Ngân hàng xoay nhiều cách khi kẹt cho vay!



Vốn ngân hàng được cho là đang dư thừa, nhưng tín dụng vẫn tắc nghẽn kéo dài, tăng trưởng lẹt đẹt chỉ vài phần trăm. Ngân hàng thực sự muốn đẩy vốn ra để hoàn thành các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận năm 2013.

Tháng 7 thường là thời điểm chuẩn bị vốn cho vụ sản xuất, kinh doanh cuối năm. Nhưng đến thời điểm này, chưa có nhiều ngân hàng cung cấp các gói tín dụng ưu đãi, kích thích nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Gần đây nhất, mới chỉ có

Ngân hàng Quân đội (MB) công bố bổ sung thêm 5.000 tỷ đồng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) với lãi suất thấp nhất 7,7%/năm, thời gian vay tối đa 12 tháng (đến hết tháng 1/2014).

Trước đó, vào tháng 4, có một vài ngân hàng tung ra các gói tín dụng ưu đãi, hướng vào nhóm DNNVV, các hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu vốn ngắn hạn. Đơn cử như Ngân hàng Seabank có gói 2.000 tỷ đồng, lãi suất 9,9%/năm (kéo dài đến hết năm 2013), VPbank dành 2.000 tỷ cho vay khách hàng DNNVV…

Dè dặt cho vay

Theo các ngân hàng, lâu nay, họ đã bỏ quên nhóm đối tượng khách hàng có số lượng đông đảo này vì lo sợ tài chính không minh bạch, quản trị doanh nghiệp lỏng lẻo, không có nhiều tài sản bảo đảm giá trị... Tuy vậy, nhóm khách hàng này có khả năng quay vòng vốn nhanh, sử dụng vốn khá hiệu quả, nhất là ở mảng thương mại, xuất nhập khẩu.

Do đó, các ngân hàng đang tìm cách đẩy vốn vào khu vực này, nhưng với nhịp độ vừa phải, mang tính "thăm dò" để tránh rủi ro.

Tuy nhiên, thực tế việc tìm được khách hàng tốt, đảm bảo các điều kiện cho vay của ngân hàng không hề dễ. Trong 6 tháng qua, hầu hết các doanh nghiệp đều thu hẹp sản xuất, kinh doanh, hạn chế hoặc tạm ngừng vay vốn để chờ thời.

Anh Thảo, nhân viên tín dụng một chi nhánh của Ngân hàng Eximbank tại Tp.HCM, cho hay cả bộ phận tín dụng đang lo "chạy đua" với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay. Bước sang quý III, chi nhánh ngân hàng này đã khoán chỉ tiêu cho từng nhân viên, phải đạt dư nợ cho vay là 2,5 tỷ đồng (khách hàng cá nhân) và hơn 4 tỷ đồng (khách hàng doanh nghiệp). Hết quý, chi nhánh sẽ đánh giá kết quả làm việc, nếu không đạt sẽ bị trừ lương, cắt thưởng năm.

"Đến giờ thì tôi sợ rằng sẽ không đạt được chỉ tiêu. Vì có khách hàng vay vốn là may mắn rồi, chứ tìm kiếm các khách hàng mới, nhất là doanh nghiệp, thuyết phục họ vay vốn và cho vay được là cả một quá trình phức tạp. Trong khi đó, các điều kiện cho vay bị siết chặt hơn, không có tài sản bảo đảm, không chứng minh được khả năng trả nợ thì ngân hàng không cho vay", anh Thảo nói.

"Lách" với món vay siêu nhỏ

Trưởng phòng giao dịch một ngân hàng nhỏ tại Hải Phòng cũng đang lo méo mặt, vì mới đây, hội sở đã chỉ đạo các chi nhánh bằng mọi cách phải đẩy mạnh cho vay, tăng dư nợ lên. Trong đó, một giải pháp được ngân hàng này áp dụng là tìm kiếm các khách hàng có tài sản bảo đảm, mối quan hệ làm ăn rộng rãi để cho vay.

Một cách ngắn gọn, họ là các cộng tác viên sẽ được ngân hàng cấp cho một khoản tín dụng (hạn mức tối đa 400 triệu đồng) với một mức lãi suất nhất định. Sau đó, họ sẽ cho nhiều người khác đang có nhu cầu vay vốn kinh doanh vay tiền với lãi suất cao hơn. Khoản chênh lệch lãi suất chính là thù lao của cộng tác viên. Nhưng, kỳ hạn trả nợ được quy định là: người vay phải trả tiền gốc và lãi đều đặn theo ngày.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại tphcm Chẳng hạn, cộng tác viên được giải ngân 100 triệu đồng, sau đó cho vay lại các món nhỏ hơn chỉ 10 - 20 triệu đồng. Tính ra, người vay phải trả số tiền gốc và lãi vay mỗi ngày chỉ vài trăm ngàn đồng. "Số tiền trả nợ được chia ra rất nhỏ, tính theo ngày sẽ rất phù hợp với tiểu thương, hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Họ chỉ cần một khoản vốn nhỏ để buôn bán hàng ngày, đến ngày hôm sau có thể trả dần số nợ gốc, lãi vay luôn", vị Trưởng phòng giao dịch nói và cho biết thêm, tiểu thương vay được vốn, mà không cần tài sản thế chấp, phương án kinh doanh như đi vay ngân hàng. Còn ngân hàng chỉ kiểm soát các cộng tác viên và nếu có rủi ro, sẽ xử lý tài sản của họ.

Theo Luật sư Nguyễn Hoàng Trung, Văn phòng luật sư Hoàng Trung và Anh Em (Hà Nội), về hình thức, ngân hàng sẽ thực hiện cấp vốn như một khoản tín dụng thông thường với đầy đủ giấy tờ hợp lệ (hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, biên bản thẩm định, phương án kinh doanh…). Nhưng về bản chất, đây là hình thức ủy thác vốn cho cá nhân để cá nhân cho vay ra ngoài với lãi suất cao hơn. "Sẽ có rủi ro nếu ngân hàng không kiểm soát việc sử dụng vốn của các người vay kế tiếp. Những người này không trả nợ, thì ngân hàng chỉ có thể "túm" cộng tác viên và tài sản thế chấp của cộng tác viên", ông Trung nói.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận cầu giấy Mặc dù chịu áp lực phải tăng trưởng tín dụng, nhưng các ngân hàng giờ tỏ ra thận trọng hơn khi quyết định phê duyệt một khoản vay. Dù khách hàng có tài sản bảo đảm, phương án kinh doanh khả thi, cán bộ ngân hàng vẫn phải thẩm định kỹ lưỡng, rồi mới trình lên cấp trên phê duyệt. Thậm chí, khoản vay trên 2 tỷ đồng đã phải trình hội sở phê duyệt.

Trong khi đó, để kiểm soát khoản vay sau giải ngân, các nhân viên tín dụng cũng chăm đến kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng hơn. Đặc biệt, đốc thúc khách hàng trả nợ đúng hạn hàng ngày, chứ không dám lơ là như trước kia. Vì giờ cho vay ra đã khó, mà không thu hồi được nợ thì ngay lập tức, "nồi cơm" của cả sếp và nhân viên sẽ bị đe dọa.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Theo thoibaokinhdoanh




Responses

0 Respones to "Ngân hàng xoay nhiều cách khi kẹt cho vay!"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page