Hành vi tự ý tiêu thụ hàng nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục được xử lý nghiêm



Trong quá trình xử lý một trường hợp tự ý tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục hải quan, Cục Hải quan TP.HCM đang gặp vướng mắc.

Theo Cục Hải quan TP.HCM, cuối năm 2012, Công ty CP Thiết bị gia dụng mở 2 tờ khai nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Cảng. Tờ khai hải quan số 26311/NKD01, doanh nghiệp nhập khẩu 7.920 bình đun siêu tốc, có xuất xứ từ Trung Quốc, trị giá hơn 2.400 USD; tờ khai 27296/NKD01, doanh nghiệp nhập khẩu 2.100 lò nướng thủy tinh Halogen, trị giá hơn 16.000 USD.

Toàn bộ số hàng nhập khẩu nêu trên phải kiểm tra chất lượng theo quy định. Chính vì thế, sau khi mở tờ khai, doanh nghiệp nộp giấy đăng kí kiểm tra chất lượng và có công văn xin tạm giải tỏa toàn bộ số hàng nhập khẩu thuộc 2 tờ khai nêu trên về kho riêng bảo quản, chờ kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng.

Sau khi hàng giải tỏa, hơn 5 tháng sau, doanh nghiệp xuất trình cho cơ quan Hải quan 2 giấy thông báo xác nhận đạt chất lượng nhập khẩu. Trong đó, thông báo số 1703/TB-TĐC đối với lô hàng thuộc tờ khai hải quan số 26311/NKD01 chỉ thể hiện kết quả 400 bình đun siêu tốc, thiếu 7.520 cái không thể hiện kết quả; thông báo số 1036/TB-TĐC đối với lô hàng thuộc tờ khai 27296/NKD01 chỉ thể hiện kết quả 1.190 cái lò nướng, thiếu 810 cái không thể hiện kết quả.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Giải trình về kết quả kiểm tra chất lượng đối với số lượng hàng không đúng với số hàng thực nhập thuộc 2 tờ khai nêu trên, doanh nghiệp cho biết, số lượng thiếu không thể hiện kết quả kiểm tra chất lượng là do nhân viên công ty không chuyển toàn bộ hàng hóa ra cho nhân viên Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng kiểm tra mà chỉ chuyển một lượng đại diện ra bên ngoài kho. Đồng thời, doanh nghiệp cũng xác nhận đã đưa số hàng nêu trên ra thị trường tiêu thụ khi chưa được cơ quan Hải quan làm thủ tục thông quan hàng hóa!

Với hành vi nêu trên, Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Cảng đã lập biên bản vi phạm đối với Công ty Gia Huy về hành vi tự ý tiêu thụ hàng hóa được giao bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định và không nộp đúng thời hạn chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chậm nộp.

Theo Cục Hải quan TP.HCM, hành vi tự ý tiêu thụ hàng hóa được giao bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan hàng hóa theo quy định bị xử phạt theo điểm c khoản 2 điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị định 97/2007/NĐ-CP (sửa đồi tại Nghị định 18/2009/NĐ-CP): Tịch thu tang vật vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 điều này nếu tang vật vi phạm là hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc không đủ điều kiện để xuất khẩu, nhập khẩu; trường hợp tang vật vi phạm không còn thì buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại gia lâm
Như vậy, để áp dụng biện pháp khắc phuc hậu quả đối với hành vi tự ý tiêu thụ hàng hóa được giao bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan hàng hóa theo quy định cần xác định tang vật có đủ điều kiện để nhập khẩu hay không.

Trong trường hợp cụ thể nêu trên, Cục Hải quan TP.HCM nghiêng về cách giải quyết theo hướng: Do tang vật vi phạm không còn, cơ quan kiểm tra chất lượng nhà nước không thể kết luận về chất lượng số hàng doanh nghiệp đã tự ý tiêu thụ. Nghĩa là doanh nghiệp không đủ điều kiện để nhập khẩu số hàng trên, nên trong biên bản vi phạm đề nghị bổ sung hành vi nhập khẩu hàng hóa không đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định để xử phạt.

Đối với hành vi tự ý tiêu thụ hàng hóa được giao bảo quản chờ thông quan theo quy định, buộc doanh nghiệp phải nộp lại trị giá tang vật vi phạm. Việc xử lý theo hướng này phù hợp tinh thần dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 97 đang được cơ quan chức năng thảo luận./.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận tân bình Theo baohaiquan


[Read More...]


Lắm thách thức, nhiều cơ hội.



Theo quy chế thuế quan phổ cập (GSP) của Liên minh Châu Âu chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách được hưởng ưu đãi GSP của EU với số lượng các dòng thuế được hưởng ưu đãi tăng lên. Tuy nhiên, cơ chế “trưởng thành” mới sẽ khiến một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có nguy cơ không được hưởng ưu đãi GSP.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định
Rộng cửa tiêu thụ sản phẩm

Theo quy chế GSP mới, 89 nước, trong đó có Việt Nam được hưởng ưu đãi GSP từ ngày 1/1/2014 thay vì 176 nước như hiện nay. Với Việt Nam, ngoài các mặt hàng hiện đang được hưởng ưu đãi thuế quan GSP của EU, sẽ có thêm hai nhóm hàng khác được hưởng ưu đãi thuế quan này từ ngày 1/1/2014, là giày dép và nón, dù (ô)… Bên cạnh đó, theo GSP mới, các mục sản phẩm được phân tách cụ thể hơn nhằm đảm bảo tính thống nhất trong phân loại sản phẩm.

Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, lợi ích của GSP là tạo thuận lợi cho các nước chậm phát triển và đang phát triển xuất khẩu hàng hóa vào các nước có GSP do mức thuế nhập khẩu được giảm, qua đó tăng năng lực sản xuất và giải quyết việc làm, đảm bảo tăng trưởng. Đồng thời, GSP cũng có tác động nhất định đối với việc thu hút đầu tư.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh xuân Dù quy chế GSP mới của EU có nhiều ưu đãi đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, song theo một số chuyên gia quy chế GSP cũng đặt ra nhiều thách thức. Ông Trần Ngọc Quân, Phó Vụ trưởng vụ thị trường châu Âu (Bộ Công thương) phân tích, dù tiêu chí trưởng thành của EU nâng từ 15% lên 17,5% đối với các nhóm hàng hóa (trừ dệt may nâng từ 12,5% lên 14,5%) nhưng thách thức đối với Việt Nam lại tăng đáng kể do rất nhiều nước đang phát triển có trình độ cao hơn Việt Nam sẽ không được hưởng GSP của EU nữa, nên thị phần hàng nhập từ Việt Nam sẽ tăng lên rất nhiều trong tổng nhập khẩu được hưởng GSP của EU và rất dễ đạt tới “ngưỡng trưởng thành” và không còn được hưởng ưu đãi GSP nữa.

Chẳng hạn, đối với cà phê, thị phần của cà phê Việt Nam theo GSP hiện hành là 12,11%, nếu áp dụng GSP mới thị phần của cà phê Việt Nam có thể lên tới 21,68%, vượt ngưỡng trưởng thành. Còn đối với giày dép Việt Nam vừa được EU cho hưởng lại GSP nhưng sau khi Trung Quốc không được hưởng GSP, thị phần nhóm hàng này đạt 34% vượt ngưỡng trưởng thành.

