Chính sách thuế đối với doanh nghiệp giáo dục-đào tạo



–Doanh nghiệp hoạt động hai lĩnh vực Giáo dục và đầu tưc thì có được miễn giảm thuế TNDN, thuế GTGT



–Sẽ được áp dụng kê khai theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT hay hay thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu.


–Vậy những hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp theo quy định thì có được khấu trừ không? (trong khi đó, theo quy định thì hoạt động giáo dục không áp dụng thuế GTGT có đúng không?)



*Hướng dẫn:



– Căn cứQuyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ, danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.


– Căn cứQuyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ.


– Căn cứThông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, hướng dẫn về ưu đãi thuế như sau:



– Tại Điều 18 quy định điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.



– Tại Khoản 3 Điều 19 hướng dẫn về thuế suất ưu đãi như sau:



“3. Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với:

a) Phần thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thảo và môi trường (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hóa).



– Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa được thực hiện theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định.”



– Tại Khoản 2 Điều 20 hướng dẫn ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế như sau:



“2. Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong năm năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ.”


– Căn cứThông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định:



– Tại Khoản 13 Điều 4 quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:



“Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp…”

Trung tâm kế toán thực hành Tại hà đông


– Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 14 Chương III quy định nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:



“1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất…



2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.”

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên


*Theo đó:


–Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thuộc danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 và Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013 và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 thì Công ty được hưởng thuế suất ưu đãi và miễn thuế, giảm thuế theo hướng dẫn tại Điều 19, Điều 20 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài Chính nêu trên.

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận thanh xuân


–Doanh nghiệp có hoạt động dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật thì hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT


–Doanh nghiệp chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.



*Nguồn công văn: CÔNG VĂN 9305/CT-HTR ngày 21 tháng 3 năm 2014 TRẢ LỜI CHÍNH SÁCH THUẾ LIÊN QUAN ĐẾN ƯU ĐÃI MIỄN GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP DO CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI BAN HÀNH

dịch vụ chữ ký số tại hải phòng
[Read More...]


Các chi phí được ghi nhận giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp



+ Căn cứ:Theo IV. CÁC KHOẢN CHI ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ Thông tư số:130 /2008/TT-BTC Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp



+ Căn cứ:Theo Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế Thông tư số:123/2012/TT-BTC Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2012 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp


+ Căn cứ: Theo “Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế Luật số: 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP


+ Căn cứ:Theo Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế Thông tư số: 218/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2013Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp


+ Căn cứ:Thông tư số:119/2014/TT- BTC Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2014Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế


Điều 6. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp



+ Căn cứ:Thông tư số:151 /2014/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế


Điều 1: Sửa đổi, bổ sung tiết e, điểm 2.2 và điểm 2.31 Khoản 2, Điều 6, Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (gọi chung là Thông tư số 78/2014/TT-BTC)



+ Căn cứ: Luật số: 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế


3. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 9 như sau:


“a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;”.


4. Bãi bỏ điểm m khoản 2 Điều 9.



+ Căn cứ:Theo Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế Thông tư số: 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 6 năm 2014Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp



+ Căn cứ:Theo Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) Thông tư số: 96/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2015 Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính



1. Chi phí hàng hủy do bị hư hỏng, hết hạn sử dụng: Hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên không được bồi thường và nằm trong định mức do doanh nghiệp xây dựng thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.



Trường hợp hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên vượt quá định mức do doanh nghiệp xây dựng thì phần vượt định mức sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế


2. Nguyên vật liệu vượt mức định mức đã đăng ký với cơ quan thuế: Cần phải xây dựng định mức lớn hơn mức tiêu hao nguyên vật liệu thực tế từ 10-15% để tránh bị vượt mức. Trường hợp đã qua thời kỳ kế toán cần phải căn chỉnh lại sao cho mức tiêu hao thực tế nằm dưới định mức đã đăng ký. Ngoài ra còn cần phải tìm hiểu thêm về định mức của ngành, của vùng… để xây dựng mức hợp lý. Ví dụ về mức tiêu thụ xăng cho đơn vị vận tải.


3. Nguyên vật liệu tiêu hao không đúng công năng kỹ thuật cũng sẽ bị loại. Ví dụ doanh nghiệp vận tải chỉ có xe chạy bằng dầu nhưng lại lấy hóa đơn xăng, thuế sẽ kiểm tra từ hồ sơ kỹ thuật của xe và sẽ loại trừ các hóa đơn xăng này.


4. Trường hợp ký hợp đồng mua nguyên nhiên vật liệu mà đơn vị không có kho bãi chưa và viết hóa đơn 1 lần vào cuối tháng với giá trị lớn, lúc thanh toán cần phải kèm theo các chứng từ chi tiết bổ sung như: phiếu xuất kho của bên bán mỗi lần đơn vị lấy hàng, bảng kê từng ngày nhận hàng có ký nhận của bên bán và xác nhận của bên mua… thì chi phí đó mới hợp lý.


5. Trường hợp hóa đơn xuất ra trước ngày có hóa đơn đầu vào thì cần thu thập các chứng từ bổ sung như: phiếu xuất kho của bên bán, biên bản giao nhận hàng… Tuy nhiên việc này không được tiếp diễn thường xuyên và ngày cách nhau thường không quá 5 ngày mới có khả năng giải trình với cơ quan thuế


6. Khoản chi phí khấu hao tài sản cố định xe ô tô từ 9 chỗ trở xuống có giá trị từ 1,6 tỷ trở lên cần phải được bổ sung ngành nghề vận tài, xuất một vài hóa đơn về vận tải để hợp lý hóa phần chi phí này.


7. Tài sản cố định (TSCĐ) khi mua sắm cần phải hợp lý hóa sử dụng cho các bộ phận sử dụng để sao cho tài sản đó tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu không cũng bị loại trừ.


8. TSCĐ dừng theo mùa vụ dưới 9 tháng và để di chuyển, sửa chữa dưới 12 tháng vẫn được khấu hao trong thời gian tạm ngừng nếu doanh nghiệp có thông báo gửi cơ quan thuế nêu rõ lý do tạm dừng của TSCĐ chậm nhất khi nộp hồ sơ kê khai quyết toán thuế TNDN theo quy định của năm có tài sản tạm thời dừng


9. Chi phí khấu hao TSCĐ nếu đã áp dụng phương pháp nào là phải áp dụng thống nhất từ tất cả các kỳ kinh doanh, không được thay đổi giữa chừng khi mà không có hồ sơ tài liệu chứng minh cho việc thay đổi đó.


10. Chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê, chi phí để có được TSCĐ không thuộc TSCĐ (bằng sang chế, tài liệu kỹ thuật, chuyển giao công nghệ…) cần được phân bổ trong 3 năm, nếu phân bổ vượt qua 3 năm thì phần vượt đó bị loại trừ vào các năm từ năm thứ tư trở đi.


11. Các khoản chi nhỏ cho việc đầu tư xây dựng cơ bản thường đưa vào chi phí của các năm chưa hình thành tài sản, tuy nhiên sẽ bị loại ra khỏi chi phí hợp lý. Do vậy cách ghi chép sổ sách sao cho đó không phải là chi phí liên quan đến việc đầu tư xây dựng cơ bản.


12. Chi phí sửa chữa TSCĐ phải phù hợp với tài sản hiện có, nếu không có loại tài sản theo hóa đơn sửa chữa thì cần yêu cầu người xuất hóa đơn ghi linh động theo tài sản mình hiện có. Nếu người xuất hóa đơn không đồng ý xuất thì không nên đưa vào.


13. Chi phí thu mua hàng hóa, chi phí liên quan đến việc mua TSCĐ cần phải được tính vào tiền mua hàng, TSCĐ, không được đưa vào chi phí trong kỳ. Trường hợp không sửa được số liệu thì cần phải điều chỉnh lại câu chữ, cách ghi chép sao cho đó là chi phí trong kỳ chứ không phải chi phí thu mua.


14. Các khoản chi khoán bằng tiền mặt không có hóa đơn Gía trị gia tăng như công tác phí, ăn trưa, lương theo doanh số… không theo quy định của quy chế tài chính do doanh nghiệp ban hành, sẽ bị áp mức tối thiểu theo quy định của nhà nước. Mức này rất thấp so với chi phí thực tế doanh nghiệp chi. Do vậy cần phải kiểm tra để sửa đổi hoặc bổ sung quy chế trước khi quyết toán.


15. Các chi phí dưới 200.000đ quá nhiều và cho những mặt hàng không nằm trong quy định về lập bảng kê bán lẻ.

Trung tâm kế toán thực hành Tại long biên


16. Chi phí điện nước của văn phòng đi mượn (không phải là văn phòng thuê) nhưng không mang tên công ty. Do vậy cần hợp lý hóa bằng cách thuê văn phòng với mức giá thấp và có đóng thuế nếu chi phí điện nước này lớn.


17. Do chi chiết khấu nằm trong loại chi phí bị khống chế 10% cho nên lúc xuất hóa đơn tính luôn giá đã có chiết khấu hàng bán để tránh hiện lên chi phí này.


