Phân định rõ khái niệm vốn nhà nước tại doanh nghiệp



Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất khái niệm về vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Và việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào DN cũng mới chỉ được một số Luật liên quan điều chỉnh. Điều này cho thấy cần thiết phải có một quy định cụ thể, rõ ràng trong Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh đang trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh
Quy định rõ khái niệm vốn nhà nước sẽ giúp quản lý chặt chẽ và hiệu quả nguồn vốn này. Ảnh Internet.

“Cần phân định rõ để quản khối tài sản khổng lồ này!”

Phát biểu tại Hội trường trong phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo Luật này, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cho rằng, vốn nhà nước có 2 loại: Một là vốn được cấp từ ngân sách hoặc những khoản phải nộp vào ngân sách, nhưng được giữ lại hoặc những khoản từ quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài nguyên; hai là vốn tín dụng bao gồm tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và tín dụng cho nhà nước bảo lãnh.

Tuy nhiên, theo đại biểu, tại dự thảo Luật quy định về phần vốn tín dụng còn ít và qua trao đổi với nhiều người đều mong muốn trong vốn nhà nước này thì tỷ lệ và hàm lượng vốn tín dụng phải tăng lên và vốn cấp phải giảm đi. Bởi vì theo đại biểu, trách nhiệm đối với vốn vay với những hợp đồng, với lãi suất cụ thể chắc sẽ khác với vốn giao, vốn cấp chỉ tuân theo một nguyên tắc chung chung là đảm bảo bảo toàn và tăng giá trị vốn, cũng chưa tính đến yếu tố trượt giá hay yếu tố nào khác. Do đó, đại biểu đề xuất dự thảo Luật phải quy định rõ để trong vốn nhà nước tỷ lệ, hàm lượng vốn tín dụng phải tăng nhiều hơn.

Về trách nhiệm của một số chủ thể trong quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định trách nhiệm của các chủ thể trong quản lý sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, nhất là khi để xảy ra hiện tượng thất thoát, lãng phí, hoặc tham nhũng, tiêu cực, tránh tình trạng khi những việc đó xảy ra “toàn thấy lãnh đạo doanh nghiệp chịu trách nhiệm, còn các cơ quan quản lý nhà nước thì trách nhiệm ít, thậm chí vô can”.

Theo đại biểu Dương Quang Sơn (Bắc Kạn), vốn đầu tư của nhà nước vào doanh nghiệp tăng từ 136.000 tỷ đồng trước năm 2006 lên đến trên 921.000 tỷ đồng năm 2012. Theo đại biểu, một khối lượng tài sản khổng lồ của nhà nước chỉ được quản lý bằng văn bản dưới luật (vì Luật Doanh nghiệp nhà nước hết hiệu lực vào 1-7-2010) là không phù hợp và cần thiết phải sớm ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Quy định quản lý nhà nước về đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo đại biểu còn chung chung, chưa cụ thể.

Đại biểu Dương Quang Sơn cho rằng, việc quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp không phải là nhà nước trực tiếp quản lý mà giao cho doanh nghiệp. Nhà nước thông qua doanh nghiệp để quản lý vốn của mình, do vậy nhà nước, cần tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để doanh nghiệp căn cứ vào đó sử dụng vốn một cách đúng đắn và có hiệu quả cao.

Theo quy định của dự thảo Luật, vốn nhà nước tại doanh nghiệp là vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và vốn được hình thành từ các khoản phải nộp ngân sách nhà nước được trích để lại; nguồn quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp; quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn nhà nước được tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến; giá trị quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài nguyên quốc gia được Nhà nước giao cho doanh nghiệp; các nguồn vốn khác được Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, bao gồm vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Một vốn- 4 quy định

Điểm lại các quy định có liên quan trong các Luật, Nghị quyết của Quốc hội về vốn nhà nước mới thấy rằng có quá nhiều Luật điều chỉnh.

Tại Khoản 10 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2005 quy định: “Vốn nhà nước là vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước”.