Còn theo một chuyên gia về EU, từ năm 2014, có sự thay đổi trong quy tắc xuất xứ theo GSP mới. Cụ thể, việc cộng gộp trong khu vực ASEAN sẽ thay đổi: Malaysia đã “trưởng thành” và Singapore đã ký FTA, đầu vào từ các quốc gia này sẽ không còn đủ cộng gộp cho GSP khu vực tích lũy. Do đó, Việt Nam bây giờ chỉ có thể cộng gộp với các nước ASEAN còn lại. Khi Việt Nam ký FTA với EU thì Việt Nam cũng không còn đủ điều kiện cho cộng gộp khu vực theo GSP.

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Theo ông Trương Đình Tuyển, để có thể khai thác chế độ GSP, các doanh nghiệp (DN) phải nắm vững các quy định về GSP của từng nước (quy tắc xuất xứ, chế độ trưởng thành, điều kiện về cạnh tranh, quy định về vận chuyển) để tránh những vướng mắc (thậm chí thiệt hại) khi xuất khẩu theo chế độ này. Không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành nhằm tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Mở rộng, đa dạng hóa hơn nữa thị trường xuất khẩu, tránh tập trung xuất khẩu vào một thị trường.

Các hiệp hội ngành hàng, nhất là những ngành có tỷ trọng xuất khẩu cao, có khả năng bị coi là “trưởng thành” không được ưu đãi nữa, cần sớm thông tin, tuyên truyền để các DN thành viên của hiệp hội nhận thức rõ những khó khăn sẽ phải vượt qua, cùng các DN thành viên thảo luận, đề xuất, áp dụng những biện pháp cần thiết đem lại hiệu quả cao nhất cho từng DN và cho cả ngành hàng.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại hải phòng Theo tapchitaichinh


[Read More...]


Xây dựng các chuẩn mực kế toán cho thị trường vốn




UBCK và Bộ Tài chính tổ chức Hội thảo “Xây dựng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam cho thị trường vốn đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.

Thực hiện kế hoạch nghiên cứu, soạn thảo và ban hành Chuẩn mực kế toán áp dụng cho thị trường vốn, thị trường tiền tệ, Vụ Chế độ Kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán tổ chức Hội thảo “Xây dựng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam cho thị trường vốn đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, bà Lê Thị Hòa, Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán – Bộ Tài chính cho biết, việc nghiên cứu các Chuẩn mực Kế toán quốc tế và áp dụng tại thị trường vốn Việt Namhiện nay là rất cần thiết nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, quan trọng hơn nữa, nhằm chuẩn hóa các quy định về kế toán trên thị trường vốn, đáp ứng các quy định và thông lệ quốc tế.

Quá trình nghiên cứu các Chuẩn mực kế toán quốc tế đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các tổ chức quốc tế (ADB, WB), các Ngân hàng thương mại nước ngoài, chi nhánh Ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam và các công ty kiểm toán quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại từ liêm Hệ thống các Chuẩn mực Kế toán áp dụng cho thị trường vốn cũng sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó, tác động trực tiếp đến việc tái cấu trúc các định chế trung gian và tái cấu trúc cơ sở hàng hóa. Cụ thể, hệ thống Chuẩn mực này giúp đa dạng hóa, minh bạch hóa đối với các công cụ/sản phẩm tài chính mới trên thị trường vốn.

Tuy nhiên, việc áp dụng các Chuẩn mực Kế toán mới cũng sẽ đối mặt với các thách thức to lớn, trong đó nổi bật là những tác động đối với các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường chứng khoán nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Ngoài ra, sự hiểu biết của nền kinh tế và các doanh nghiệp với các Chuẩn mực Kế toán quốc tế còn hạn chế cũng sẽ là một trở ngại trong việc áp dụng các chuẩn mực này tại Việt Nam.

Hội thảo tập trung thảo luận về 6 Dự thảo Chuẩn mực, bao gồm:

- Chuẩn mực kế toán số 32 – Trình bày công cụ tài chính (VAS 32);

- Chuẩn mực kế toán số 39 – Ghi nhận và xác định giá trị (VAS 39);

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hải phòng - Chuẩn mực tài chính Việt Nam số 7 – Công cụ tài chính: Thuyết minh (VFRS 7);

- Chuẩn mực tài chính Việt Nam số 9 – Công cụ tài chính (VFRS 9);

- Chuẩn mực tài chính Việt Nam số 13 – Xác định giá trị hợp lý (VFRS 13);

- Hướng dẫn Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 19 – Phương thức thanh toán nợ tài chính bằng công cụ vốn (VFIC 19).

Tại Hội thảo, các thành viên thị trường tiếp tục đóng góp các ý kiến đối với 6 Dự thảo nêu trên và làm rõ những vấn đề cần trao đổi nhằm đảm bảo tính nhất quán và thống nhất khi áp dụng các chuẩn mực công cụ tài chính trên thực tế và phù hợp với thông lệ quốc tế.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại bắc ninh Theo webketoan


[Read More...]


Cân nhắc điều chỉnh một số nội dung trong Dự thảo thay thế Thông tư 193/2009/TT-BTC



Tham gia góp ý xây dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 193/2009/TT-BTC hướng dẫn quy định thi hành Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (Nghị định 97/2007/NĐ-CP sửa đổi), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị Ban soạn thảo cần phải cụ thể, rõ ràng, thống nhất với các quy định tại Nghị định được hướng dẫn.

Thống nhất các quy định

VCCI cho rằng, một số quy định tại dự thảo Thông tư không thống nhất với quy định tại Nghị định. Cụ thể, tại Điều 5 dự thảo Thông tư quy định trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6, Điều 8, Điều 13 và Điểm a Khoản 1 Điều 16 của Nghị định thì đối với các hành vi vi phạm tại các điều khác sẽ được xác định khung tiền phạt trên cơ sở định giá tang vật, phương tiện vi phạm. Trong khi đó, theo quy định tại Nghị định, đối với một số hành vi vi phạm thuộc trường hợp trên, căn cứ để xác định khung hình phạt không phải là giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm mà là hành vi vi phạm. Cũng tại Điều 14 của Nghị định quy định về các hành vi vi phạm các quy định chính sách quản lý hàng hóa XNK, quá cảnh, phương tiện vận tải XNC, quá cảnh thì khung xử phạt được xác định không phải dựa trên trị giá của tang vật vi phạm.

Theo VCCI, đối với vi phạm quy định về giám sát hải quan tại Điểm b, Khoản 6, Điều 13 dự thảo Thông tư quy định “hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Điều 12, Nghị định do người dưới 14 tuổi thực hiện thì lập biên bản chứng nhận, ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật”. Tuy nhiên, tại Điều 12 của Nghị định quy định không có áp dụng biện pháp tiêu hủy tang vật đối với các hành vi vi phạm tại Khoản 2. Cũng tại Khoản 1, Điều 10 dự thảo Thông tư quy định về việc không xử phạt đối với trường hợp NK không đúng với khai hải quan nhưng do đơn vị bưu chính thay mặt chủ hàng thực hiện và không có căn cứ cho thấy có thông đồng nhằm mục đích gian lận. Tuy nhiên, Điều 5 của Nghị định quy định về các trường hợp không xử phạt lại không dự liệu trường hợp nào như thế này. Vì vậy, VCCI đề nghị Ban soạn thảo xem xét lại vấn đề này.