18. Các loại chi phí bị khống chế 10% lúc thực hiện nên biến tướng thành những loại chi phí tương tự nhưng không bị khống chế như:khảo sát thăm dò, trưng bày sản phẩm, tổ chức hội chợ, hoa hồng môi giới….


19. Các chi phí biếu tặng, khuyến mại này chi cho 1 người thì chỉ nên để ờ mức dưới 10 triệu để tránh bị đánh thuế Thu nhập cá nhân.


20. Chi phí dùng thử, khuyến mại, chiết khấu hàng bán, quà tặng khách hàng… cần phải được xây dựng chương trình có quy mô, chặt chẽ, số lượng xuất ra cần phải phù hợp với chương trình đã xây dựng.


21. Các hóa đơn giảm trừ doanh thu từ các khách hàng phát hành vì giảm khối lượng công việc hoàn thành, hoặc các đại lý gửi hàng xuất cho phần chiết khấu … kế toán cần lưu ý để ghi giảm chi phí tương ứng với phần hóa đơn điều chỉnh đó.


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh

22. Chi phí lương theo doanh thu phải có quy chế rõ ràng và mỗi lần tính lương cần phải có các bảng tính toán kèm theo tương ứng với doanh thu ghi nhận trong kỳ hoặc số tiền nộp về trong kỳ được ghi nhận vào sổ sách kế toán thuế. Tránh tình trạng lương tính theo doanh thu thực tế, doanh thu tính theo hóa đơn xuất ra, hoặc là tiền thu về chỉ có trên ngân hàng.


23. Chi phí lương được thể hiện trên các bảng lương, nếu lương được chi bằng tiền mặt thì phải có chữ ký của người nhận lương khớp với chữ ký của người ký hợp đồng lao động.


24. Tiền thù lao Hội đồng quản trị (HĐQT) cho thành viên HĐQT cần phải có một biên bản họp của Hội đồng cổ đông nhất trí cử các thành viên đó tham gia trực tiếp vào hoạt động điều hành doanh nghiệp, hoặc nếu là thù lao kiêm nhiệm của thành viên HĐQT thì nên cộng gộp vào lương để hợp lý hóa.

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận tại từ liêm


25. Nếu cơ cấu lương vào chi phí thì cần cân nhắc về mức thuế Thu nhập cá nhân phải đóng so với mức thuế TNDN phải đóng thì mức nào lớn hơn.


26. Chi phí thưởng các dịp lễ, tết…, để đưa vào chi phí thì cần biến tướng sang một loại chi phí khác như hỗ trợ tăng thêm ăn trưa, lương kinh doanh năm.


27. Chi phí tiền thưởng cuối năm, tiền lương tháng 13 được đưa vào chi phí hợp lý hợp lệ (Thông tư 18) nếu có ghi trong hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể.


28. Cần phải cân đối số vốn đăng ký kinh doanh để sao cho các cổ đông có khả năng góp đủ vốn, nếu không chi phí đi vay sẽ không được tính ở phần tương đương vốn góp chưa đủ.


29. Các khoản tiền vay của các đối tượng là cá nhân nếu vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định thì sẽ bị loại, do đó cần phải hợp lý hóa bằng cách tăng gốc vay lên để giảm mức lãi suất xuống


30. Xác định những hóa đơn bị mất không xin được sao y bản chính thì loại luôn ra khỏi chi phí tổng giá trị hóa đơn đó, trường hợp xin được sao y bản chính mà chưa làm tơ khai mất hóa đơn và nộp phạt thì đưa phần thuế Gía trị gia tăng của hóa đơn đó vào chi phí.


dịch vụ chữ ký số tại hưng yên
[Read More...]


Chứng từ ngân hàng: giải trình cơ quan thuế



Một công tác lưu trữ



- In sao kê đầy đủ 12 tháng kèm theo các chứng từ : Giấy báo Nợ, Giấy báo có của Ngân hàng


- Mỗi tháng là một tập kẹp lại của tháng nào ra tháng đó đừng để lẫn lộn giữa các tháng trong năm


- Ủy nhiệm chi thì phô tô để kẹp cùng hóa đơn > 20.000.000 hoặc chuyển khoản đục lỗ lưu thành 01 tệp Acco, thích thì nhích hỏi là có ngay khỏi mất công lục lọi


- Phải có đầy đủ sổ phụ theo từng tháng gồm có: sổ phụ, giấy báo (nợ, có), chứng từ đi kèm (giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, lệnh chi,…). Có sao kê hàng tháng và năm.


Chú ý:Ủy nhiệm chi nếu mất làm công văn xin sao y trích lục với ngân hàng giao dịch xin lại => ngân hàng sẽ tính phí


-Khi giải trình thanh kiểm tra thuế nếu mất UNC thì các bạn lấy sao kê ngân hàng và giấy báo Nợ để giải trình và xin thời gian để xin trích lục với ngân hàng


Hai công tác sổ sách


- Kiểm tra sổ 112 với số phụ ngân hàng, số dư hàng tháng và số dư cuối năm khớp với số dư cuối năm trên sổ phụ Ngân hàng hay không? Đối chiếu kiểm tra kỹ hàng tháng của năm tài chính


- Sổ phụ file cứng do ngân hàng in ra hàng tháng trong năm và file mềm kết xuất từ Internet Banking. Công ty nào chưa đăng ký thì nên đăng ký, để kiểm tra cho dễ, ko cần phải tìm tới tìm lui trong đống sổ phụ. Việc tra cứu nhanh gọn lẹ nếu khi cần tra cứu thì cũng nhanh ko phải chạy tới lui lên ngân hàng, hoặc trong công việc sếp hay hỏi những khoản chuyển tiền đi và về mà cuối tháng mới lấy được sổ phận rất bất tiện, đôi khi công nợ khách hàng chuyển tiền rùi kế toán cũng sẽ ko thể biết mà chỉ sếp biết đơn giản tiền đi hay vào sếp đều được gửi tin nhắn qua điện thoại còn bạn sẽ là người chậm thông tin


- Kiểm tra kỹ lại hoạch toán kế toán các nghiệp vụ thanh toán và chuyển tiền, vì trên sao kê ngân hàng ghi đôi khi không rõ ràng kế toán thường hoạch toán râu ông này cắm cằm bà kia, công nợ của khách hàng này lộn công nợ với khách hàng khác


- Việc hạch toán căn cứ vào UNC hoặc giấy báo nợ, giấy báo có nếu chỉ căn cứ sao kê ngân hàng bạn sẽ bị lộn vì trên sao kê nhiều ngân hàng gộp luôn chi phí chuyển tiền vào đấy => cuối năm bạn dôi ra 1 khoản chênh lệch công nợ: ví dụ chuyển tiền thanh toán công nợ công ty A UNC : 50.000.000 nhưng trên sao kê lại là: 50.011.000 thực ra 11.000 là phí ngân hàng



Ba các hình thức chuyển khoản để đúng luật thuế


-Các lưu ý đối với hóa đơn đầu vào > 20.000.000


-Bên Mua và bên bán Phải đăng ký tài khoản sử dụng với cơ quan thuế



Các trường hợp chuyển khoản giữa bên Mua và bên Bán


- Bên Mua Nộp thẳng tiền vào tài khoản bên Bán = Giấy nộp tiền => Không hợp lệ


- Bên Mua Dùng Ủy nhiệm chi thanh toán sang tài khoản giám đốc hoặc cá nhân Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ


- Bên Mua Dùng tài khoản giám đốc cty thanh toán sang tài khoản giám đốc hoặc cá nhân Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ


- Bên Mua Dùng tài khoản giám đốc cty thanh toán sang tài khoản Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ


- Bên Mua Dùng Ủy nhiệm chi thanh toán từ tài khoản cty Bên Mua thanh toán sang tài khoản Công Ty bên Bán = > Hơp lệ



Chú ý: nhiều doanh nghiệp mới thành lập do tiết kiệm chi phí nên tự làm kế toán nên không thuê kế toán nên cứ nghĩ cứ nộp tiền vào tài khoản bên bán thì được xem là chuyển khoản thanh toán



Bốn những lưu ý về chứng từ ngân hàng


+Trước đây:

Theo Điều 9,Thông tư 156/2013/TT-BTCquy định thời hạn nộp Mẫu 08/MST như sau:

“Điều 9. Thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký thuế

Trung tâm kế toán thực hành Tại hà đông

Đối với người nộp thuế đã được cấp đăng ký thuế nhưng chưa thông báo thông tin về các tài khoản của người nộp thuế đã mở tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng với cơ quan thuế trước thời điểm Nghị định 83/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì phải thông báo bổ sung tại Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này, thời hạn chậm nhất ngày 31 tháng 12 năm 2013.

