 dự thảo quy định các trường hợp KTSTQ có quy định Khoản 1 kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu là phù hợp.

Khoản 2 điều này quy định đối với các trường hợp không thuộc quy định tại Khoản 1 điều này thì KTSTQ được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro. Theo tôi luật cần quy định rõ nguyên tắc xây dựng hệ thống quản lý rủi ro để doanh nghiệp biết tại sao bị kiểm tra, vì thời gian qua doanh nghiệp bị kiểm tra quá nhiều. Quy định nguyên tắc sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp biết và chấp hành tốt hơn các quy định của pháp luật. Bộ Tài chính cũng dựa trên nguyên tắc này để tùy vào điều kiện, thời điểm mà quy định mức độ nào sẽ kiểm tra doanh nghiệp như đã quy định tại Điều 16 là Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro.

Tại Khoản 3 điều này quy định KTSTQ khi kiểm tra đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan là chưa phù hợp, dễ bị lợi dụng để tăng số lần kiểm tra doanh nghiệp. Vì tại Khoản 1 đã quy định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Khoản 2 quy định kiểm tra trên cơ sở quản lý rủi ro thì tại sao lại còn Khoản 3? Theo tôi để kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp có thể kiểm tra liên ngành sẽ bớt số lần kiểm tra. Tôi đề nghị không quy định Khoản 3, Điều 77 trong luật.

Về thời hạn KTSTQ là 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan quy định tại Điều 76, quy định thì cần điều chỉnh lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh cũng như trong công tác lưu trữ. Đối với doanh nghiệp thuộc quy định kiểm tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro thì sẽ kiểm tra trong 2 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan để phân biệt với doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Như vậy, quy định tại Khoản 3 điều này sẽ viết lại là đối với doanh nghiệp thuộc Khoản 1, Điều 77 thời hạn KTSTQ là 5 năm. Đối với doanh nghiệp thuộc Khoản 2, Điều 77 thời hạn KTSTQ là 2 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại từ liêm Ông Nguyễn Hữu Hùng, Uỷ viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội:

Về vấn đề KTSTQ quy định tại Điều 76. Qua phản ảnh của các doanh nghiệp, nếu để thời gian 5 năm là quá dài, nếu được kiểm tra sớm hơn có thể rút doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và rút kinh nghiệm hoạt động trong các hoạt động xuất, nhập khẩu. Nếu để 5 năm doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với những chứng từ hải quan không hợp lệ và sẽ khó khắc phục, có thể còn bị phạt gây thiệt hại cho DN ngoài ý muốn.

Ông Nguyễn Minh Lâm, Ủy viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội:

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hà đông Tại Điều 79 về KTSTQ tại trụ sở của người khai hải quan, đề nghị quy định rõ hơn đối với Điểm a, Khoản 2 điều này về trường hợp được gia hạn thời hạn KTSTQ, cụ thể trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã ký quyết định kiểm tra có thể gia hạn 1 lần không quá 10 ngày làm việc. Như vậy phạm vi lớn và nội dung phức tạp ở đây cụ thể sẽ do chủ thể nào quy định hay phụ thuộc vào người ký quyết định kiểm tra cần có quy định cụ thể. Cần quy định rõ hơn vấn đề này.

An Tư - Trần Thắng (ghi)

dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hà Đông Nguồn Báo Hải Quan

[Read More...]


Luật Doanh nghiệp (sửa đổi): Cần quy định cụ thể về ngành nghề cấm kinh doanh



Sáng 17-6, Quốc hội thảo luận sôi nổi tại Hội trường về dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Luật Doanh nghiệp được coi như “xương sống” cho hoạt động của doanh nghiệp. Đi vào thực tiễn từ năm 2005 đến nay, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã bộc lộ một số bất cập cần được chỉnh sửa.

Đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) đóng góp ý kiến.

Có nên rà soát ngành kinh doanh hàng năm?

Cho ý kiến về dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), đa số đại biều đồng tình với quy định tại dự thảo Luật là không phải kê khai và ghi vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề và điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề pháp lệnh và nghị định không cấm.

Tuy nhiên nhiều đại biểu băn khoăn về quy định cụ thể ngành nghề và điều kiện kinh doanh.