VCCI cho biết, ở dự thảo Thông tư quy định biện pháp xử lý “hàng hóa sẽ bị xử lý theo Khoản 4, Điều 24 Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15-12-2005” trong khi Nghị định không có quy định nào về việc xử lý hàng hóa (chỉ có quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với hàng hóa vi phạm “không đưa ra khỏi kho ngoại quan khi hợp đồng thuê kho đã hết hạn”). Để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, VCCI đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại các quy định và điều chỉnh sửa đổi nhằm đảm bảo Thông tư phù hợp với Nghị định.

Cần cụ thể, chi tiết

dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận bình thạnh Theo VCCI, một số quy định tại dự thảo Thông tư chưa đủ cụ thể, chi tiết. Cụ thể tại Khoản 2, Điều 4 dự thảo Thông tư quy định về không xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp nhầm lẫn trong quá trình NK, gửi hàng hóa vào Việt Nam. Tuy nhiên, dự thảo Thông tư lại không quy định cụ thể, rõ ràng về việc những trường hợp nào thì cơ quan Hải quan chấp nhận nhầm lẫn. Quy định: “Trường hợp có căn cứ xác định có sự thông đồng giữa người gửi hàng, người nhập hàng và/hoặc người vận chuyển để trốn thuế, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới hoặc buôn lậu thì cơ quan Hải quan có quyền từ chối chấp nhận nhầm lẫn” có được hiểu ngoài trường hợp này thì tất cả các trường hợp thông báo nhầm lẫn khác đều được chấp nhận? Do đó, để đảm bảo tính minh bạch, VCCI đề nghị Ban soạn thảo quy định cụ thể vấn đề này.

Bên cạnh đó, VCCI cũng cho rằng một số quy định về thủ tục chưa rõ ràng, cụ thể, tại Khoản 1, Điều 4 quy định thủ tục thông báo với cơ quan Hải quan, cơ quan có thẩm quyền khác hoặc chính quyền địa phương trong trường hợp hàng hóa, phương tiện vận tải được đưa vào Việt Nam do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng. Dự thảo Thông tư quy định DN phải thực hiện thông báo tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trường hợp không thông báo thì sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, theo VCCI, thủ tục để thực hiện thông báo lại không được dự thảo Thông tư quy định hoặc quy định rất chung chung theo hướng dẫn chiếu như “theo quy định của pháp luật”. VCCI lý giải, điều này sẽ gây khó khăn cho các đối tượng áp dụng, đặc biệt là từ phía DN. Hơn nữa, quy định “trường hợp không thông báo sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành” là chưa rõ ràng, không rõ trường hợp không thông báo này có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Nếu có thì không thấy quy định trong Nghị định cũng như dự thảo Thông tư về vấn đề này. Nếu không thì dự thảo Thông tư cần dẫn chiếu cụ thể là bị xử lý theo hình thức như thế nào, được quy định trong văn bản nào, để thuận lợi trong thực tiễn áp dụng.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh trì Tại Khoản 1 Điều 6, dự thảo quy định “hàng hóa tạm giữ mà không bị tịch thu thì người ra quyết định tạm giữ ra quyết định trả lại”. Theo VCCI, trong dự thảo Thông tư không có quy định cụ thể về thủ tục trả lại hàng hóa tạm giữ. Do đó, việc thiếu rõ ràng trong quy định về vấn đề này có thể gây khó khăn về tài chính cho DN, bởi hàng hóa bị tạm giữ không được giải phóng trong thời gian sớm thì càng gây thiệt hại cho DN.

Theo VCCI tại Khoản 4, Điều 20 dự thảo quy định “trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Đối với dấu hiệu của tội trốn thuế thì trong thời hạn 10 ngày làm việc… phải chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định”. Tuy nhiên, từ góc độ pháp lý, VCCI cho rằng “tội trốn thuế” cũng là tội hình sự và không có lý do gì để phân biệt quy định về thủ tục liên quan tới tội trốn thuế và các tội khác. Do đó, VCCI đề nghị Ban soạn thảo làm rõ điều này, trường hợp không có căn cứ để phân biệt thì phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Theo baohaiquan


[Read More...]


6 tháng đầu năm 2013: Kim ngạch xuất khẩu sang Anh tăng hơn 41%



Theo Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh ước đạt 1,76 tỷ USD, tăng 41,6% so với cùng kỳ năm 2012.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận 5 Mặt hàng chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trường Anh là điện thoại các loại và linh kiện đạt hơn 611 triệu USD, tăng 79,6%. Tiếp theo là mặt hàng giày dép các loại đạt 260,1 triệu USD, tăng 4,6%. Mặt hàng dệt may đứng vị trí thứ 3 với trị giá 205,1 triệu USD, tăng 3,5%. Đáng chú ý, mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tuy đứng vị trí thứ 4 về kim ngạch nhưng có mức tăng trưởng cao nhất là 315,5%, đạt 172,9 triệu USD.

Năm 2012, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Anh đã thu về 3,03 tỷ USD, tăng 42% so với năm 2011.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh Hiện nay, Anh là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam tại EU. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp của Việt Nam nắm bắt được các quy định về hàng nhập khẩu của Anh nên đã gặp không ít khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường này.

Đây là thị trường phát triển với thị hiếu người tiêu dùng cao nên sản phẩm và hàng hóa tiêu dùng ngày càng để cao các giá trị bền vững như đảm bảo sức khỏe con người, môi trường… Do vậy, các nhà cung cấp sản phẩm, đặc biệt là hàng thực phẩm, cũng ngày càng khắt khe hơn trong vấn đề chất lượng sản phẩm nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững. Nếu doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu chất lượng cao thì họ sẵn sàng mua với giá cao hơn.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Theo chinhphu


[Read More...]


Ngăn chặn biến tướng từ dịch vụ giữ hộ vàng không?



Giữ vàng là thói quen đã ăn sâu trong tâm lý của người dân từ bao đời nay. Đặc biệt, khi kinh tế vĩ mô còn bất ổn, các hoạt động đầu tư vẫn chứa đựng nhiều rủi ro thì nhu cầu cất giữ tài sản bằng vàng của người dân lại càng tăng lên. Vàng lại là tài sản có giá trị cao, nên đối với những người nắm giữ vàng, nhu cầu được cất trữ an toàn là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên, cần có những quy định cụ thể để ngăn chặn những biến tướng của dịch vụ giữ hộ vàng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Trong vài tuần qua, khi các ngân hàng buộc phải chấm dứt huy động vàng, hàng trăm tấn vàng được ngân hàng trả lại cho người gửi. Tuy nhiên, một nhu cầu thực tế phát sinh là nhiều người có vàng không biết cất giữ ở đâu cho an toàn, nhưng lại không muốn chuyển vàng thành tiền mặt để gửi tiết kiệm hay đầu tư khác. Do vậy, dù các ngân hàng không trả lãi cho khách hàng như trước, nhưng người dân vẫn muốn để vàng lại ngân hàng, thậm chí mang đến gửi và chấp nhận trả phí.

Có thể thấy, dịch vụ giữ vàng của các ngân hàng đang được thực hiện khá phổ biến trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Và quyền của người dân được cất giữ vàng tại một nơi an toàn như ngân hàng là quyền không thể chối bỏ. Luật Các tổ chức tín dụng cũng quy định, các ngân hàng thương mại được thực hiện dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn (Điều 7). Như vậy, trong phạm vi của luật cho phép ngân hàng thương mại hoàn toàn có quyền cung cấp dịch vụ bảo quản tài sản, cho khách hàng thuê tủ.