Người nộp thuế trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi có thay đổi, bổ sung số tài khoản tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thì phải thông báo cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày phát sinh sự thay đổi tại Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này (thay thế Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế).“


+Hiện nay:

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên

Theo nghị định 78/2015/NĐ-CP, ban hành ngày 14/09/2015 Điều 53. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quy định các thông tin thay đổi đăng ký thuế như:địa chỉ nhận thông báo thuế,đăng ký thông tin tài khoản ngân hàng... thì doanh nghiệp làm theo mẫu và nộp tại Sở kế hoạch đầu tư chứ không nộp theo mẫu 08/MST tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp như trước đây. Quy định này có hiệu lực từ 01/12/2015.


Chú ý: hiện nay một số chi cục thuế các quận huyện không còn nhận mẫu 08 của doanh nghiệp. Thay vào đó, doanh nghiệp phải làm mẫu PL I-15 nộp cho Sở Kế Hoạch và Đầu Tư.

Doanh nghiệp phải làm mẫu PL I-15 nộp cho Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thay cho mẫu củ 08/MST



+Mức phạt chậm nộp Mẫu 08/MST


Theo Điều 7 Thông tư số 166/2013/TT-BTCngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định về mức phạt chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế như sau:

“Điều 7. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định:

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận thanh xuân

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.

2. Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).

3. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế quá thời hạn quy định trên 30 ngày.

b) Không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế.

c) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.”

dịch vụ chữ ký số tại hải dương
[Read More...]


Kinh nghiệm kiểm tra thuế TNDN chuẩn bị quyết toán thuế



 Đây là loại thuế mà các cơ quan thuế quan tâm nhất, kiểm tra nhiều nhất và kế toán phải vất vả trong công tác hạch toán loại thuế này nhất. Sau đây được trình bày một số vấn đề cần chú ý khi hạch toán doanh thu chi phí để tính ra lợi nhuận chịu thuế TNDN.


1- Doanh thu tính thuế


1.1. Vấn đề về xuất hóa đơn


Một số DN thương mại bán hàng tiêu dùng cho khách hàng nên thường không phải xuất hóa đơn GTGT, do vậy họ chủ động được đầu ra xuất hóa đơn GTGT bán hàng để tránh phải nộp thuế nhiều. Tuy nhiên ở các DN này lại thường có hai hệ thống tách biệt là kế toán nội bộ và kế toán thuế. Kế toán nội bộ thường thì cập nhật thường xuyên theo yêu cầu báo cáo, còn kế toán thuế thường làm vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm. . . , lúc bán hàng thực tế là một hàng khác, giá khác, nhưng lúc xuất hóa đơn cho khách theo yêu cầu thì là một mặt hàng khác, giá bán khác. Ở đây sẽ xảy ra hai vấn đề:


Trường hợp 1 : Giá bán không đồng nhất, chênh lệch nhau quá lớn mà không có sự kiểm soát cập nhật hàng ngày, dẫn đến cùng một mặt hàng lúc bán với giá rất thấp lúc lại bán với giá gấp 5- gấp 10


-> Cơ quan thuế sẽ đặt câu hỏi, nếu không giải trình được hợp lý sẽ bị áp mức giá bán cao nhất cho các mặt hàng xuất đó. Để tránh vấn đề này thì phải làm như thế nào???


Trường hợp 2: Do không cập nhật được nhập xuất tồn thường xuyên, bán một mặt hàng viết hóa đơn một mặt hàng nên khả năng xảy ra xuất hàng âm. Điều này thì buộc kế toán phải cập nhật thường xuyên nhập xuất các mặt hàng để tránh xảy ra tình trạng này. Trong trường hợp việc xuất kho đã xảy ra lâu rồi thì phải làm cách nào???


1.2. Doanh thu chưa thực hiện.


Một số DN kinh doanh dịch vụ, khách hàng trả trước tiền phí dịch vụ và yêu cầu xuất hóa đơn theo lần thanh toán tiền. Kế toán không phân biệt được đó là doanh thu chưa thực hiện nên mỗi lần xuất hóa đơn đều ghi vào doanh thu. Trong lúc đó chưa có chi phí thực hiện các dịch vụ này dẫn đến LN của doanh nghiệp rất lớn một cách không đúng thực tế – > số thuế TNDN phái nộp rất lớn.


1.3. Hóa đơn xuất khẩu


Một số DN có khách hàng là bên nước ngoài hoặc một tổ chức cá nhân nào đó không cần hóa đơn GTGT, tuy nhiên khách hàng đó lại chuyển tiền qua tài khoản của công ty, công việc cung cấp hàng hóa dịch vụ đã thực hiện xong, hợp đồng đã thanh lý và mọi nghĩa vụ giữa hai bên đã kết thúc. Tuy nhiên để lợi dụng nguồn thuế GTGT phải nộp các DN đó hoãn lại việc xuất hóa đơn, thậm chí còn không xuất hóa đơn. Lúc cơ quan thuế phát hiện ra khoản này, đối chiếu với hợp đồng, thanh lý hợp đồng -> Doanh thu tăng lên và số thuế phải nộp tăng lên đồng thời.


1.4. Xuất hóa đơn mặt hàng không có trong giấy phép kinh doanh.


Một số DN không có chức năng kinh doanh ngành nghề này nhưng lại xuất hóa đơn cho ngành nghề đó, dẫn đến lúc kiểm tra ngoài việc bị phạt hành chính về vấn đề kinh doanh sai ngành nghề, còn bị cơ quan thuế không chấp nhận chi phí đầu vào cho những doanh thu này mà coi đây là một khoản thu nhập khác và đánh thuế trên toàn bộ doanh thu không đúng ngành nghề này.


1.5. Xuất hàng biếu tặng, tiêu dùng nội bộ….


Một số DN xuất hàng biếu tặng, làm từ thiện, tiêu dùng nội bộ. . . nhưng không xuất hóa đơn GTGT nên lúc quyết toán thuế sẽ bị loại khoản này ra khỏi chi phí đồng thời tăng doanh thu các khoản này và tính thuế TNDN trên khoản doanh thu này.


1.6. Xuất mã hàng khác nhau giữa đầu vào và đầu ra


Một số doanh nghiệp mua hàng hóa theo hóa đơn GTGT ghi một mặt hàng, nhưng thực chất là một mặt hàng có nhiều hơn một chủng loại, quy cách của mặt hàng đó. Khi DN xuất hóa đơn bán ra khách hàng lại yêu cầu xuất đúng chủng loại quy cách của mặt hàng đó theo số lượng tương ứng. Lúc đó sẽ có sự khác nhau giữa tên hàng mua vào và bán ra nếu không chứng minh được hàng hóa bán ra là chi tiết từ hàng hóa mua vào thì sẽ không- được chấp nhận đầu vào và phải nộp thuế TNDN trên doanh số bán ra này. Kế toán lúc nhận hóa đơn cần phải chú ý.


1.7. Hàng ký gửi và đại lý bán đúng giá.


Một số DN chỉ nhận hàng ký gửi, đại lý bán đúng giá thì doanh thu bán hàng không phải là là số tiền bán hàng của loại hàng hóa đó mà chỉ là hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý ký gửi( nhưng kế toán lúc bán hàng do khách hàng yêu cầu xuất hóa đơn cho mặt hàng này nên đã xuất ra, trong khi việc xuất hóa đơn này là của bên giao đại lý, ký gửi. Do vậy doanh thu bị tăng lên mà thực ra là doanh nghiệp không được hưởng doanh thu này.


1.8. Hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh


Một số doanh nghiệp tham gia hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh chỉ được phân chia sản phẩm, nhưng là đơn vị đứng ra bán hàng của việc hợp tác kinh doanh này, lúc khách hàng yêu xuất hóa đơn thì lại xuất cho toàn bộ giá trị hàng bán được. Do vậy bị tính thừa doanh thu mà DN không được phân chia, bị nộp thuế trên phần doanh thu không nhận được.


1.9. Điều chuyển tài sản, góp vốn vào công ty hạch toán độc lập.


Theo quy đinh tại TT 153/2010/BTC và từ 01/07/2013 áp dụng TT64/TT-BTC thay thế TT153: Thì việc điều chuyển tài sản, góp vốn bằng tài sản vào các công ty hạch toán độc lập thì phải xuất hóa đơn GTGT. Tuy nhiên đây không phải là khoản doanh thu của doanh nghiệp do vậy lúc hạch toán cần chú ý.


2. Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN


Các khoản chi phí đôi khi đã nằm trong danh mục các khoản chi phí được tính trừ khi xác định thuế TNDN, có hóa đơn tài chính đầy đủ, tuy nhiên xét về mặt hợp lý hợp lệ của cơ quan thuế thì không đáp ứng được. Do vậy cần lưu ý lúc hạch toán các trường hợp chi phí sau đây.