Đại biểu Dương Hoàng Hương (Phú Thọ) cho rằng, đây là những quy định gắn trực tiếp và nhằm cụ thể hóa quyền tự do kinh doanh của mỗi cá nhân, tổ chức đã được hiến định mà doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng như cả xã hội rất quan tâm.

Tuy nhiên, các nội dung về cấm kinh doanh như quy định của dự thảo còn chung chung, phạm vi nội hàm quá rộng và chưa có nguyên tắc, tiêu chí để khoanh định rõ ràng nên chưa đảm bảo tính xác định cần có của loại hình cấm.

Đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) cũng cho rằng, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện kinh doanh phải được quy định cụ thể, thống nhất trong Luật Doanh nghiệp, không nên quy định dàn trải trong nhiều đạo luật khác nhau.

Theo đại biểu Phùng Đức Tiến, hiện nay về vấn đề này đang có 3 danh mục khác nhau, đó là danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Doanh nghiệp, danh mục lĩnh vực cấm đầu tư, lĩnh vực địa bàn khuyến khích đầu tư theo Luật Đầu tư và danh mục hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện theo Luật Thương mại. Do đó, đại biểu đề nghị hợp nhất 3 danh mục này thành một để đảm bảo tính thống nhất và giảm bớt phiền hà cho hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra đại biểu phân tích, danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và những điều kiện kinh doanh giao cho Chính phủ quy định cụ thể, tuy nhiên danh mục này cũng phải đảm bảo tính ổn định lâu dài, chứ không nên được rà soát, điều chỉnh định kỳ hàng năm như quy định tại Khoản 4, Điều 7 của dự thảo.

Quy định rõ hơn về M&A

Thảo luận về một loại hình doanh nghiệp mới được quy định tại dự thảo Luật- doanh nghiệp xã hội, đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) nhất trí với việc quy định về doanh nghiệp xã hội như dự thảo Luật để luật hóa và tạo điều kiện hành lang pháp lý hoạt động cho một loại hình doanh nghiệp hiện đang khá phát triển.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cần có quy định thêm trong luật hoặc nghị định của Chính phủ những quy định cụ thể nhằm ngăn chặn tình trạng sẽ có nhiều doanh nghiệp lách luật, “khoác áo” doanh nghiệp xã hội để hưởng ưu đãi, tương tự như nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn “khoác áo” hợp tác xã trước đây.

“Bởi lẽ nếu doanh nghiệp xã hội được hưởng các ưu đãi và khuyến khích nhưng chi phí hoạt động lớn dẫn đến bị lỗ hoặc không có lợi nhuận, khi đó điều kiện 51% lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp được sử dụng để tái đầu tư, nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường sẽ không còn ý nghĩa”- đại biểu phân tích.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại từ liêm Về tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) đề nghị bổ sung quy định về chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên và ngược lại.

Đại biểu cho rằng, thực tế đã phát sinh nhiều trường hợp chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên và ngược lại. Do đó, cần đưa các hướng dẫn về chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên và ngược lại vào dự thảo để doanh nghiệp và các bên có liên quan có cơ sở để thực hiện.

Ngoài ra, đại biểu cũng cho rằng, hoạt động chia tách, sáp nhập, hợp nhất (M&A) doanh nghiệp diễn ra càng nhiều và trở nên phổ biến. Về vấn đề này, dự thảo vẫn còn quy định chung chung như các quy định liên quan đến người lao động, tài sản, các quyền và nghĩa vụ của các công ty sau khi thực hiện thủ tục chia tách sát nhập, hợp nhất. Do đó, cần có quy định cụ thể để hướng dẫn về thủ tục cũng như giải quyết các vấn đề sau khi chia tách, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh xuân Đại biểu Hà Sỹ Đồng cũng đề nghị xem xét bổ sung các quy định về bán công ty hoặc bán chi nhánh, đơn vị trực thuộc của công ty đối với các loại hình doanh nghiệp khác, do hiện nay chưa có khung pháp lý quy định cho việc bán công ty, trừ doanh nghiệp tư nhân nên thực tế các bên chỉ tiến hành chuyển nhượng cổ phần dẫn tới rủi ro cho bên tiếp nhận, vì không có cơ chế theo pháp luật quy định rõ trách nhiệm.