Theo quy định, việc giữ hộ tài sản phải được bảo đảm an toàn và trả lại đúng tài sản như đã gửi ban đầu. Nếu bên nhận giữ tài sản sử dụng trái phép thì sẽ vi phạm Điều 142, Bộ luật Hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản.

Tuy nhiên, hiện nay, ngân hàng và người gửi vàng có ký kết hợp đồng nhận giữ hộ vàng trên tinh thần tự nguyện giữa hai bên, chỉ cần tuân thủ những quy định của ngân hàng và trong hợp đồng là đủ. Việc ngân hàng có được phép sử dụng vàng do dân gửi hay không vẫn chưa được quy định rõ ràng trong Luật Các tổ chức tín dụng hay bất cứ văn bản nào khác.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận cầu giấy Và ngân hàng đang nắm đằng chuôi khi trong hợp đồng không cam kết sẽ trả vàng đúng số series như lúc nhận cho khách hàng. Đối với người gửi vàng, có lẽ họ cũng không bận tâm lắm với việc khi nhận vàng về có đúng số series hay không, mà mối quan tâm lớn nhất của họ là mức phí như thế nào và điều kiện, chất lượng vàng khi rút.

Nhiều người lo ngại khi đã có vàng của khách hàng trong két, ngân hàng có thể sử dụng vào mục đích kinh doanh như thế chấp hay chuyển đổi thành tiền đồng... Nếu ngân hàng có thể thực hiện điều này dễ dàng thì việc giữ hộ vàng cũng gần giống huy động vàng. Lúc đó, quy định cấm huy động vàng của Ngân hàng Nhà nước trở nên vô hiệu.

Song cũng không thể vì nghi ngờ mà tạm ngưng dịch vụ nhận giữ vàng. Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, người dân hoàn toàn có quyền gửi tài sản quý giá tại ngân hàng và phải trả phí. Hoạt động này cũng đã diễn ra nhiều năm qua.

Vì vậy, theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước cần lường trước được các tác động của chính sách và có biện pháp giải quyết thay vì chạy theo thị trường như trong trường hợp giữ hộ vàng nói trên. Một quy định vàng giữ hộ không chuyển dịch quyền sở hữu và quyền sử dụng là đủ để loại trừ các biến tướng từ giữ hộ thành huy động vàng.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại tphcm Theo daibieunhandan
[Read More...]


Chi 56,2 nghìn tỷ đồng để trả nợ và viện trợ trong 7 tháng



Tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến 15/7/2013 ước tính đạt 381,7 nghìn tỷ đồng, bằng 46,8% dự toán năm.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận cầu giấy
Cụ thể, theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2013 của Tổng cục Thống kê, trong tổng số nguồn thu trên, nguồn thu nội địa đạt 251,5 nghìn tỷ đồng, bằng 46,1%; thu từ dầu thô đạt 58,4 nghìn tỷ đồng, bằng 59%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 68,6 nghìn tỷ đồng, bằng 41,2%.

Trong khi đó, cũng tính từ đầu năm đến 15/7, tổng chi ngân sách nhà nước ước tính đạt 483,6 nghìn tỷ đồng, bằng 49,5% dự toán năm.

Như vậy, 7 tháng đầu năm 2013, bội chi ngân sách là 101,9 nghìn tỷ đồng.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 73,4 nghìn tỷ đồng, bằng 42,1% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 56,3 nghìn tỷ đồng, bằng 52,5%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước đạt 54,7 nghìn tỷ đồng, bằng 45,4%; thu thuế thu nhập cá nhân đạt 28,6 nghìn tỷ đồng, bằng 52,1%; thu thuế bảo vệ môi trường đạt 6,1 nghìn tỷ đồng, bằng 42,8%; thu phí, lệ phí đạt 5,1 nghìn tỷ đồng, bằng 49,4%.

Cũng trong 7 tháng đầu năm, chi đầu tư phát triển đạt 83,6 nghìn tỷ đồng, bằng 47,7% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 81 nghìn tỷ đồng, bằng 47,6%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi cải cách tiền lương) ước tính đạt 343,9 nghìn tỷ đồng, bằng 51%; chi trả nợ và viện trợ 56,2 nghìn tỷ đồng, bằng 53,5%.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên
Theo vneconomy


[Read More...]


Ngân hàng xoay nhiều cách khi kẹt cho vay!



Vốn ngân hàng được cho là đang dư thừa, nhưng tín dụng vẫn tắc nghẽn kéo dài, tăng trưởng lẹt đẹt chỉ vài phần trăm. Ngân hàng thực sự muốn đẩy vốn ra để hoàn thành các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận năm 2013.

Tháng 7 thường là thời điểm chuẩn bị vốn cho vụ sản xuất, kinh doanh cuối năm. Nhưng đến thời điểm này, chưa có nhiều ngân hàng cung cấp các gói tín dụng ưu đãi, kích thích nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Gần đây nhất, mới chỉ có

Ngân hàng Quân đội (MB) công bố bổ sung thêm 5.000 tỷ đồng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) với lãi suất thấp nhất 7,7%/năm, thời gian vay tối đa 12 tháng (đến hết tháng 1/2014).

Trước đó, vào tháng 4, có một vài ngân hàng tung ra các gói tín dụng ưu đãi, hướng vào nhóm DNNVV, các hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu vốn ngắn hạn. Đơn cử như Ngân hàng Seabank có gói 2.000 tỷ đồng, lãi suất 9,9%/năm (kéo dài đến hết năm 2013), VPbank dành 2.000 tỷ cho vay khách hàng DNNVV…

Dè dặt cho vay

Theo các ngân hàng, lâu nay, họ đã bỏ quên nhóm đối tượng khách hàng có số lượng đông đảo này vì lo sợ tài chính không minh bạch, quản trị doanh nghiệp lỏng lẻo, không có nhiều tài sản bảo đảm giá trị... Tuy vậy, nhóm khách hàng này có khả năng quay vòng vốn nhanh, sử dụng vốn khá hiệu quả, nhất là ở mảng thương mại, xuất nhập khẩu.

Do đó, các ngân hàng đang tìm cách đẩy vốn vào khu vực này, nhưng với nhịp độ vừa phải, mang tính "thăm dò" để tránh rủi ro.

Tuy nhiên, thực tế việc tìm được khách hàng tốt, đảm bảo các điều kiện cho vay của ngân hàng không hề dễ. Trong 6 tháng qua, hầu hết các doanh nghiệp đều thu hẹp sản xuất, kinh doanh, hạn chế hoặc tạm ngừng vay vốn để chờ thời.

Anh Thảo, nhân viên tín dụng một chi nhánh của Ngân hàng Eximbank tại Tp.HCM, cho hay cả bộ phận tín dụng đang lo "chạy đua" với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay. Bước sang quý III, chi nhánh ngân hàng này đã khoán chỉ tiêu cho từng nhân viên, phải đạt dư nợ cho vay là 2,5 tỷ đồng (khách hàng cá nhân) và hơn 4 tỷ đồng (khách hàng doanh nghiệp). Hết quý, chi nhánh sẽ đánh giá kết quả làm việc, nếu không đạt sẽ bị trừ lương, cắt thưởng năm.