2.1 Chi phí hàng hủy do bị hư hỏng, hết hạn sử dụng:

Hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên không được bồi thường và nằm trong định mức do doanh nghiệp xây dựng thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp hàng hóa bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên vượt quá định mức do doanh nghiệp xây dựng thì phận vượt định mức sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

2.1.1. Các khoản chi khoán bằng tiền mặt không có hóa đơn GTGT như công tác phí ăn trưa, lương theo doanh số. . . không theo quy định của quy chế tài chính do DN ban hành, sẽ bị áp mức tối thiểu theo quy định của nhà nước. Mức này rất thấp so với chi phí thực tế DN chi. Do vậy cần phải kiểm tra để sửa đổi hoặc bổ sung quy chế trước khi quyết toán.


2.1.2. Khoản chi phí khấu hao tài sản cố định xe ô tô từ 9 chỗ trở xuống có giá trị từ 1,6 tỷ trở lên cần phải được bổ sung ngành nghề vận tài, xuất một vài hóa đơn về vận tải để hợp lý hóa phần chi phí này.


2.1.3. TSCĐ khi mua sắm cần phải hợp lý hóa sử dụng cho các bộ phận sử dụng để sao cho tài sản đó tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của DN, nếu không cũng bị loại trừ.


2.1.4. Chi phí khấu hao TSCĐ nếu đã áp dụng phương pháp nào là phải áp dụng thống nhất từ tất cả các kỳ kinh doanh, không được thay đổi giữa chừng khi cảm thấy việc tiêu hao chi phí TSCĐ cho một kỳ nào đó quá lớn mà không có hồ sơ tài liệu chứng minh. Nếu muốn thay đổi cần phải làm các thủ tục thay đổi gửi cơ quan thuế.


2.1.5. NVL vượt mức định mức đã đăng ký với cơ quan thuế: Cần phải xây dựng định mức lớn hơn mức tiêu hao NVL thực tế từ 10-15% để tránh bị vượt mức. Trường hợp đã qua thời kỳ kế toán cần phải căn chỉnh lại sao cho mức tiêu hao thực tế nằm dưới định mức đã đăng ký. Ngoài ra còn cần phải tìm hiểu thêm về định mức của ngành, của vùng. . . để xây dựng mức hợp lý. Ví dụ về mức tiêu thụ xăng cho đơn vị vận tải.


2.1.6. NVL tiêu hao không đúng công năng kỹ thuật cũng sẽ bị loại. Ví dụ doanh nghiệp vận tải chỉ có xe chạy bằng dầu nhưng lại lấy hóa đơn xăng, thuế sẽ kiểm tra từ hồ sơ kỹ thuật của xe và sẽ loại trừ các hóa đơn xăng này.


2.1.7 . Các chi phí dưới 200.000đ quá nhiều và cho những mặt hàng không nằm trong quy định về lập bảng kê bán lẻ.

Trung tâm kế toán thực hành Tại long biên


2.1.8. Tiền thù lao HĐQT cho thành viên HĐQT cần phải ,có một biên bản họp của Hội đồng cổ đông nhất trí cử các thành viên đó tham gia trực tiếp vào hoạt động điều hành DN hoặc nếu là thù lao kiêm nhiệm của thành viên HĐQT thì nên cộng gộp vào lương để hợp lý hóa.


2.1.9. Chi phí điện nước của văn phòng đi mượn(không phải là văn phòng thuê) nhưng không mang tên công ty. Do vậy cần hợp lý hóa bằng cách thuê VP với mức giá thấp và có đóng thuế nếu chi phí điện nước này lớn.


2.1.10. Chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê, chi phí để có được TSCĐ không thuộc TSCĐ (bằng sáng chế tài liệu kỹ thuật, chuyển giao công nghệ. . .) cần được phân bổ trong 3 năm nếu phân bố vượt quá 3 năm thì phần vượt đó bị loại trừ vào các năm từ năm thứ tư trở đi.


2.1.11. Các khoản tiền vay của các đối tượng là cá nhân nếu vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do NHNN quy định thì sẽ bị loại, do đó cần phải hợp lý hóa bằng cách tăng gốc vay lên để giảm mức lãi suất xuống.


2.1.12. Do chi chiết khấu nằm trong loại chi phí bị khống chế 10%cho nên lúc xuất hóa đơn tính luôn giá đã có chiết khấu hàng bán để tránh hiện lên chi phí này.


2.1.13. Các loại chi phí bị khống chế 10% lúc thực hiện nên biến tướng thành những loại chi phí tương tự nhưng không bị khống chế như: khảo sát thăm dò, trưng bày sản phẩm, tổ chức hội chợ. . . .


2.1.14. Các khoản chi nhỏ cho việc đầu tư xây dựng cơ bản thường đưa vào chi phí của các năm chưa hình thành tài sản, tuy nhiên sẽ bị loại ra khỏi chi phí hợp lý. Do vậy cách chúng ta ghi chép sổ sách sao cho đó không phải là chi phí liên quan đến việc đầu tư xây dựng cơ bản.


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng

2.1.15. Các hóa đơn giảm trừ doanh thu từ các khách hàng phát hành vì giảm khối lượng công việc hoàn thành, hoặc các đại lý gửi hàng xuất cho phần chiết khấu . . . kế toán cần để ý để ghi giảm chi phí tương ứng với phần hóa đơn điều chỉnh đó.


2.1.16. Chi phí lương theo doanh thu phải có quy chế rõ ràng và mỗi lần tính lương cần phải có các bảng tính toán kèm theo tương ứng với doanh thu ghi nhận trong kỳ hoặc số tiền nộp về trong kỳ. Tránh tình trạng lương tính theo doanh thu thực tế, doanh thu tính theo hóa đơn xuất ra, hoặc là tiền thu về chỉ có trên ngân hàng.


2.1.17. Chi phí sửa chữa TSCĐ phải phù hợp với tài sản hiện có, nếu không có loại tài sản theo hóa đơn sửa chữa thì cần yêu cầu người xuất hóa đơn ghi linh động theo tài sản mình hiện có. Nếu người xuất hóa đơn không đồng ý xuất thì không nên đưa vào.


2.1.18. Chi phí thu mua hàng hóa, chi phí liên quan đến việc mua TSCĐ cần phải được tính vào tiền mua hàng, TSCĐ, không được đưa vào chi phí trong kỳ. Trường hợp không sửa được số liệu thì cần phải điều chỉnh lại câu chữ, cách ghi chép sao cho đó là chi phí trong kỳ chứ không phải chi phí thu mua.


2.1.19. Nếu không có hoạt động của công đoàn cấp trên thì không nên trích phần kinh phí công đoàn vì cq thuế sẽ loại khoản này ra.

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận tại từ liêm


2.1.20. Cần phải cân đối số vốn đăng ký kinh doanh để sao cho các cổ đông có khả năng góp đủ vốn, nếu không chi phí đi vay sẽ không được tính ở phần tương đương vốn góp chưa đủ.


2.1.21. Xác định những hóa đơn bị mất không xin được sao y bản chính thì loại luôn ra khỏi chi phí tổng giá trị hóa đơn đó, trường hợp xin được sao y bản chính thì đưa phần thuế GTGT của hóa đơn đó vào chi phí.


2.1.22. Trường hợp hóa đơn xuất ra trước ngày có hóa đơn đầu vào thì cần thu thập các chứng từ bổ sung như: phiếu xuất kho của bên bán, biên bản giao nhận hàng. . . Tuy nhiên việc này không được tiếp diễn thường xuyên và ngày cách nhau thường không quá 5 ngày mới có khả năng giải trình với cơ quan thuế.


2.1.23. Trường hợp ký hợp đồng mua nguyên nhiên vật liệu mà đơn vị không có kho bãi chứa và viết hóa đơn 1 lần vào cuối tháng với giá trị lớn, lúc thanh toán cần phải kèm theo các chứng từ chi tiết bổ sung như: phiếu xuất kho của bên bán mỗi lần đơn vị lấy hàng, bảng kê từng ngày nhận hàng có ký nhận của bên bán và xác nhận của bên mua. . . thì chi phí đó mới hợp lý.


2.1.24. Chi phí dùng thử, khuyến mại, chiết khấu hàng bán, quà tặng khách hàng. . . cần phải được xây dựng chương trình có quy mô, chặt chẽ, số lượng xuất ra cần phải phù hợp với chương trình đã xây dựng. Các chi phí này chi cho 1 người thì chi nên để ở mức dưới 10 triệu để tránh bị đánh thuế TNCN.


2.1.25. Nếu cơ cấu lương vào chi phí thì cần cân nhắc về mức thuế TNCN phải đóng so với mức thuế TNDN phải đóng thì mức nào lớn hơn.


2.1.26. Chi phí thưởng các dịp lễ, tết hoặc theo doanh số. . . , để đưa vào chi phí thì cần biến tướng sang một loại chi phí khác như hỗ trợ tăng thêm ăn trưa, lương kinh doanh năm.


Chúc các bạn thành công nhé


Nguồn ke - toan .com trích :BTLP


dịch vụ chữ ký số tại hải phòng
[Read More...]


Chi phí lãi vay khi góp vốn điều lệ còn thiếu



 Giai đoạn từ 2013 trở về trước cách tính như sau:


Căn cứ: THÔNG TƯ 130 /2008/TT-BTC Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2008 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

IV. CÁC KHOẢN CHI ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ

2.15. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.