Nhiều vấn đề khác của dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cũng được các đại biểu thảo luận như các quy định liên quan đến công ty hợp danh, trách nhiệm của hội đồng quản trị, quyền của ban kiểm soát… Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ tiếp tục được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Ba Đình Nguồn Báo Hải Quan
[Read More...]


Dự báo xuất khẩu thủy sản đạt 7 tỷ USD



Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa đưa ra dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm nay khoảng 7 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2013.


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông Cơ sở để Vasep đưa ra dự báo trên là căn cứ trên tình hình xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm nay, đạt 2,86 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2013. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm tăng ở tất cả các thị trường, còn xuất khẩu cá tra, bạch tuộc đã có dấu hiệu phục hồi.

Cụ thể, trong số 2,86 tỷ USD nói trên, mặt hàng tôm chiếm trên 49%, tương đương 1,4 tỷUSD, tăng 83% so với cùng kỳ năm 2013. Tôm xuất khẩu qua thị trường Mỹ có giá trị tăng trưởng đến 120%, Hàn Quốc 108%, Thụy Sĩ là 109%, còn các thị trường khác đều có mức tăng trưởng từ 11-96%... có thể mang về cho Việt Nam khoảng 3,5 tỷ USD.

Cá tra vẫn tiếp tục tăng trưởng nhờ thị trường Mỹ, còn các thị trường mới như ASEAN, châu Mỹ vẫn tăng dù thấp hơn.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh xuân Vasep dự báo mặt hàng bạch tuộc xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng trưởng và có thể đạt 470 triệu USD trong năm nay, còn xuất khẩu cá ngừ sẽ gặp những khó khăn nhất định và chỉ đạt khoảng 450 triệu USD, giảm 15% so với năm 2013.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hà Đông Nguồn Tạp Chí Thuế
[Read More...]


Tình hình buôn lậu tiếp tục diễn biến phức tạp



Thu giữ hàng vi phạm trị giá gần 88 tỷ đồng- đó là kết quả được công bố tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Cục Điều tra chống buôn lậu- Tổng cục Hải quan, tổ chức ngày 18-6 . Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn tới dự và chỉ đạo hội nghị.


Phó Tổng cục trưởng TCHQ Nguyễn Văn Cẩn phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Q.H

Báo cáo đánh giá công tác 6 tháng đầu năm 2014, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Các đối tượng lợi dụng sự thông thoáng, ưu đãi trong cơ chế chính sách để thực hiện các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa.

Bên cạnh đó, xuất hiện những phương thức, thủ đoạn mới, tập trung vào các nhóm hàng hóa: Ma túy, rượu ngoại, thiết bị y tế đã qua sử dụng, xe ô tô của Việt kiều hồi hương, hàng tạm nhập tái xuất, hàng hóa ở khu kinh tế cửa khẩu, hàng bách hóa Trung Quốc…

Trước tình hình đó, lãnh đạo Cục đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo Tổng cục Hải quan; phân công, sắp xếp CBCC nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Kết quả, trên các mặt công tác đã có sự chuyển biến rõ nét. Đó là, các lực lượng đã thực hiện hiệu quả nhiều chuyên đề lớn, chuyên án lớn cũng như kế hoạch đấu tranh, ngăn chặn, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn cộng đồng và thu ngân sách Nhà nước.

Kết quả, tính đến 15-5-2014, các đơn vị thuộc Cục đã trực tiếp, phối hợp phát hiện, bắt giữ 65 vụ, khởi tố 3 vụ. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm khoảng 87,845 tỷ đồng, thu nộp vào ngân sách Nhà nước 4,436 tỷ đồng.

Điển hình là tại cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh, Hải đội 1 kiểm tra, khám xét 6 tàu thủy vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, thu giữ 120 tấn thịt, nội tạng trâu, bò đông lạnh, trị giá ước tính 6 tỷ đồng.