"Đến giờ thì tôi sợ rằng sẽ không đạt được chỉ tiêu. Vì có khách hàng vay vốn là may mắn rồi, chứ tìm kiếm các khách hàng mới, nhất là doanh nghiệp, thuyết phục họ vay vốn và cho vay được là cả một quá trình phức tạp. Trong khi đó, các điều kiện cho vay bị siết chặt hơn, không có tài sản bảo đảm, không chứng minh được khả năng trả nợ thì ngân hàng không cho vay", anh Thảo nói.

"Lách" với món vay siêu nhỏ

Trưởng phòng giao dịch một ngân hàng nhỏ tại Hải Phòng cũng đang lo méo mặt, vì mới đây, hội sở đã chỉ đạo các chi nhánh bằng mọi cách phải đẩy mạnh cho vay, tăng dư nợ lên. Trong đó, một giải pháp được ngân hàng này áp dụng là tìm kiếm các khách hàng có tài sản bảo đảm, mối quan hệ làm ăn rộng rãi để cho vay.

Một cách ngắn gọn, họ là các cộng tác viên sẽ được ngân hàng cấp cho một khoản tín dụng (hạn mức tối đa 400 triệu đồng) với một mức lãi suất nhất định. Sau đó, họ sẽ cho nhiều người khác đang có nhu cầu vay vốn kinh doanh vay tiền với lãi suất cao hơn. Khoản chênh lệch lãi suất chính là thù lao của cộng tác viên. Nhưng, kỳ hạn trả nợ được quy định là: người vay phải trả tiền gốc và lãi đều đặn theo ngày.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại tphcm Chẳng hạn, cộng tác viên được giải ngân 100 triệu đồng, sau đó cho vay lại các món nhỏ hơn chỉ 10 - 20 triệu đồng. Tính ra, người vay phải trả số tiền gốc và lãi vay mỗi ngày chỉ vài trăm ngàn đồng. "Số tiền trả nợ được chia ra rất nhỏ, tính theo ngày sẽ rất phù hợp với tiểu thương, hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Họ chỉ cần một khoản vốn nhỏ để buôn bán hàng ngày, đến ngày hôm sau có thể trả dần số nợ gốc, lãi vay luôn", vị Trưởng phòng giao dịch nói và cho biết thêm, tiểu thương vay được vốn, mà không cần tài sản thế chấp, phương án kinh doanh như đi vay ngân hàng. Còn ngân hàng chỉ kiểm soát các cộng tác viên và nếu có rủi ro, sẽ xử lý tài sản của họ.

Theo Luật sư Nguyễn Hoàng Trung, Văn phòng luật sư Hoàng Trung và Anh Em (Hà Nội), về hình thức, ngân hàng sẽ thực hiện cấp vốn như một khoản tín dụng thông thường với đầy đủ giấy tờ hợp lệ (hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, biên bản thẩm định, phương án kinh doanh…). Nhưng về bản chất, đây là hình thức ủy thác vốn cho cá nhân để cá nhân cho vay ra ngoài với lãi suất cao hơn. "Sẽ có rủi ro nếu ngân hàng không kiểm soát việc sử dụng vốn của các người vay kế tiếp. Những người này không trả nợ, thì ngân hàng chỉ có thể "túm" cộng tác viên và tài sản thế chấp của cộng tác viên", ông Trung nói.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận cầu giấy Mặc dù chịu áp lực phải tăng trưởng tín dụng, nhưng các ngân hàng giờ tỏ ra thận trọng hơn khi quyết định phê duyệt một khoản vay. Dù khách hàng có tài sản bảo đảm, phương án kinh doanh khả thi, cán bộ ngân hàng vẫn phải thẩm định kỹ lưỡng, rồi mới trình lên cấp trên phê duyệt. Thậm chí, khoản vay trên 2 tỷ đồng đã phải trình hội sở phê duyệt.

Trong khi đó, để kiểm soát khoản vay sau giải ngân, các nhân viên tín dụng cũng chăm đến kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng hơn. Đặc biệt, đốc thúc khách hàng trả nợ đúng hạn hàng ngày, chứ không dám lơ là như trước kia. Vì giờ cho vay ra đã khó, mà không thu hồi được nợ thì ngay lập tức, "nồi cơm" của cả sếp và nhân viên sẽ bị đe dọa.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Theo thoibaokinhdoanh


[Read More...]


Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước



Trước yêu cầu mới của nền kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Những vướng mắc, khó khăn không chỉ ở nội tại doanh nghiệp mà còn từ phía quản lý của Nhà nước. Do đó, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là nhiệm vụ cấp bách đặt ra đối với cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp, trong đó có Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)…

Quyết liệt trong hành động

Năm 2013 là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu DNNN theo Đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015” đã được Chính phủ phê duyệt. Bộ Tài chính xác định, 2013 là năm công tác tái cơ cấu DNNN đi vào chiều sâu bằng những hành động thiết thực. Trong đó, chútrọng thực hiện tái cơ cấu thực chất, toàn diện từ mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, đầu tư đến thị trường, sản phẩm; phân định rõ quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, các bộ tổng hợp, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban lãnh đạo DNNN...

Cho đến nay, đã có 7 tập đoàn và tổng công ty, gồm Tập đoàn, Tổng công ty: xăng dầu, Điện lực, Dệt may, Thuốc lá, Máy và thiết bị công nghiệp, Giấy, Hóa chất đã thực hiện tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị thành viên. Trong đó, 4 Tập đoàn và Tổng công ty, gồm các Tập đoàn, Tổng công ty: Điện lực, Dệt may, Than - Khoáng sản, Giấy, thực hiện tái cơ cấu về vốn, thoái vốn.

Để công tác tái cơ cấu đạt yêu cầu đề ra, ngay từ năm 2012, Bộ Tài chính đã thực hiện rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và mô hình về thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý của chủ sở hữu đối với DNNN, tách biệt chức năng quản lý hành chính nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DN; Tăng cường kỷ luật tài chính, thực thi luật pháp trong DNNN; Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích sự phát triển DN, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của các DN, tổ chức kinh tế ngoài Nhà nước; Tạo môi trường bình đẳng giữa các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là về cơ hội và mức độ tiếp cận của các DN đối với các nguồn lực như: đất đai, vốn, tín dụng, nhân lực, cơ sở hạ tầng thông tin…; Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp tạo sự phát triển hiệu quả, bền vững các DN nhỏ và vừa, các tổ chức kinh tế tập thể; Đồng thời, đã hoàn thiện trình Chính phủ các dự thảo Nghị định đầu tư kinh doanh vốn nhà nước; Nghị định về quy chế giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động DNNN; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về cổ phần hóa DNNN; Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của SCIC...

Bộ Tài chính cũng thực hiện nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh cải cách cơ cấu và quản trị, nâng cao hiệu quả của các DNNN; Đẩy nhanh công tác cổ phần hóa DN và chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; Tiếp tục thực hiện thoái vốn nhà nước tại các DN đã cổ phần hóa và không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối.

Triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2071/TTg - ĐMDN ngày 17/12/2012 về thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bộ Tài chính đang nghiên cứu mô hình tổ chức thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu; phương thức tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và công tác cán bộ đối với DNNN; Tăng cường quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu, nhất là kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật và nâng cao tính công khai, minh bạch và khả năng quản trị DN; Tăng cường kiểm tra, giám sát tài chính của các DN, bảo đảm kỷ luật tài chính, lành mạnh hóa hệ thống tài chính DN.