Căn cứ: THÔNG TƯ Số: 123/2012/TT-BTC Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2012 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

2.16. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.


Theo Công văn 2826/TCT-CS 2014 chi trả lãi tiền vay liên quan đến vốn góp

Tại Điểm 2.16 Điều 6 Chương 2 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về khoản chi không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

“2.16. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.”

+ Cách thức xác định chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp được thể hiện tại ví dụ cụ thể như sau:- Tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp ngày 02/01/2013, Công ty A đăng ký vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập.

-Thực tế ngày 02/01/2013, các thành viên mới góp được 6 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 4 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40% số vốn điều lệ đã đăng ký). Công ty A đi vay thêm 4 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

- Ngày 01/04/2013, các thành viên góp thêm 2 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 2 tỷ đồng(chiếm tỷ lệ 20% số vốn điều lệ đã đăng ký). Từ 01/04/2013 đến 31/12/2013 các thành viên không góp thêm vốn.

-Tổng lãi tiền vay Công ty phải trả trong năm là 1 tỷ đồng, trong đó, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng.

Cách tính chi phí lãi vay tương ứng không được trừ khi quyết toán thuế TNDN năm là:


Cách 1:

-Như vậy, chi phí lãi tiền vay không được tính vào chi phí được trừ của giai đoạn từ ngày 02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng x 40% = 240 triệu đồng, của giai đoạn từ ngày 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng x 20% = 80 triệu đồng.

-Trong 1 tỷ đồng chi phí lãi tiền vay năm 2013, Công ty A không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp số tiền chi trả lãi tiền vay là 320 triệu đồng.

-Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm 2013 Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý với phần lãi vay tương ứng phần vốn góp vào còn thiếu đi vay:chỉ tiêu [B4]= 320.000.000 chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu


Cách 2 :

+Theo quy tắc tam xuất: lãi tiền vay giai đoạn 02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng

10.000.000.000 < = > 600.000.000

4.000.000.000 < = > = x =?

+Xách định chi phí hợp lý được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN năm 2013

-Phần vốn góp còn thiếu tương ứng chi phí lãi vay bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN là :-(600.000.000 x 4.000.000.000)/ 10.000.000.000=240.000.000

-Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm 2013 Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý với phần lãi vay tương ứng phần vốn góp vào còn thiếu đi vay:chỉ tiêu [B4]= 240.000.000 chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu

+Theo quy tắc tam xuất: lãi tiền vay giai đoạn 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng

10.000.000.000 < = > 400.000.000

2.000.000.000 < = > = x =?

+Xách định chi phí hợp lý được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN năm 2013

-Phần vốn góp còn thiếu tương ứng chi phí lãi vay bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN là :-(400.000.000 x 2.000.000.000)/ 10.000.000.000=80.000.000

-Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm 2013 Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý với phần lãi vay tương ứng phần vốn góp vào còn thiếu đi vay:chỉ tiêu [B4]= 80.000.000 chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu



Giai đoạn từ 2014 trở đi

Căn cứ:NGHỊ ĐỊNH Số: 218/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2013 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

e) Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu, theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp; lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị tài sản; lãi vay vốn để triển khai thực hiện các hợp đồng tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí;

Căn cứ: THÔNG TƯ Số: 78/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2014 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

2.18. Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.


Căn cứ: Thông tư Số: 96/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2015 Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tưđã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.

Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

- Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

- Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:

+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.

+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.


Công văn số :10002/CT-TT&HT, Ngày phát hành :17/09/2015 V/v chi phí trả lãi vay – Của cục Thuế Bình Dương trả lời Công ty TNHH GTM


+ Cách thức xác định chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp được thể hiện tại ví dụ cụ thể như sau:

Trung tâm kế toán thực hành Tại long biên


Trường hợp 01:

- Tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp ngày 02/01/2014, Công ty A đăng ký vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập.

-Thực tế ngày 02/01/2014, các thành viên mới góp được 6 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 4 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40% số vốn điều lệ đã đăng ký). Công ty A đi vay thêm 4 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

- Ngày 01/04/2014, các thành viên góp thêm 2 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu là 2 tỷ đồng(chiếm tỷ lệ 20% số vốn điều lệ đã đăng ký). Từ 01/04/2014 đến 31/12/2014 các thành viên không góp thêm vốn.

-Tổng lãi tiền vay Công ty phải trả trong năm là 1 tỷ đồng, trong đó, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày02/01 đến ngày 31/03 là 600 triệu đồng, lãi tiền vay phải trả giai đoạn từ ngày 01/04 đến ngày 31/12 là 400 triệu đồng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên

Cách tính chi phí lãi vay tương ứng không được trừ khi quyết toán thuế TNDN năm là:

Xác định chi phí lãi vay vào chi phí hợp lý:

-Số chi phí lãi vay từ tháng 02/01 đến hết tháng 31/012 của số phần vồn vay 4.000.000.000 đồng = 4.000.000.000 đồng vốn điều lệ còn thiếu. Phần này bị loại khỏi chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN; chi phí lãi tiền vay không được tính vào chi phí được trừ của giai đoạn từ ngày 02/01 đến ngày 31/12 là 1 tỷ đồng

-Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm 2014 Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý vào chỉ tiêu [B4]= 1 tỷ đồng chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu



Trường hợp 02:

- Tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cấp ngày 02/01/2014, Công ty A đăng ký vốn điều lệ là 10 tỷ đồng và cam kết góp đủ vốn ngay khi thành lập.

-Thực tế đến ngày 02/01/2014, các thành viên mới góp được 6 tỷ đồng, số vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếulà 4 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 40% số vốn điều lệ đã đăng ký).

-Ngày 01/02/2014 Công ty A đi vay thêm 5 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh lãi suất 10%/năm thời hạn vay là 2 năm

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận thanh xuân

- Ngày 01/01/2015, các thành viên góp thêm 4 tỷ đồng để hoàn thành số vốn đăng ký kinh doanh

Cách tính chi phí lãi vay tương ứng không được trừ khi quyết toán thuế TNDN năm là:

Xác định chi phí lãi vay vào chi phí hợp lý:

-Chi phí lãi vay năm 2014 từ ngày 01/02/2014 đến ngày 31/12/2014= 5 tỷ đồng x 10%/12 x 11 tháng = 458.333.333 đ

- Xuất Toán chi phí: Phần chi phí lãi vay tương với phần vốn góp điều lệ còn góp thiếu là 4 tỷ không được tính vào chi phí hợp lý= 4 tỷ đồng x 10%/12 x 11 tháng = 366.666.667 đ

-Chi phí lãi vay hợp lý được trừ: Phần chi phí lãi vay tương ứng với phần tiền vay được trừ khi xác định thuế TNDN: 458.333.333 đ-366.666.667 đ= 91.666.667 đ

- Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm 2014 Nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý vào chỉ tiêu [B4]= 366.666.667 đ chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu


-Chi phí lãi vay năm 2015: 5 tỷ đồng x 10%=500 triệu đồng do đã góp vốn đã đủ nên toàn bộ chi phí lãi vay năm 2015 được tính toàn bộ vào chi phí hợp lý của năm mà không bị xuất toán



-Chi phí lãi vay năm 2016: 5 tỷ đồng x 10%/12= 41,666,667 đồng do đã góp vốn đã đủ nên toàn bộ chi phí lãi vay năm 2016 được tính toàn bộ vào chi phí hợp lý của năm mà không bị xuất toán

dịch vụ chữ ký số tại hải dương
[Read More...]


Xuất hóa đơn đối với trường hợp doanh nghiệp bị đóng mã số thuế



– Doanh nghiệp bị đóng MST nhưng vẫn xuất hóa đơn đơn do sơ sót hoặc do không nhận được thông báo đóng MST mà vẫn xuất hóa đơn thì xử lý như thế nào?


– Hóa đơn đã xuất giao khách hàng thì xử lý như thế nào?


*Các nguyên nhân:


1.Hết hạn thuê văn phòng nên chuyển qua địa điểm khác mà không thông báo cho thuế. Thuế đi khảo sát tình hình thực tế thì không thấy DN có ở trụ sở => bị khóa MST.