Một vụ việc khác, Đội 1 chủ trì, phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan số 1 (Cục Hải quan Quảng Ninh) kiểm tra, khám xét xe ô tô BKS 14-05013 vận chuyển 150 thùng rượu Chivas (900 chai 750ml) không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu, trị giá khoảng 1 tỷ đồng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại từ liêm Hội nghị cũng tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp đến từ các Đội nghiệp vụ, trong đó tập trung vào việc nâng cao năng lực cho công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, phòng chống ma túy. Đại diện các lực lượng đề xuất, cần bổ sung, trang bị hệ thống mạng truy cập vào cơ sở dữ liệu nghiệp vụ hải quan; bổ sung lực lượng có chuyên môn nghiệp vụ...

Để làm tốt công tác 6 tháng cuối năm 2014, Cục Điều tra chống buôn lậu xác định các đơn vị thực thuộc cần thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như thực hiện đúng tiến độ các đề án; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ kiểm soát hải quan. Đồng thời, các lực lượng tăng cường thực hiện các giải pháp ngăn chặn, bắt giữ, xử lý kịp thời, không để xảy ra các vụ việc lớn, nổi cộm có tính đường dây, ổ nhóm…

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hà đông Ghi nhận những kết quả đơn vị đạt được, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn yêu cầu Cục Điều tra chống buôn lậu, các Đội Kiểm soát kiểm soát toàn diện các khâu nghiệp vụ dựa trên nền tảng VNACCS/VCIS. Trên cơ sở các thông tin có được trên Hệ thống, các lực lượng cần phân tích, đánh giá, đấu tranh hiệu quả.

Với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả (Ban chỉ đạo 389), lực lượng chuyên trách chống buôn lậu sẽ có nhiều cơ hội để trao đổi, chia sẻ thông tin với các lực lượng chức năng ở 63 tỉnh, thành phố. Trong thời gian tới, đơn vị cần tập trung mọi nguồn lực, trí tuệ xây dựng Nghị định, các văn bản pháp luật liên quan đáp ứng yêu cầu thực tế đề ra.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Ba Đình Nguồn Báo Hải Quan

[Read More...]


Phân định rõ khái niệm vốn nhà nước tại doanh nghiệp



Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất khái niệm về vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Và việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào DN cũng mới chỉ được một số Luật liên quan điều chỉnh. Điều này cho thấy cần thiết phải có một quy định cụ thể, rõ ràng trong Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh đang trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Quy định rõ khái niệm vốn nhà nước sẽ giúp quản lý chặt chẽ và hiệu quả nguồn vốn này. Ảnh Internet.

“Cần phân định rõ để quản khối tài sản khổng lồ này!”

Phát biểu tại Hội trường trong phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo Luật này, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cho rằng, vốn nhà nước có 2 loại: Một là vốn được cấp từ ngân sách hoặc những khoản phải nộp vào ngân sách, nhưng được giữ lại hoặc những khoản từ quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài nguyên; hai là vốn tín dụng bao gồm tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và tín dụng cho nhà nước bảo lãnh.

Tuy nhiên, theo đại biểu, tại dự thảo Luật quy định về phần vốn tín dụng còn ít và qua trao đổi với nhiều người đều mong muốn trong vốn nhà nước này thì tỷ lệ và hàm lượng vốn tín dụng phải tăng lên và vốn cấp phải giảm đi. Bởi vì theo đại biểu, trách nhiệm đối với vốn vay với những hợp đồng, với lãi suất cụ thể chắc sẽ khác với vốn giao, vốn cấp chỉ tuân theo một nguyên tắc chung chung là đảm bảo bảo toàn và tăng giá trị vốn, cũng chưa tính đến yếu tố trượt giá hay yếu tố nào khác. Do đó, đại biểu đề xuất dự thảo Luật phải quy định rõ để trong vốn nhà nước tỷ lệ, hàm lượng vốn tín dụng phải tăng nhiều hơn.

Về trách nhiệm của một số chủ thể trong quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, nhất là khi để xảy ra hiện tượng thất thoát, lãng phí, hoặc tham nhũng, tiêu cực, tránh tình trạng khi những việc đó xảy ra “toàn thấy lãnh đạo doanh nghiệp chịu trách nhiệm, còn các cơ quan quản lý nhà nước thì trách nhiệm ít, thậm chí vô can”.