Giải pháp ưu tiên

Để việc tái cơ cấu DNNN đạt hiệu quả, rất cần có giải pháp ưu tiên, trên cơ sở hoàn thiện thể chế quản lý để các DN kinh doanh hoạt động trong môi trường pháp lý chung và cạnh tranh bình đẳng với DN thuộc các thành phần kinh tế khác. Đặc biệt, cần nâng cao năng lực quản trị và tài chính để SCIC sớm trở thành một tổ chức đầu tư tài chính chuyên nghiệp của Chính phủ, thực hiện tốt vai trò đại diện chủ sở hữu tại DN nhận chuyển giao (gồm cả các tổng công ty mà Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn sau cổ phần hóa). Đồng thời, thúc đẩy quá trình thoái vốn của SCIC tại DN tiếp nhận không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ vốn; Tổ chức phân loại DNNN, tập trung đầu tư, tăng cường năng lực vào một số lĩnh vực then chốt mà Nhà nước cần nắm giữ 100% cổ phần, như an ninh, quốc phòng; cung cấp những hàng hóa và dịch vụ công thiết yếu... Với các DN còn lại, sẽ cổ phần hóa với lộ trình phù hợp. Thời gian tới, Luật Phá sản và cơ chế giải thể DN sẽ được sửa đổi theo hướng cho phép cơ quan quản lý nhà nước thực hiện phá sản bắt buộc với DN không đủ điều kiện tồn tại; Bổ sung quy định nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ sở hữu trong trường hợp DN bị giải thể, phá sản; Đơn giản hóa thủ tục hành chính...

Tái cơ cấu DN theo ngành, lĩnh vực, không phân biệt cấp, cơ quan quản lý. Tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty toàn diện từ mô hình tổ chức, nguồn nhân lực, chiến lược phát triển, đến thị trường, sản phẩm... Trước mắt, tập trung soát xét, điều chỉnh sự phân cấp, phân công giữa Chính phủ và các bộ, ngành, chính quyền địa phương trong việc thực hiện chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu DNNN; Đổi mới quy trình, xác định rõ quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xem xét, quyết định nhân sự lãnh đạo chủ chốt của DNNN; Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý, giám sát tài chính DN nhằm hướng tới quản lý nhà nước chuyên sâu về tài chính DN; Cùng với đó, ban hành cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả trong hoạt động DNNN trên cơ sở yêu cầu DNNN công khai minh bạch thông tin như các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Trong hoạt động của DNNN cần tăng cường hơn nữa tính công khai, minh bạch; kết quả sản xuất kinh doanh phải được công bố công khai, minh bạch, trung thực, kịp thời với báo chí, dư luận để xã hội hiểu đúng về DNNN. Chủ tịch HĐQT DNNN, bộ quản lý ngành phải chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này. Các bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương cần hết sức quan tâm, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy quá trình đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN.

Vai trò của SCIC

Sau hơn 7 năm hình thành và hoạt động, mô hình quản lý vốn nhà nước tập trung tại SCIC đã phát huy hiệu quả nguồn lực nhà nước tại các DN, đồng thời góp phần quan trọng vào công tác sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN.

Năm 2012, SCIC thuộc top DN kinh doanh hiệu quả trong số 73 tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Cụ thể, tổng lợi nhuận trước thuế đạt hơn 4.500 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2011; lợi nhuận sau thuế đạt gần 3.900 tỷ đồng, tăng 30%; nộp ngân sách hơn 600 tỷ đồng (không tính khoản thu cổ tức 2.100 tỷ đồng đã nộp thuế trước khi chuyển về SCIC), tăng 83%. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước bình quân đạt 22%, tăng 32%. Tính đến hết năm 2012, SCIC đã thực hiện bán vốn tại gần 600 DN, thu về cho Nhà nước hơn 3.300 tỷ đồng. So với giá trị sổ sách, khoản tiền thu được gấp hơn 2 lần cho thấy đồng vốn nhà nước không chỉ được bảo toàn mà còn tạo thêm giá trị gia tăng. Danh mục đầu tư của SCIC cũng tăng mạnh, tại thời điểm 31/12/2012, tổng giá trị theo sổ sách kế toán khoảng 14.000 tỷ đồng, trong khi giá thị trường ước đạt 50.000 tỷ đồng.

Không chỉ thực hiện tái cơ cấu phần vốn nhà nước tại DN, SCIC còn đem lại các giá trị gia tăng cho DN trong danh mục quản lý thông qua việc giới thiệu các nhà đầu tư chiến lược, nâng cao năng lực quản trị, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, thông qua đó gia tăng giá trị của DN và phần vốn nhà nước tại DN. Trên thực tế, hầu hết các DN sau khi chuyển giao về SCIC đều đạt tốc độ tăng trưởng khá. Chẳng hạn, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) lũy kế thu cổ tức về cho cổ đông Nhà nước đến nay đã đạt hơn 2.600 tỷ đồng (gấp hơn ba lần số vốn Nhà nước đầu tư ban đầu), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trung bình đạt hơn 40%/năm trong ba năm qua. Công ty cổ phần Viễn thông FPT lũy kế đến nay đã thu cổ tức gần 500 tỷ đồng (gấp hơn 3 lần giá trị vốn nhà nước đầu tư ban đầu), tỷ suất ROE trong ba năm qua trung bình đạt trên 70%/năm...

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang Đánh giá về mô hình SCIC, Kết luận số 78-KL/TW ngày 26/7/2010, Bộ Chính trị đã chỉ đạo cần tiếp tục củng cố, phát huy mô hình này. Nghị định số 99/2012/ NĐ-CP của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào DN đặt SCIC là tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ thành lập, là một trong 5 tập đoàn, tổng công ty đặc biệt có điều lệ tổ chức và hoạt động do Chính phủ trực tiếp ban hành (cấp nghị định). Vấn đề đặt ra hiện nay là cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm nâng cao năng lực quản trị và tài chính để SCIC sớm trở thành một tổ chức đầu tư tài chính chuyên nghiệp của Chính phủ, thực hiện tốt vai trò đại diện chủ sở hữu tại các DN nhận chuyển giao. Nghị định 99/2012/NĐ-CP cũng khẳng định vai trò của SCIC trong việc tiếp nhận và quản lý phần vốn Nhà nước tại DN. Đồng thời, Chính phủ cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện khuôn khổ, thể chế cho hoạt động của SCIC, trong đó có Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC và Điều lệ mới của SCIC sẽ ban hành trong năm 2013. Trên cơ sở nghị định và điều lệ mới của SCIC, Tổng công ty sẽ khẩn trương xây dựng Chiến lược phát triển của Tổng công ty đến 2020, đẩy mạnh tái cơ cấu theo Đề án tái cơ cấu được Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh việc hoàn thiện khuôn khổ thể chế, SCIC sẽ tăng cường hoạt động đầu tư vào các ngành, lĩnh vực chiến lược trên nguyên tắc hiệu quả, trong đó quan tâm đến các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, các dự án cơ sở hạ tầng, bất động sản... tìm hiểu cơ hội để đầu tư mua lại phần vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty.