2.Khi bị khóa MST thì doanh nghiệp sẽ không thể đăng nhập hay nộp tờ khai qua mạng được


3.Khi bị khóa MST thì sẽ nằm trong danh sách theo dõi: bỏ địa điểm kinh doanh, nợ thuế quá nhiều hoặc quá lâu mà không nộp, hoặc ko nộp tờ khai quá lâu => cho là bỏ trốn


*Cơ sở pháp lý:


– Luật Quản lý thuế 2006


– Thông tư 80/2012/TT-BTC về việc hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế


– Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành về hóa đơn bán hàng, dịch vụ


– Thông tư số 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế


+++ Về Nguyên nhân đóng mã số thuế


–Tại Khoản 2 điều 15 của Tông tư 80/2012/TT-BTC quy định đối tượng nộp thuế bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (đóng mã số thuế) khi vi phạm các hành vi sau:


“Người nộp thuế ngừng khai thuế, nộp thuế mà không thông báo với cơ quan thuế. Quá thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế, cơ quan thuế gửi công văn thông báo mà không có phản hồi từ phía người nộp thuế. Khi cơ quan thuế kiểm tra không thấy người nộp thuế hoạt động tại cơ sở đã đăng ký với cơ quan thuế”



+++ Về Hóa đơn đóng mã số thuế là hóa đơn bất hợp pháp


–Tại điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định về hóa đơn bất hợp pháp là:


“Hoá đơn hết giá trị sử dụng là hoá đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hoá đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hoá đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế)”


–Theo khoản 5 điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định về việc sử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn


– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này) hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này).

Trung tâm kế toán thực hành Tại hà đông



+++ Về xử lý hóa đơn đã xuất


* Căn cứ: Khoản 1 và 2 Điều 20. Thông tư 39/2014/TT-BTC Xử lý đối với hóa đơn đã lập


1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.


2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh

*Trường hợp 01: Chưa xé hóa đơn đã viết ra khỏi cuống; hóa đơn đã viết đã xé ra khỏi cuống của quyển hóa đơn nhưng chưa giao cho khách hàng hay đã giao khách hàng nhưng trên hóa đơn chưa có đóng dấu bán hàng qua mạng, fax, điện thoại, mail…hoặc chưa ký sống


+ Bước 01: Gạch chéo các liên của số hóa đơn đã viết.


+ Bước 02: làm thủ tục mở MST lại và sau khi MST đã mở lại thì xuất hóa đơn mới giao cho khách


– Hai bên mua và bán không cần phải lâp biên bản thu hồi


– Hóa đơn này bên Bán khi báo cáo sử dụng hóa đơn BC26/AC kê vào mục Xóa bỏ [15]


*Trường hợp 02: hóa đơn đã viết nhưng đã giao cho khách hàng:


+ Bước 01: Hai Bên lập biên bản thu hồi hóa đơn (2 bản - mỗi bên giữ 1 bản).


+ Bước 02: Thu hồi (lấy lại) hóa đơn Viết sai đã giao cho người mua trước đó. Sau đó tiến hành gạch chéo các liên của hóa đơn đã viết và lưu giữ chúng.lấy ghim bấm kẹp ngay tại cuống 3 liên đã viết


+ Bước 03: làm thủ tục mở MST lại và sau khi MST đã mở lại thì xuất hóa đơn mới giao cho khách (theo đúng quy định ).



Về: Cách xử lý khi doanh nghiệp bị đóng mã số thuế:


Dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận hà đông

Doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân bị đóng mã số thuế để có phương án xử lý tốt nhất:

– Gửi công văn xin mở mã số thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp


– Khắc phục các hành vi vi phạm dẫn đến bị đóng mã số thuế như: Hoàn thiện thủ tục đăng ký thay đổi trụ sở mới, treo biển doanh nghiệp, hay nộp đầy đủ tờ khai thuế theo quy định, nộp tiền thuế nợ đang tồn đọng và nộp các khoản tiền vi phạm hành chính…

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan thế sẽ lập biên bản vi phạm đối với người nộp thuế và ra quyết định phạt đối với các hành vi vi phạm của người nộp thuế (mức phạt cao hay thấp, nặng hay nhẹ tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm và mức độ vi phạm của người nộp thuế, cũng như cách ứng xử của doanh nghiệp)

– Sau khi người nộp thuế chấp hành xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì cơ quan thuế sẽ thực hiện các thủ tục mở lại mã số thuế cho doanh nghiệp. 

dịch vụ chữ ký số tại thanh xuân
[Read More...]


Tiền phạt nộp chậm tờ khai thuế GTGT hạch toán thế nào?



Tiền phạt nộp chậm thì hoạch toán

Nợ TK 811/ Có TK 3339

Khi nộp tiền

Nợ TK 3339/ Có TK 111,112


bạn phải phân biệt rõ giữa 421 là (4212 và 4211) đa số nhiều người gộp chung còn chưa phân biệt ý nghĩa tài khoản này

khi bạn làm ăn có lời thì lợi nhuận hàng năm sẽ được treo ở bên Có Tk 4211 còn khi lỗ nó sẽ nằm bên Nợ TK 4211

nếu bạn làm ăn có lời tức số dư nằm bên Có TK 4211 thì số tiền phạt trên bạn có quyền trích lợi nhuận trên để đóng tiền phạt hoạch toán

Nợ tK 4211/ có TK 3339

khi đóng phạt

Nợ TK 3339/ Có TK 111,112

còn nếu bạn đang trong tình trạng lổ tức số dư nằm Bên Nợ TK 4211 bạn đang lỗ thì lấy tiền đâu mà đóng phạt

còn tài khoản 4212 là lợi nhuận chưa phân phối năm nay mà lợi nhuận chưa phân phối năm nay tức năm tài chính hiện tại bạn đang làm bạn đã biết nó lời hay lỗ đâu mà kết chuyển để đóng phạt muốn biết lời lỗ thì phải chờ cuối năm mới xác định được khi quyết toán thuế TNDN

CÒN nếu không vẫn hoạch toán vào 811 xác định lời lỗ bình thường nhưng khi quyết toán thuế TNDN thì trên tờ khai quyết toán thuế năm tại mục

số thứ thự : 1.3 Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế mã số B4 = số tiền nộp phạt nêu trên



sau đây là ý nghĩa mục này trên phần mềm HTKK3.1.6:

Chỉ tiêu [B4] – Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN. Cụ thể:


1. Khoản chi thực tế phát sinh nhưng không liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Khoản chi không có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật; trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường.


2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:


a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.


Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.


b) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).


c) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.


d) Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Trường hợp doanh nghiệp có lãi, có nhu cầu về khấu hao nhanh để đổi mới công nghệ đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng là phần trích khấu hao vượt quá mức khấu hao nhanh theo quy định.


Doanh nghiệp thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện phương pháp trích khấu hao (ví dụ: thông báo lựa chọn thực hiện phương pháp khấu hao đường thẳng...). Hàng năm doanh nghiệp tự quyết định mức trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh.


Tài sản cố định góp vốn, tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản cố định này được tính khấu hao vào chi phí được trừ theo nguyên giá đánh giá lại. Đối với loại tài sản khác không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định có góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình và tài sản này có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản này được tính vào chi phí được trừ theo giá đánh giá lại.


Đối với tài sản cố định tự làm nguyên giá tài sản cố định được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ là tổng các chi phí sản xuất để hình thành nên tài sản đó.


e) Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống mới đăng ký sử dụng và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định từ ngày 1/1/2009 (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch.


Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký tên doanh nghiệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, du lịch, kinh doanh khách sạn.


Tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch là tàu bay dân dụng, du thuyền của các doanh nghiệp đăng ký và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định nhưng trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp không đăng ký ngành nghề vận tải hàng hoá, vận tải hành khách, du lịch.


g) Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.


h) Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí hợp lý đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.


Trường hợp công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng kinh doanh phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được xây dựng trên đất thuê, đất mượn của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (không trực tiếp thuê đất của nhà nước hoặc thuê đất trong khu công nghiệp) doanh nghiệp chỉ được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ đối với các công trình này nếu đáp ứng các điều kiện sau :


- Hợp đồng thuê đất, mượn đất được công chứng tại cơ quan công chứng theo quy định của pháp luật; thời gian thuê, mượn trên hợp đồng không được thấp hơn thời gian trích khấu hao tối thiểu của tài sản cố định.


- Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng , quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp .


- Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định.


i) Khấu hao đối với TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tạm thời không sử dụng cho SXKD, trừ trường hợp TSCĐ tạm dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 9 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng sau đó TSCĐ tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao TSCĐ trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.


k) Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; quyền sử dụng đất có thời hạn nếu có đầy đủ hoá đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật, có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì được phân bổ dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định.


l) Trường hợp doanh nghiệp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng, còn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng.


3. Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý.


Trường hợp doanh nghiệp trong thời gian sản xuất kinh doanh có điều chỉnh, bổ sung định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã thông báo với cơ quan thuế thì phải thông báo lại cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết. Thời hạn cuối cùng của việc thông báo cho cơ quan thuế việc điều chỉnh, bổ sung định mức tiêu hao là thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của năm quyết toán. Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.


4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào (theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho cơ sở, người bán hàng, cung cấp dịch vụ


5. Chi tiền lương, tiền công thuộc một trong các trường hợp sau:


a) Chi tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.


b) Các khoản tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.


c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ các trường hợp sau:


- Doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không sử dụng vào mục đích khác thì quỹ dự phòng được trích lập nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.


Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).