Tại Luật Đấu thầu năm 2013 quy định: “Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách Nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất”.

Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng có quy định: “Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước,vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh và vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý”.

Văn bản thứ tư có điều chỉnh đối với vốn nhà nước đó là tại Nghị quyết số 49/2010/QH12 của Quốc hội quy định: “Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và vốn khác do Nhà nước quản lý”.

Đó là chưa kể đến các quy định, hướng dẫn của Chính phủ về quản lý tài chính đối với DNNN.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hai bà trưng Mặc dù nhiều quy định chồng chéo, nhưng do thiếu sự nhất quán và đồng bộ nên hiện dẫn đến cách hiểu sai về vốn nhà nước đầu tư trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp hiện được hiểu gồm cả vốn của doanh nghiệp cấp 1 đầu tư vào doanh nghiệp khác nên các công ty con, công ty liên kết của các tập đoàn, tổng công ty cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật về vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp khác. Từ đó dẫn đến phạm vi quản lý của chủ sở hữu Nhà nước rộng, không rõ ràng và không phù hợp nên xác định không đúng chủ sở hữu vốn...

Nhằm khắc phục những bất cập trên, dự thảo Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh đã quy định cụ thể khái niệm vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp để các cơ quan quản lý và doanh nghiệp có cơ sở xác định vốn của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và vốn do doanh nghiệp huy động.

Việc xác định tách bạch, rõ ràng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp nhằm xử lý các vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý vốn, tài sản của doanh nghiệp khi doanh nghiệp sử dụng vốn, tài sản để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; đồng thời cũng xác định rõ quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu và HĐTV hoặc Chủ tịch công ty.

DNNN cũng đã tạo việc làm cho khoảng 1.255 nghìn người lao động, có mức thu nhập tương đối ổn định so với thực trạng của kinh tế Việt Nam trong những năm qua.

Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển, tăng từ 136.000 tỷ đồng trước năm 2006 lên 921.000 tỷ đồng năm 2012, tập trung chủ yếu ở các tập đoàn, tổng công ty.

Phần lớn DNNN hoạt động có lãi, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình của DNNN những năm 1999-2000 khoảng 14%/năm, tăng lên 20,5% năm 2005, giai đoạn 2007-2012 tuy gặp khó khăn, nhưng vẫn đạt trung bình khoảng 16%/năm. Số doanh nghiệp thua lỗ và hòa vốn giảm mạnh, từ 60% xuống còn 20% năm 2012. Nộp ngân sách tăng bình quân 10-30%. Sắp xếp, cổ phần hóa DNNN đã đạt được trên 6.000 doanh nghiệp. Tái cơ cấu DNNN bước đầu đã có một số kết quả tích cực.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận bình tân
Nguồn Báo Hải Quan
[Read More...]


Đại lý không có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá



Tổ chức, cá nhân là chi nhánh, đại lý không có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá (ký hợp đồng phân phối trực tiếp với nhà cung cấp và mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng giá do nhà cung cấp quyết định) không phải kê khai giá nhưng có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản gửi Sở Tài chính địa phương nơi chi nhánh, đại lý đặt trụ sở chính về việc chi nhánh, đại lý không có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá.


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bình dương
Đây là nội dung tại Thông tư 56/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá.

Đối tượng áp dụng Thông tư là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; người tiêu dùng; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bình ổn giá; định giá; hiệp thương giá; kiểm tra yếu tố hình thành giá; kê khai giá trên lãnh thổ Việt Nam.

Được mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo giá đã đăng ký nếu sau 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện đăng ký giá theo quy định mà không nhận được văn bản

Việc đăng ký giá nhằm mục đích bình ổn giá được thực hiện như sau:

- Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty, CTCP, CT TNHH mà DN đó có mạng lưới sản xuất, kinh doanh rộng trên địa bàn từ 2 tỉnh, TP trực thuộc TW; DN độc quyền; DN, nhóm DN có vị trí thống lĩnh thị trường theo quy định của Luật cạnh tranh sẽ đăng kí tại Cục Quản lý giá.