Trên tinh thần đó, SCIC cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, xây dựng hệ thống quy trình nghiệp vụ, tổ chức bộ máy và mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế, nâng cao trình độ cán bộ, nhất là làm rõ trách nhiệm của người đại diện sở hữu vốn nhà nước tại DN. Đặc biệt, cần nghiên cứu đổi mới tổ chức và chức năng SCIC theo lĩnh vực, nhóm ngành kinh tế - xã hội, nâng dần tính tập trung một đầu mối và tính chuyên nghiệp trong quản lý, thay vì kiểu tổ chức và hoạt động vừa ôm đồm, vừa phân tán và bị quá tải như hiện nay; Cần bảo đảm sự công khai, minh bạch về tài chính trong quá trình thực hiện quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với vốn và tài sản nhà nước tại các DNNN; Khẩn trương xác định các tiêu chí và thứ tự ưu tiên làm căn cứ để tổ chức và quản lý DNNN, khắc phục tình trạng trì trệ hoặc lạm dụng, trục lợi trong phân công chủ quản và “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong chỉ đạo, điều hành. Đồng thời, đẩy mạnh việc bán vốn của Nhà nước tại những DNNN không cần nắm giữ, tập trung nguồn lực đầu tư vào những lĩnh vực có tác động quan trọng đối với nền kinh tế.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận phú nhuận SCIC cần chủ động và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng, phê duyệt và triển khai ngay trong nửa đầu năm 2013 các chương trình hành động và đề án tái cơ cấu theo lĩnh vực, ngành hoặc vùng lãnh thổ thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được giao; Đổi mới, phát triển và tiến tới áp dụng đầy đủ khung quản trị hiện đại theo thông lệ tốt của kinh tế thị trường với các DNNN; Thực hiện nghiêm pháp luật, kỷ cương hành chính nhà nước và kỷ luật thị trường, đổi mới hệ thống đòn bẩy khuyến khích bảo đảm DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường và cạnh tranh bình đẳng như các DN thuộc các thành phần kinh tế khác và phù hợp cam kết hội nhập, tôn trọng, vận dụng đầy đủ, đúng đắn các quy luật, nguyên tắc của kinh tế thị trường, xem nhu cầu thị trường, cơ chế thị trường và hiệu quả, lợi ích là căn cứ chính để quyết định việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển. Trong quá trình tái cơ cấu và quản lý DNNN “hậu tái cơ cấu”, nâng cao vai trò và năng lực, trách nhiệm của của người đại diện SCIC là nhằm vừa bảo đảm an toàn vốn nhà nước, vừa không cản trở quá trình kinh doanh thị trường của DN.

Bên cạnh đó, để bảo đảm các DNNN và chủ thể tham gia các quan hệ thị trường tuân thủ “luật chơi” đã đề ra, cần hoàn thiện căn bản hệ thống công cụ và cơ chế giám sát, chế tài phân định rõ thẩm quyền, nghĩa vụ của từng cấp từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, của SCIC trong thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và phần vốn Nhà nước đầu tư vào DN khác.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh xuân Theo tapchitaichinh
[Read More...]


Dự kiến nợ xấu không giảm



Vụ Dự báo thống kê tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) vừa tiến hành cuộc điều tra xu hướng kinh doanh tại các tổ chức tín dụng, trên cơ sở kết quả 6 tháng đầu năm và kỳ vọng 6 tháng cuối năm 2013.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Theo báo cáo kết quả điều tra, do nền kinh tế đầu năm 2013 vẫn đang ở giai đoạn dò đáy và ngổn ngang nhiều khó khăn, hầu hết các tổ chức tín dụng cho biết, mức độ rủi ro của các nhóm khách hàng tăng trong 6 tháng đầu năm 2013.

Theo đó, trên 50% tổ chức tín dụng dự kiến tỷ lệ nợ xấu của họ tại thời điểm cuối năm 2013 sẽ không đổi hoặc tăng so với cuối năm 2012.

Cuộc điều tra cũng cho thấy, kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2013 chưa được như kỳ vọng của các tổ chức tín dụng. Nếu như tại cuộc điều tra tháng 12/2012, có 40,2% tổ chức kỳ vọng triển vọng kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2013 sẽ được cải thiện hơn so với 6 tháng cuối năm 2012 thì tại cuộc điều tra lần này, chỉ có 30,4% tổ chức đánh giá thực trạng kinh doanh đã được cải thiện hơn, trong khi có 21,5% tổ chức cho rằng thực trạng kinh doanh kém hơn (tại cuộc điều tra tháng 12/2012 chỉ có gần 10% tổ chức tín dụng có cùng kỳ vọng này).

Gần 50% tổ chức tín dụng cũng cho biết lợi nhuận trước thuế của họ giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng cuối năm 2012, trong đó mức giảm tập trung nhiều nhất từ 20% đến dưới 30%.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại quận tân phú Tuy nhiên, có tới 63,3% tổ chức tín dụng đánh giá triển vọng kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2013 sẽ diễn biến thuận lợi hơn 6 tháng đầu năm và chỉ có 3,8% lo ngại tình hình kém hơn.

Nhìn nhận cho cả năm 2013, do ảnh hưởng tiêu cực từ diễn biến của những tháng đầu năm, vẫn còn 14,1% tổ chức tín dụng đánh giá triển vọng kinh doanh năm 2013 sẽ kém hơn năm 2012. Tuy nhiên, hơn một nửa số được hỏi (55,1%) kỳ vọng triển vọng kinh doanh của cả năm 2013 sẽ cải thiện hơn so với năm 2012.

Về lợi nhuận, có đến 71,4% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận của họ sẽ tăng trong 6 tháng cuối năm 2013 so với 6 tháng đầu năm, mặc dù mức tăng chủ yếu được kỳ vọng vẫn chỉ dưới 10%.

Tính chung cả năm 2013, 65% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận tăng so với năm 2012, tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ 78,4% của cuộc điều tra 6 tháng đầu năm 2013.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận thủ đức Theo vneconomy


[Read More...]


Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa



Ngày 19/7, Chính phủ ban hành Nghị định 80/2013/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Theo Nghị định trên, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung.

Nghị định trên cũng quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đo lường đối với mỗi cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với cá nhân là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng.

Đối với vi phạm hành chính về đo lường

Vi phạm trong hoạt động giữ chuẩn quốc gia của tổ chức được chỉ định

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia; Không thực hiện định kỳ việc hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc với chuẩn quốc gia của nước ngoài đã được hiệu chuẩn hoặc đã được so sánh với chuẩn quốc tế; Không thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia tới chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn; Không thiết lập và duy trì hệ thống quản lý để thực hiện các hoạt động duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn quốc gia theo quy định.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sử dụng chuẩn quốc gia bị sai để thực hiện các hoạt động hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài; hiệu chuẩn, so sánh truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia tới chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn; Không báo cáo khi có các sai, hỏng chuẩn quốc gia hoặc đề nghị đình chỉ hiệu lực của quyết định phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia.

Vi phạm trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và sử dụng chất chuẩn, chuẩn đo lường

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán chất chuẩn, chuẩn đo lường không có nhãn hoặc có nhãn ghi không đúng quy định hoặc không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định; Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán chất chuẩn, chuẩn đo lường không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc cơ quan quản lý về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn đo lường với chuẩn quốc gia hoặc với chuẩn đo lường có độ chính xác cao hơn tại tổ chức hiệu chuẩn được chỉ định trước khi đưa chuẩn đo lường vào sử dụng; Không thực hiện thử nghiệm hoặc so sánh chất chuẩn tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định trước khi đưa vào sử dụng.