- Quỹ tiền lương của doanh nghiệp đã được duyệt theo quy định thì việc trích lập dự phòng quỹ tiền lương phải đảm bảo nguyên tắc số tiền trích lập dự phòng cộng tổng số tiền lương, tiền công thực tế đã chi trả đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán không vượt quá tổng tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động theo quỹ tiền lương đã được duyệt (nếu có).


- Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.


- Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương nhưng đến ngày 31/12 của năm sau doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải ghi giảm chi phí của năm sau.


d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.


6. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hoá đơn, chứng từ; phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.


Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.


Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.


7. Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến.


8. Chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.


9. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động; Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.


10. Các khoản chi không đúng đối tượng, không đúng mục đích hoặc mức chi vượt quá quy định.


11. Phần trích nộp: Các quĩ bảo hiểm bắt buộc, phần trích nộp kinh phí công đoàn cho người lao động; Phần chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên; chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội (các Hiệp hội này được thành lập theo quy định của pháp luật) mà vượt quá mức quy định.


12. Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước không có đủ chứng từ thuộc một trong các trường hợp sau:


a) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước không có bảng kê (theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo các hoá đơn thanh toán tiền điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.


b) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thanh toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê địa điểm kinh doanh không có bảng kê (theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.


13. Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước.


14. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.


15. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.


16. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng.


17. Trích, lập và sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và chi trợ cấp thôi việc cho người lao động không theo đúng chế độ hiện hành.


18. Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn mà đến kỳ hạn chưa chi hoặc chi không hết.


19. Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;


Mức giới hạn 15% trong 3 năm đầu chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp mới thành lập được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kể từ ngày 01/01/2009, không áp dụng đối với doanh nghiệp được thành lập mới do hợp nhất, chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu.


20. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ; lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành TSCĐ mà TSCĐ này chưa đưa vào sản xuất kinh doanh (không phân biệt doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh).


21. Chi tài trợ cho giáo dục không đúng đối tượng quy định


22. Chi tài trợ cho y tế không đúng đối tượng quy định


23. Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng quy định


24. Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo không đúng đối tượng

Trung tâm kế toán thực hành Tại thanh xuân


25. Phần chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức chi phí tính theo qui định.


26. Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản đã được chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.


27. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế.


28. Các khoản chi của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, kinh doanh chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác không thực hiện đúng theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.


29. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông


30. Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định; chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội ngoài doanh nghiệp; chi từ thiện trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo nêu tại điểm 21, 22, 23, 24 phần này; chi phí mua thẻ hội viên sân golf, chi phí chơi golf.


Khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.


31. Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân.


Dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận cầu giấy

- Thuế thu nhập cá nhân không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là số tiền thuế do doanh nghiệp khấu trừ trên thu nhập của người nộp thuế để nộp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì thuế thu nhập cá nhân doanh nghiệp nộp thay là khoản chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.


- Thuế TNDN nộp thay nhà thầu nước ngoài (thuế nhà thầu) được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong trường hợp thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế TNDN (thuế nhà thầu).


dịch vụ chữ ký số tại hải dương
[Read More...]


Hải quan TP.Hồ Chí Minh: Thu ngân sách tăng khá



Trong gần 4 tháng đầu năm, thu ngân sách của Cục Hải quan TP.HCM tăng 41,4% so với cùng kì năm 2013. Để hoàn thành chỉ tiêu thu 74.800 tỉ đồng, Cục Hải quan TP.HCM đang tích cực triển khai nhiều giải pháp.


Công chức Hải quan Tân cảng – Cục Hải quan TP.HCM kiểm tra hàng NK. Ảnh: T.Hòa

Tính từ đầu năm 2014 đến ngày 17-4, Cục Hải quan TP.HCM đã tăng thu cho ngân sách Nhà nước gần 160 tỉ đồng. Trong đó, tăng thu từ công tác kiểm tra sau thông quan gần 34 tỉ đồng; công tác giá 120 tỉ đồng (sau tham vấn giá 65 tỉ đồng, xác định lại giá 18 tỉ đồng và DN tự điều chỉnh giá 37 tỉ đồng); công tác phúc tập tờ khai tăng thu gần 4 tỉ đồng.

Số thu tăng hơn 40%

Tính đến 17-4, Cục Hải quan TP.HCM thu nộp ngân sách Nhà nước đạt 22.810,95 tỉ đồng, đạt 30,5% so với chỉ tiêu kế hoạch và 29,51% chỉ tiêu phấn đấu (77.300 tỷ đồng), tăng 41,4% so với cùng kì năm 2013. Theo Cục Hải quan TP.HCM, với tình hình thu ngân sách hiện nay, trong tháng 4-2014, số thu toàn Cục sẽ ước đạt khoảng 6.200 tỷ đồng, đưa tổng số thu ngân sách đạt 26.000 tỉ đồng, bằng 34,75% chỉ tiêu kế hoạch và 33,63% chỉ tiêu phấn đấu.

Trung tâm kế toán thực hành Tại hà đông

Trong quý I, kim ngạch XNK đạt 17.058 triệu USD, tăng 3,9% , trong đó, xuất khẩu đạt 8.425 triệu USD, tăng 5,3%, so với cùng kì; nhập khẩu đạt 8.633 triệu USD, tăng 2,46% so với cùng kì. Trong đó, nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao, gồm: xăng dầu đạt 919 triệu USD, tăng 59%; ô tô nguyên chiếc đạt 74,3 triệu USD, tăng 69,25; xe máy nguyên chiếc đạt 2,5 triệu USD, tăng 129,36%; Điện thoại di động và linh kiện điện thoại đạt 196,5 triệu USD, tăng 60,4%, so với cùng kì 2013.

Điểm đáng chú ý, tính đến 31-3, tổng số nợ thuế chuyên thu tại Cục Hải quan TP.HCM là 1.450 tỉ đồng, trong đó nợ trong hạn không phát sinh, mà hoàn toàn là khoản nợ quá hạn; trong số này, nợ khó có khả năng thu hồi là 915 tỉ đồng. Những tháng đầu năm, Cục Hải quan TP.HCM đã triển khai nhiều biện pháp đốc thu và đã đạt được kết quả khá. Cụ thể, số thu hồi nợ thuế chuyên thu của các tờ khai phát sinh trước 1-1-2014 là 220 tỉ đồng, đạt 23% chỉ tiêu do Tổng cục Hải quan giao (trên 952 tỉ đồng).

5 nhóm giải pháp

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thanh xuân

Để hoàn thành chỉ tiêu thu nộp ngân sách Nhà nước 74.800 tỉ đồng năm 2014, Cục Hải quan TP.HCM đã chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện hiệu quả 5 nhóm giải pháp. Trong đó, nhóm về cải cách thủ tục hải quan nhằm rút ngắn thời gian thông quan, giải phóng hàng nhanh; tiếp tục triển khai hiệu quả hoạt động máy soi container tại các cửa khẩu cảng biển nhằm hỗ trợ cho công tác kiểm tra thực tế hàng hóa. Đặc biệt, Cục Hải quan TP.HCM đang tập trung nguồn lực triển khai hệ thống VNACCS/VCIS trong toàn đơn vị, trong đó lãnh đạo Cục chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu kĩ các thông tư hướng dẫn có liên quan đến thủ tục hải quan điện tử nhằm phát hiện những bất cập, ngăn chặn tình trạng gian lận thuế.

Đối với nhóm giải pháp tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc xử lý và thu hồi nợ, xóa nợ xấu, các đơn vị chuyển từ việc theo dõi nợ của các DN sang theo dõi ngân hàng đối với các trường hợp có chứng thư bảo lãnh; phối hợp với ngân hàng xác minh các chứng từ nộp tiền nhằm tránh trường hợp DN gian lận, giả mạo chứng từ, đồng thời tránh gây ùn tắc do việc chậm xác minh thông tin.

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận cầu giấy

Để công tác thu hồi nợ trong năm 2014 đạt kết quả cao, Cục Hải quan TP.HCM yêu cầu các đơn vị phải quyết liệt hơn nữa trong công tác thu hồi nợ đọng, nhất là các khoản nợ phát sinh trước khi Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung có hiệu lực. Các chi cục cần rà soát nợ, đối với những khoản nợ trên 10 năm cần hoàn chỉnh hồ sơ để đề nghị xóa nợ theo quy định. Các khoản nợ có khả năng thu hồi, cần phân loại nợ, đối với những khoản nợ lớn, cần thành lập Tổ đốc thu làm việc với doanh nghiệp để tìm hướng thu hồi đạt hiệu quả. Đặc biệt, đối với các trường hợp cố tình trây ỳ, nếu đủ điều kiện, lập hồ sơ chuyển cho cơ quan Công an điều tra. Đối với các khoản nợ phát sinh sau ngày 1-7-2013, cần rà soát xử lý nợ ảo và xử lý các khoản nợ khác…

dịch vụ chữ ký số tại bắc ninh
[Read More...]