- Các DN còn lại sẽ thực hiện đăng ký giá tại Sở Tài chính, Sở quản lý ngành, UBND cấp huyện tuỳ theo sự phân công của UBND tỉnh.

Biểu mẫu đăng ký giá thực hiện theo Phụ lục 01, lập thành 02 bản gửi trực tiếp, gửi qua đường công văn hoặc gửi qua thư điện tử đến cơ quan tiếp nhận.

Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai giá:

- Có quyền mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo giá đã kê khai nếu sau 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện kê khai giá theo quy định mà không nhận được văn bản (công văn, fax, thư điện tử) của cơ quan tiếp nhận Văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân không được thực hiện mức giá kê khai giá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 hoặc phải giải trình về các nội dung của Văn bản kê khai giá theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Thông tư này;

- Có quyền điều chỉnh tăng, giảm giá hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi 3% so với mức giá đã kê khai liền kề trước đó khi các yếu tố hình thành giá thay đổi đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i và điểm k khoản 1 Điều 3 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP trong thời gian Nhà nước không áp dụng biện pháp đăng ký giá để bình ổn giá và hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm d, điểm m khoản 1 Điều 15 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP; đồng thời phải gửi thông báo bằng văn bản về mức giá điều chỉnh mới cho cơ quan tiếp nhận Văn bản trước khi điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp điều chỉnh tăng, giảm giá hàng hóa, dịch vụ vượt mức 3% so với mức giá đã kê khai liền kề trước đó, tổ chức, cá nhân phải thực hiện kê khai giá theo quy định;

dịch vụ hóa đơn điện tử tại hải phòng - Có trách nhiệm thực hiện kê khai giá theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này; thực hiện giải trình (nếu có) theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này; chấp hành việc kiểm tra yếu tố hình thành giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của mức giá kê khai;

- Không được áp dụng mức giá kê khai trong mua, bán hàng hóa, dịch vụ trong thời hạn ít nhất 05 ngày làm việc kể ngày thực hiện kê khai giá theo quy định hoặc trong thời gian giải trình theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận Văn bản kê khai giá;

- Có trách nhiệm thực hiện công khai thông tin về mức giá đã kê khai; thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận Văn bản kê khai giá nếu thay đổi thời gian bắt đầu áp dụng mức giá đã kê khai; công khai, niêm yết trong toàn hệ thống phân phối (nếu có); thực hiện đúng giá niêm yết; chấp hành các biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Có trách nhiệm chấp hành các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá đối với hành vi không kê khai giá; kê khai giá sai so với mẫu văn bản kê khai giá đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; tự ý tăng giá theo giá đã kê khai với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản yêu cầu giải trình mà tổ chức, cá nhân chưa giải trình xong về mức giá kê khai; tự ý tăng giá theo giá đã kê khai với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và yêu cầu kê khai lại mức giá.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh Nguồn Tài Chính Điện Tử
[Read More...]


CNTT là con đường ngắn nhất để phát triển đất nước



Sự kiện lớn nhất của ngành công nghệ Việt Nam năm nay không chỉ là nơi hội tụ của những người hoạt động trong lĩnh vực này mà còn chứng kiến sự tham gia của rất nhiều lãnh đạo, chuyên gia của các ngành khác từ giáo dục, y tế cho tới ngân hàng. Họ tới đây để tìm kiếm thông tin, giải pháp và hiểu rõ hơn về khả năng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho mọi ngành, mọi lĩnh vực bằng công nghệ thông tin.

Học kế toán thực hành Tại bình dương
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Vietnam ICT Summit là một sự kiện quan trọng, là cơ hội để thảo luận xu hướng, tầm nhìn, giải pháp nhằm phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước: "Diễn đàn năm nay bàn về việc phát huy vai trò của CNTT trong nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung vào các vấn đề xây dựng hạ tầng thông tin quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cải cách thể chế, đẩy mạnh cải cách giáo dục đào tạo - đây là những vấn đề đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm giải quyết".