Vi phạm hành chính về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm

Vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng

Đối với hành vi vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng sẽ áp dụng mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định trong sản xuất hoặc nhập khẩu; Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: (i) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng; (ii) Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Vi phạm về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

dịch vụ hóa đơn điện tử tại bắc ninh Đối với hành vi vi phạm trên, phạt cảnh cáo từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa nhưng không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định.

Ngoài ra, phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Bên cạnh đó, Nghị định trên cũng nêu rõ, áp dụng hình thức phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Nghị định số 80/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2013 và thay thế cho Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại tphcm Theo tapchitaichinh


[Read More...]


Thu ngân sách ở Hải quan Bắc Ninh đạt 53,9%



Theo Cục Hải quan Bắc Ninh, tổng số thu ngân sách nhà nước (NSNN) của đơn vị tính đến 15/8 đạt 3.132 tỷ đồng, bằng 53,9% so với chỉ tiêu được giao năm 2013 (5.810 tỷ đồng).

Chi cục Hải quan Bắc Giang thu NSNN tăng 222%

Theo Cục Hải quan Bắc Ninh, số thu NSNN hàng tháng của đơn vị có xu hướng tăng đều. Cụ thể, tại một số đơn vị như Chi cục Hải quan Bắc Ninh, tốc độ thu NSNN bình quân mỗi tháng tăng 8,3%; Chi cục Hải quan ICD Tiên Sơn kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân mỗi tháng tăng 10%, tốc độ thu NSNN bình quân mỗi tháng tăng 11%.

Đặc biệt, Chi cục Hải quan Bắc Giang (thuộc Cục Hải quan Bắc Ninh) đã sớm hoàn thành số thu NSNN. Đồng thời, cũng là đơn vị có số thu NSNN tăng ấn tượng nhất, tăng 222,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 493,5 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu được giao 59,2% (310 tỷ đồng).

dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận tân phú Giải thích về số thu NSNN tăng cao, Cục Hải quan Bắc Ninh cho biết là do số thu phát sinh đột biến từ thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định thuộc Dự án mở rộng và cải tạo nhà xưởng của Công ty TNHH một thành viên phân đạm và hóa chất Hà Bắc (247,61 tỷ đồng) và Dự án mở rộng nhà máy của Công ty TNHH Hosiden Việt Nam (56,56 tỷ đồng).

Tuy nhiên, theo Cục Hải quan Bắc Ninh, mặc dù bình quân tốc độ thu NSNN hàng tháng tăng đều nhưng tổng số thu lại thấp hơn so với cùng kỳ 2012. Ví dụ như số thu NSNN của 10 doanh nghiệp vệ tinh có số thu lớn hàng năm tính đến thời điểm cuối tháng 7 đều giảm (giảm 187 tỷ đồng so với cùng kỳ 2012).

Điển hình như số thu NSNN Công ty Em-Tech Việt Nam tính đến thời điểm hết tháng 7 mới đạt 54,7 tỷ đồng, giảm 77,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái (năm 2012 đạt 132,3 tỷ đồng), hay Công ty TNHH Bujeon VN Electronics thu NSNN giảm 35,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

Quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách

Mặc dù đã có đơn vị sớm hoàn thành số thu NSNN như Chi cục Hải quan Bắc Giang (đạt 159%) hay Chi cục Hải quan Thái Nguyên đạt 77,3% nhưng tổng số thu NSNN tính đến thời điểm hiện tại của Cục Hải quan Bắc Ninh mới đạt 3.132 tỷ đồng, đạt 53,9%. Bên cạnh đó, Chi cục Hải quan Bắc Ninh, là đơn vị có chỉ tiêu giao nhiều nhất (3.300 tỷ đồng) nhưng mới thu đạt 1.614 tỷ đồng, đạt 48,9% chỉ tiêu được giao.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại đông anh Nắm bắt được thực tế này, để tăng nguồn thu NSNN, hoàn thành chỉ tiêu được giao, Cục Hải quan Bắc Ninh đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng nguồn thu như: đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu; công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Cụ thể từ đầu năm đến nay, Cục Hải quan Bắc Ninh đã phát hiện 61 vụ vi phạm hành chính, phạt tiền hơn 141,8 triệu đồng. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan và trụ sở doanh nghiệp, ra quyết định ấn định thuế số tiền trên 824 triệu đồng.

Đồng thời, trong công tác chống buôn lậu, Đội Kiểm soát hải quan đã phát hiện và xử lý vi phạm đối với Công ty Hanshin Polimer với số tiền là 742,6 triệu đồng. Bắt giữ 2 vụ vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là 410 triệu đồng, đóng góp vào số thu chung của đơn vị là 3.132 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Cục Hải quan Bắc Ninh cũng đã tăng cường công tác kiểm tra, chống thất thu qua giá, qua mã số hàng hóa và số lượng khai báo; phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại; phối hợp với các khu công nghiệp, Cục Thuế địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Theo tapchitaichinh

[Read More...]


Nhiều ngành bị tác động khi điện tăng 5%



Đợt tăng giá điện vừa qua đã khiến sản xuất sắt thép thành phẩm tăng 0,04% giá thành, phôi thép tăng 0,31%, xi măng tăng 0,03%, thuốc lá tăng 0,004%, bia tăng 0,088%, bao bì là 0,19%...

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Thông tin này do ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cung cấp trong buổi họp báo thường kỳ tháng 8 ngày 3-9, do Bộ Công Thương tổ chức.

“Đây là mức tăng trung bình khi giá điện tăng 5% còn giá sản phẩm có tăng hay không còn phụ thuộc vào việc tiết giảm chi phí của từng ngành”, ông Cường khẳng định.

Ngoài ra, đối với các hộ sử dụng điện, các hộ nghèo và thu nhập thấp sử dụng điện sinh hoạt đến 50 kWh/tháng sẽ không tăng chi, các hộ sử dụng điện sinh hoạt 100 kWh/tháng tăng chi 6.800 đồng/tháng, sử dụng 150 kWh/tháng tăng chi 10.650 đồng/tháng, sử dụng 200 kWh/tháng tăng chi 15.500 đồng/tháng, sử dụng 300 kWh/tháng tăng chi 26.000 đồng/tháng, sử dụng 400 kWh/tháng tăng chi 37.200 đồng/tháng.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh Vị lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực cung cấp thêm số liệu về cơ cấu nguồn phát điện. Cụ thể, cơ cấu nguồn phát trong tháng 8 của hệ thống điện là 11,539 tỷ kWh tăng 7,25% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó than chiếm 9,8%, nhiệt điện khí chiếm 27%, thủy điện chiếm hơn 61%, nguồn khác chiếm 0,3% và điện mua của Trung Quốc chiếm 1,1%.

Như vậy, trong 8 tháng, điện sản xuất đạt 87,093 tỷ kWh, trong đó than chiếm 22,9%, nhiệt điện khí chiếm 34,88%, dầu chiếm 0,12%, thủy điện chiếm 39,2%, nguồn khác 0,44% và mua của Trung Quốc 3,06%.

Trước đó, ngày 1-8, Bộ Công Thương chính thức tăng giá bán điện với giá bán điện bình quân là 1.508,85 đ/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 71,85 đồng/kWh (5%) so với giá bán điện bình quân đang áp dụng (1.437 đồng/kWh).
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận bình thạnh Theo baohaiquan
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page