Theo đại biểu Dương Quang Sơn (Bắc Kạn), vốn đầu tư của nhà nước vào doanh nghiệp tăng từ 136.000 tỷ đồng trước năm 2006 lên đến trên 921.000 tỷ đồng năm 2012. Theo đại biểu, một khối lượng tài sản khổng lồ của nhà nước chỉ được quản lý bằng văn bản dưới luật (vì Luật Doanh nghiệp nhà nước hết hiệu lực vào 1-7-2010) là không phù hợp và cần thiết phải sớm ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Quy định quản lý nhà nước về đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo đại biểu còn chung chung, chưa cụ thể.

Đại biểu Dương Quang Sơn cho rằng, việc quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp không phải là nhà nước trực tiếp quản lý mà giao cho doanh nghiệp. Nhà nước thông qua doanh nghiệp để quản lý vốn của mình, do vậy nhà nước, cần tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để doanh nghiệp căn cứ vào đó sử dụng vốn một cách đúng đắn và có hiệu quả cao.

Theo quy định của dự thảo Luật, vốn nhà nước tại doanh nghiệp là vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và vốn được hình thành từ các khoản phải nộp ngân sách nhà nước được trích để lại; nguồn quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp; quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn nhà nước được tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến; giá trị quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài nguyên quốc gia được Nhà nước giao cho doanh nghiệp; các nguồn vốn khác được Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, bao gồm vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Một vốn- 4 quy định

Điểm lại các quy định có liên quan trong các Luật, Nghị quyết của Quốc hội về vốn nhà nước mới thấy rằng có quá nhiều Luật điều chỉnh.

Tại Khoản 10 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005 quy định: “Vốn nhà nước là vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước”.

Tại Luật Đấu thầu năm 2013 quy định: “Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách Nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất”.

Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng có quy định: “Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước,vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh và vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý”.

Văn bản thứ tư có điều chỉnh đối với vốn nhà nước đó là tại Nghị quyết số 49/2010/QH12 của Quốc hội quy định: “Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và vốn khác do Nhà nước quản lý”.

Đó là chưa kể đến các quy định, hướng dẫn của Chính phủ về quản lý tài chính đối với DNNN.

Mặc dù nhiều quy định chồng chéo, nhưng do thiếu sự nhất quán và đồng bộ nên hiện dẫn đến cách hiểu sai về vốn nhà nước đầu tư trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp hiện được hiểu gồm cả vốn của doanh nghiệp cấp 1 đầu tư vào doanh nghiệp khác nên các công ty con, công ty liên kết của các tập đoàn, tổng công ty cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật về vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp khác. Từ đó dẫn đến phạm vi quản lý của chủ sở hữu Nhà nước rộng, không rõ ràng và không phù hợp nên xác định không đúng chủ sở hữu vốn...

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thanh xuân Nhằm khắc phục những bất cập trên, dự thảo Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh đã quy định cụ thể khái niệm vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp để các cơ quan quản lý và doanh nghiệp có cơ sở xác định vốn của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và vốn do doanh nghiệp huy động.

Việc xác định tách bạch, rõ ràng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp nhằm xử lý các vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý vốn, tài sản của doanh nghiệp khi doanh nghiệp sử dụng vốn, tài sản để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; đồng thời cũng xác định rõ quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu và HĐTV hoặc Chủ tịch công ty.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh xuân DNNN cũng đã tạo việc làm cho khoảng 1.255 nghìn người lao động, có mức thu nhập tương đối ổn định so với thực trạng của kinh tế Việt Nam trong những năm qua.

Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển, tăng từ 136.000 tỷ đồng trước năm 2006 lên 921.000 tỷ đồng năm 2012, tập trung chủ yếu ở các tập đoàn, tổng công ty.

Phần lớn DNNN hoạt động có lãi, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình của DNNN những năm 1999-2000 khoảng 14%/năm, tăng lên 20,5% năm 2005, giai đoạn 2007-2012 tuy gặp khó khăn, nhưng vẫn đạt trung bình khoảng 16%/năm. Số doanh nghiệp thua lỗ và hòa vốn giảm mạnh, từ 60% xuống còn 20% năm 2012. Nộp ngân sách tăng bình quân 10-30%. Sắp xếp, cổ phần hóa DNNN đã đạt được trên 6.000 doanh nghiệp. Tái cơ cấu DNNN bước đầu đã có một số kết quả tích cực.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hà Đông Nguồn Báo Hải Quan

[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page