Ban Kinh tế Trung ương làm việc với thành ủy Hải Phòng



Tiếp tục chuyến công tác sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày 21/4 tại Thành ủy Hải Phòng, GS., TS. Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Thành ủy Hải Phòng.


GS., TS. Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại buổi Sơ kết. Nguồn: kinhtetrunguong.vn 

Tham dự sơ kết có các đồng chí: Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội; Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng; Nguyễn Ngọc Bảo, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng; các đồng chí Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng thuộc Ban Kinh tế Trung ương; Văn phòng Chính phủ và các bộ: Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp. 

Thể chế hóa Nghị quyết

Báo cáo của Thường vụ TP. Hải Phòng về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa X “Về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” cho thấy, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ban hành Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày 07/7/2008. 

Sau 3 năm thực hiện, Ban Thường vụ Thành ủy đã tiến hành sơ kết và ra Thông báo kết luận số 39-TB/TU ngày 05/10/2011. Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 1123/QĐ-UBND ngày 19/7/2012 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 19-CTr/TU. Trên cơ sở Chương trình hành động của Thành ủy, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân TP., một số sở, ngành, quận, huyện đã xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp với địa phương, ngành, đơn vị.

Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành nhấn mạnh, qua 5 năm thực hiện Nghị quyết, cho đến thời điểm này các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và tổ chức sản xuất kinh doanh được Hải Phòng quan tâm tạo điều kiện phát triển mạnh, đa dạng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. 

Các loại thị trường cơ bản đã được hình thành, phát triển khá nhanh theo hướng ngày càng đồng bộ, một số thị trường có sự phát triển mới. Thực hiện có hiệu quả việc gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội, các lĩnh vực văn hóa –xã hội phát triển về quy mô, nâng cao về chất lượng; an sinh xã hội được tăng cường và đảm bảo; bảo vệ môi trường đạt kết quả rõ nét. 

Phương thức lãnh đạo của Thành uỷ và các cấp uỷ tiếp tục được đổi mới, tiến bộ rõ trên nhiều mặt, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các cấp uỷ. Chính quyền các cấp được củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; thực hiện cải cách hành chính đạt kết quả khá toàn diện và rõ nét. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được củng cố, mở rộng, phát huy; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội có đổi mới, chất lượng và hiệu quả được nâng lên.

Đạt được nhiều thành tựu về kinh tế

Quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, TP. Hải Phòng đã thực hiện đầy đủ thể chế về sở hữu: Về sở hữu đất đai, bất động sản, Hải Phòng là một trong 10 tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cao so với cả nước (90,3%); các tài nguyên khoáng sản hầu hết đều xác định được chủ quản lý, các tổ chức có hoạt động khai thác khoáng sản đều được cấp phép, quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh, nộp các loại thuế, phí như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường…

Hải Phòng đang đứng thứ 6 cả nước với 2.412 văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp, Thành phố đã thành lập và đưa vào vận hành Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị, thu hút được hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan, trao đổi; Hải Phòng có 27 doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán với tổng vốn điều lệ lên tới 5.242 tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch trên thị trường tại Hải Phòng chỉ đứng sau TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội; lực lượng lao động của Thành phố năm 2013 đạt 1.118.690 người, tăng 10,2% so với năm 2008. Số lao động được tạo việc làm hàng năm cũng tăng dần, từ 45.120 lượt người năm 2008 lên 51.160 lượt người năm 2013; về chủ thể sở hữu, tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất có ở hầu hết các loại hình, ngành nghề, lĩnh vực kinh tế – xã hội. Sở hữu nước ngoài phát triển nhanh, chiếm vai trò lớn trong sản xuất công nghiệp, thương mại bán lẻ.

Đồng chí Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng nhấn mạnh, từ năm 2008 đến hết 2013, tổng sản phẩm trong nước (GDP) Hải Phòng tăng khá, ước bình quân giai đoạn 2008 – 2013 tăng 9,66%/năm; duy trì vị trí thứ hai ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; so với năm 2008, GDP năm 2013 tăng gấp 1,54 lần. Tỷ trọng GDP Hải Phòng trong GDP cả nước tăng dần từ 4,1% năm 2008 lên 4,7% năm 2012. Sản lượng hàng hóa qua cảng có sự tăng trưởng vượt bậc, từ 28,57 triệu tấn năm 2008 lên 53 triệu tấn năm 2013, gấp hơn 1,8 lần, tăng bình quân 15%/năm. 

Giai đoạn 2011 – 2013 Thành phố đã có những bước đột phá mạnh mẽ về thu hút FDI với lượng vốn thu hút được hơn 4.8 tỷ USD, bằng gần 50% tổng số vốn thu hút từ trước tới nay; năm 2013 đạt trên 2,6 tỷ USD đứng thứ 3 toàn quốc, GDP bình quân đầu người năm 2013 gấp 1,48 lần năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, bình quân mỗi năm giảm trên 1%, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Nghị quyết có tác động rất lớn 

Với vị trí, vai trò là Thành phố trực thuộc Trung ương, các đại biểu của đoàn công tác Trung ương quan tâm đến kinh nghiệm của TP. Hải Phòng trong quá trình thực hiện Nghị quyết; thực tiễn cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước ở Hải Phòng trong 5 năm qua đạt được những thành tựu, hạn chế như thế nào; có cơ chế vận hành, vấn đề phân cấp, thực hiện các chính sách pháp luật; quyền sử dụng đất đai, các chế độ sở hữu; chiến lược thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, quan hệ giữa công nghiệp hóa – đô thị, kinh tế với đô thị; quy hoạch phát triển kinh tế cảng biển…

Tại buổi sơ kết, các đại biểu dự sơ kết đều khẳng định mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta là hoàn toàn đúng đắn, các địa biểu đều cho rằng Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có tác động rất lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội tại TP. Hải Phòng nói riêng và đất nước nói chung, đưa đất nước ta từ nước nghèo trở thành nước có kinh tế thị trường, hội nhập với quốc tế. 

Tuy nhiên các đại biểu cũng thấy rõ thêm những vấn đề mới đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu, giải đáp để khắc phục cơ bản những hạn chế, yếu kém trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn ở Hải Phòng cho thấy, muốn bứt phá được, theo các đại biểu cần xây cơ sở pháp lý phù hợp hơn với thời kỳ mới, Nhà nước đưa khung pháp lý chung còn nên ủy quyền, phân cấp cho địa phương được chủ động, phải tạo được tính năng động, sáng tạo, bảo đảm tính liên kết vùng có vai trò điều tiết của Nhà nước

Phát biểu kết luận buổi sơ kết,Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá cao những ý kiến phát biểu của các sở, ngành rất thẳng thắn, trách nhiệm, có lý luận, thực tiễn cao. Là Thành phố trực thuộc Trung ương, đồng chí đánh giá Thành ủy Hải Phòng đã nghiêm túc triển khai Nghị quyết, tổ chức quán triệt, có chương trình hành động, kế hoạch hết sức cụ thể, sau 3 năm có sơ kết, có lẽ Hải Phòng mới làm được việc này. 

Trung tâm kế toán thực hành Tại thanh xuân

Qua báo cáo 5 năm triển khai, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, sự tác động của Nghị quyết đối với phát triển kinh tế – xã hội của Hải Phòng trong thời gian qua là rất rõ rệt, nhất là thu hút vốn FDI, phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế, vận tải, cảng biển, quan tâm đến công tác giảm nghèo, an sinh xã hội, tính liên kết vùng, bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế. 

Đồng chí Vương Đình Huệ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cho rằng buổi làm việc đã thu được nhiều kết quả quan trọng, đúc rút được nhiều vấn đề đóng góp cho việc xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội XII của Đảng và phương hướng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2011-2020.

Hải Phòng kiến nghị Trung ương 4 vấn đề lớn

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên

Tại buổi sơ kết, Thành ủy Hải Phòng kiến nghị với Trung ương một số nội dung cụ thể: 

Một là, sớm triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 72-KL/TW ngày 10/10/2013, trong đó cho phép TP. Hải Phòng được để lại tỷ lệ điều tiết hợp lý nguồn thu ngân sách từ xuất nhập khẩu trên địa bàn để thực hiện các dự án, chương trình theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 72-KL/TW ngày 10/10/2013.

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại quận cầu giấy

Hai là, sửa đổi, ban hành một số cơ chế, chính sách theo hướng cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thúc đẩy thu hút đầu tư và đảm bảo đồng bộ. Có các cơ chế, chính sách phát triển cho từng vùng và liên vùng trong thu hút đầu tư, phát triển các ngành kinh tế, giải quyết các vấn đề môi trường…

Ba là, đề nghị Chính phủ xem xét bố trí nguồn vốn trung ương cho Thành phố để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Khu bay – Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, vốn cho việc xây dựng Khu tái định cư Nghĩa Lộ của Dự án đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. 

Bốn là, các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của cả vùng như: đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện; Khu dịch vụ hàng không Cảng hàng không quốc tế Cát Bi…

dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hoàng mai
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page