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc Vietnam ICT Summit 2013

Thủ tướng cho hay, công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước nghèo vươn lên nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, đất nước vẫn gặp nhiều khó khăn thách thức. Chính phủ đã có chủ trương xác định CNTT là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, góp phần làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế xã hội.

"Các bộ, ngành,, lĩnh vực, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu cùng nâng cao nhận thức, quán triệt quan điểm CNTT là nền tảng của phương thức phát triển mới, phát triển và ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh và quản lý, hướng tới mục tiêu nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia, coi đây là con đường ngắn nhất để Việt Nam tiến kịp các nước phát triển, tiến kịp thời đại,", Thủ tướng yêu cầu.

Có mặt tại Vietnam ICT Summit 2013, ông Yukio Hatoyama, nguyên Thủ tướng Nhật Bản và hiện là Chủ tịch Viện Cộng đồng Đông Á, đã chia sẻ bài học thành công của nước này khi đề cao vai trò của công nghệ thông tin trong chiến lược phát triển kinh tế. "Sau khi tuyên thệ không bao giờ tiến hành chiến tranh, Nhật Bản đổ nguồn lực vào phát triển kinh tế. Không nói quá rằng chuyên môn công nghệ chính là động cơ dẫn dắt tăng trưởng kinh tế, nhanh chóng biến Nhật Bản thành một trong các nước dẫn đầu công nghệ thế giới", ông Hatoyama nhấn mạnh.

Ngay cả khi bong bóng kinh tế Nhật đã vỡ và tình hình trở nên khó khăn, ngân sách chính phủ không tăng, nhưng chính phủ Nhật Bản vẫn luôn tin tưởng vào sự cần thiết của việc liên tục tăng ngân sách cho khoa học và công nghệ, nền tảng của sức mạnh quốc gia. Luật Khoa học và Công nghệ Cơ bản của Nhật đã có hiệu lực từ 1995. Bên cạnh đó, để triển khai chính sách có hệ thống theo kế hoạch nhằm thúc đẩy khoa học và công nghệ, chính phủ Nhật đã thiết lập Kế hoạch Khoa học và Công nghệ Cơ bản, được làm 5 năm một lần và hiện trong giai đoạn lần thứ tư.

Ông Hatoyama kể, khi Internet bắt đầu phổ biến, tỷ lệ sử dụng băng rộng thấp với phí rất cao. Do vậy, để biến Nhật Bản thành quốc gia CNTT hàng đầu, chính phủ đã hình thành chiến lược Nhật Bản điện tử (e-Japan), giảm phí truy nhập Internet còn một phần ba so với trước trong vòng bốn năm trong khi tăng số thuê bao Internet tốc độ cao lên 20 lần. Nhờ đó, hạ tầng CNTT Nhật Bản được triển khai rất nhanh chóng.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại long biên Trong năm 2006, khi các mục tiêu chính của chiến lược Nhật Bản điện tử về cơ bản đã được thực hiện, chính phủ đề xuất chiến lược u-Japan với mục tiêu chuyển từ hạ tầng chủ yếu dựa trên dịch vụ hữu tuyến sang tạo ra mạng phổ cập kết nối liền mạch dịch vụ hữu tuyến và vô tuyến. Chữ u trong u-Japan không chỉ là phổ cập (ubiquitous) mà còn là phổ quát (universal), hướng người dùng (user-orientated) và độc đáo (unique). Phổ cập có nghĩa là CNTT-TT kết nối mọi ngõ ngách của cuộc sống hàng ngày, tạo ra xã hội kết nối nơi mà mọi công dân truy nhập mạng mọi lúc mọi nơi và từ bất cứ thiết bị nào. Hơn nữa, chính sách nhằm tạo ra mạng phổ quát, trong nghĩa thúc đẩy tương tác người với người, hướng người dùng theo nghĩa tính đến viễn cảnh của họ và độc đáo trong nghĩa thúc đẩy sức sống cá nhân. Các chính sách này đã tạo ra giá trị mới ở Nhật Bản.

Nguyên Thủ tướng Nhật cho rằng trong lĩnh vực CNTT-TT, điều quan trọng hiện nay đối với Việt Nam là đầu tư tài nguyên vào phát triển nguồn nhân lực sao cho trong tương lai gần, người dân với chính đôi tay mình có thể hiện thực hóa một xã hội mạng phổ cập. "Rõ ràng rằng, đào tạo số lớn kỹ sư CNTT -TT là hết sức quan trọng cho cả phát triển tương lai của Việt Nam cũng như cho công dân được sống với phong cách tiện nghi thoải mái", ông Hatoyama nói. "CNTT-TT không còn nghi ngờ gì nữa sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng không chỉ trong thúc đẩy hoạt động xuyên biên giới mà còn tăng cường hơn nữa cộng đồng này. Đó là lý do tại sao Diễn đàn cấp cao hôm nay là đặc biệt quan trọng. Tôi hy vọng có một ngày, tất cả khu vực Đông Á cuối cùng sẽ được liên kết trong một cộng đồng duy nhất".

Trong khi đó, PGS.TS Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội phần mềm VINASA, nhấn mạnh: "Mục tiêu của ICT Summit 2013 là góp phần đổi mới tư duy, tăng cường nhận thức sâu sắc hơn ở các cấp, các ngành và toàn xã hội về quan điểm xác định CNTT là nền tảng cho phương thức phát triển mới, có tính tất yếu, hướng đến một xã hội tri thức, nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần tạo sự tăng trưởng nhanh và bền vững. Ứng dụng CNTT phải là yêu cầu bắt buộc trong mọi lĩnh vực, mọi công trình, dự án đầu tư; trước mắt là trong cải cách hành chính, giao thông, y tế, giáo dục, phát triển đô thị. Những yêu cầu này phải được thể chế hóa bằng văn bản pháp luật. Đây là con đường ngắn nhất để các nước đi sau như Việt Nam có cơ hội đuổi kịp các quốc gia phát triển".
dịch vụ hóa đơn điện tử tại bắc ninh Theo Vnexpress
[Read More...]


Áp dụng cơ chế thoả thuận trước về xác định giá



Theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, bắt đầu từ 1-7-2013 cơ quan Thuế được phép áp dụng cơ chế thoả thuận trước về xác định giá (APA) trong chống chuyển giá ở các DN đầu tư nước ngoài (FDI).

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà nam
Việc bổ sung APA vừa tạo thuận lợi cho công tác hành thu, chống thất thu, vừa tạo chủ động cho DN FDI trong lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế.

Cụ thể, cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế là thoả thuận bằng văn bản giữa cơ quan thuế với người nộp thuế hoặc giữa cơ quan Thuế với người nộp thuế và cơ quan Thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập cho một thời hạn nhất định, trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường. Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được xác lập trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.

Cơ quan Thuế áp dụng cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế với người nộp thuế, với cơ quan Thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận thanh xuân Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và sự thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuế theo thỏa thuận đơn phương, song phương và đa phương giữa cơ quan Thuế, người nộp thuế và cơ quan Thuế các nước, vùng lãnh thổ có liên quan.

Vụ trưởng- Phó trưởng Ban Cải cách, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), Nguyễn Quang Tiến cho rằng, thời gian qua, cơ quan quản lý thuế bắt đầu triển khai các cuộc thanh tra và truy thu được hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế. Thông qua đó, đã phát hiện các hành vi chuyển giá điển hình đã và đang diễn ra tại Việt Nam dưới các hình thức như: Chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản hữu hình giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chuyển giao dịch vụ giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh giữa các bên liên kết.

Do vậy, để nâng cao hiệu quả đấu tranh với nạn chuyển giá, Việt Nam sẽ bổ sung cơ chế APA nhằm tạo thuận lợi cho công tác hành thu, chống thất thu và tạo sự chủ động cho DN trong lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại long biên Theo baohaiquan
[Read More...]


Áp dụng cơ chế thoả thuận trước về xác định giá



Theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, bắt đầu từ 1-7-2013 cơ quan Thuế được phép áp dụng cơ chế thoả thuận trước về xác định giá (APA) trong chống chuyển giá ở các DN đầu tư nước ngoài (FDI).

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thanh xuân
Việc bổ sung APA vừa tạo thuận lợi cho công tác hành thu, chống thất thu, vừa tạo chủ động cho DN FDI trong lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế.

Cụ thể, cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế là thoả thuận bằng văn bản giữa cơ quan thuế với người nộp thuế hoặc giữa cơ quan Thuế với người nộp thuế và cơ quan Thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập cho một thời hạn nhất định, trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường. Thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được xác lập trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại long biên
Cơ quan Thuế áp dụng cơ chế thoả thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế với người nộp thuế, với cơ quan Thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập.

Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và sự thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuế theo thỏa thuận đơn phương, song phương và đa phương giữa cơ quan Thuế, người nộp thuế và cơ quan Thuế các nước, vùng lãnh thổ có liên quan.

Vụ trưởng- Phó trưởng Ban Cải cách, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), Nguyễn Quang Tiến cho rằng, thời gian qua, cơ quan quản lý thuế bắt đầu triển khai các cuộc thanh tra và truy thu được hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế. Thông qua đó, đã phát hiện các hành vi chuyển giá điển hình đã và đang diễn ra tại Việt Nam dưới các hình thức như: Chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản hữu hình giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chuyển giao dịch vụ giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh giữa các bên liên kết.

Do vậy, để nâng cao hiệu quả đấu tranh với nạn chuyển giá, Việt Nam sẽ bổ sung cơ chế APA nhằm tạo thuận lợi cho công tác hành thu, chống thất thu và tạo sự chủ động cho DN trong lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận cầu giấy
Theo baohaiquan
[Read More...]


Việc thu nộp lệ phí hải quan được gỡ vướng



Trước vướng mắc của Hải quan các tỉnh, thành phố trong quá trình thực hiện quản lý, thu nộp lệ phí trên chương trình hải quan điện tử, Bộ Tài chính đã có công văn hướng dẫn về vấn đề này.

Theo đó, việc áp dụng thời hạn ân hạn thuế và quản lý rủi ro trong việc kiểm tra hải quan, các cục hải quan cần căn cứ quy định tại Điều 92 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH12 và Khoản 5 Điều 3 Thông tư 194/2010/TT-BTC: người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật về hải quan và không còn nợ tiền thuế qua hạn, tiền phạt tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan (không tính đến việc nợ lệ phí hải quan).
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên
Bộ Tài chính yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố kiểm tra các trường hợp DN chỉ nợ lệ phí hải quan thì không thực hiện biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan và được áp dụng thời hạn nộp thuế đáp ứng quy định tại Khoản 11 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Khoản 5 Điều 3, Điều 18 Thông tư 194/2010/TT-BTC, đồng thời được xem là DN chấp hành tốt pháp luật hải quan trong việc áp dụng quản lý rủi ro đối với việc kiểm tra hải quan.

Về việc áp dụng hình thức nộp lệ phí, theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 4 Nghị định 87/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XNK thương mại, thì người khai hải quan điện tử: “Được lựa chọn hình thức nộp lệ phí hải quan và các loại phí do cơ quan Hải quan thu hộ các hiệp hội, tổ chức (nếu có) cho từng tờ khai hải quan hoặc nộp gộp theo tháng”. Theo đó, việc nộp lệ phí hải quan đối với trường hợp người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử được thực hiện như sau:

Trường hợp người khai hải quan chọn nộp lệ phí theo tháng thì đăng ký trước với cơ quan Hải quan về hình thức nộp này. Việc thu, nộp lệ phí thực hiện theo quy định tại điểm 5 Biểu mức thu lệ phí trong lĩnh vực hải quan tại Thông tư 172/2010/TT-BTC

dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận gò vấp Trường hợp người khai hải quan không lựa chọn nộp lệ phí theo tháng (chỉ áp dụng đối với DN hoạt động XNK không thường xuyên) thì cán bộ Hải quan in thông báo lệ phí hải quan theo từng lần để người khai hải quan nộp theo từng lần phát sinh. Việc quản lý, theo dõi nợ lệ phí (nếu phát sinh) được thực hiện trên hệ thống KT559.

Bên cạnh đó, đối với việc thanh khoản tem lệ phí trên hệ thống kế toán theo dõi nợ của cơ quan Hải quan, tại Thông tư 32/2006/TT-BTC Bộ Tài chính đã hướng dẫn nghiệp vụ kế toán thuế và thu khác đối với hàng hóa XNK, Thông tư 121/2007/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 32/2006/TT-BTC hướng dẫn việc thanh khoản, hạch toán tem lệ phí trên hệ thống kế toán theo dõi nợ của cơ quan Hải quan.

Bộ Tài chính yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố lập sổ ghi nhận đầy đủ các series tem lệ phí sử dụng theo hình thức dán tem lệ phí trên tờ khai điện tử, lập chứng từ ghi số lệ phí hải quan và hạch toán số lệ phí đã nộp bằng tem.

Trường hợp người khai hải quan mua tem lệ phí hải quan và được hạch toán vào chương trình quản lý ấn chỉ (Imas), nhưng không sử dụng hết và đề nghị trả lại thì thực hiện hoàn tại phòng Tài vụ- quản trị (cục Hải quan) hoặc Chi cục do DN lựa chọn.

Trường hợp người khai hải quan còn tem lệ phí nhưng chuyển sang đăng ký nộp lệ phí hải quan theo tháng, phải đăng ký trước với cơ quan Hải quan hình thức nộp lệ phí theo tháng. Trong thời gian 10 ngày đầu của tháng tiếp theo, người khai hải quan nộp lại số tem lệ phí tương ứng với số tờ khai mở trong tháng, công chức hải quan ghi nhận số series tem và hạch toán trên hệ thống theo dõi nợ thuế KT559.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh xuân Theo baohaiquan
[Read More...]


Chủ động linh hoạt, kịp thời, đảm bảo nhu cầu chi trả của các cấp ngân sách



Trong các ngày 19, 22 và 24/7/2013, KBNN đã tổ chức Hội nghị giao ban Giám đốc KBNN tại 3 miền: Bắc - Nam và Miền Trung - Tây Nguyên. Tới dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Phạm Sỹ Danh, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cùng đại diện lãnh đạo Vụ Ngân sách nhà nước, Vụ Kế hoạch-Tài chính, Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Ban quản lý dự án cải cách Tài chính công. Về phía KBNN có Ban Lãnh đạo KBNN; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc KBNN; Giám đốc, Trưởng phòng Thanh tra, Kế toán trưởng nghiệp vụ và Kế toán trưởng nội bộ của 63 KBNN tỉnh, thành phố.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh
Hội nghị đã sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của hệ thống KBNN 6 tháng đầu năm và bàn giải pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013. Với truyền thống đoàn kết, sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công chức trong toàn hệ thống, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Bộ Tài chính, chính quyền các cấp; sự phối kết hợp chặt chẽ với cơ quan, ban ngành có liên quan, toàn hệ thống KBNN đã cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn 6 tháng đầu năm 2013. Hội nghị dành phần lớn thời gian để nghe các ý kiến phát biểu của Giám đốc KBNN các tỉnh, thành phố và được nghe đại diện lãnh đạo Kho bạc Nhà nước giải đáp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về những nhóm vấn đề như: cơ chế, quy trình nghiệp vụ; tổ chức cán bộ và quản lý nội bộ, xây dựng cơ bản.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh đã ghi nhận những nỗ lực và kết quả hệ thống KBNN đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2013 và biểu dương Ban lãnh đạo KBNN đã chủ động, có những giải pháp tham mưu cho Bộ trong việc điều hành ngân quỹ trong tình hình căng thẳng, khó khăn của những tháng cuối năm 2012 đến nay; ghi nhận những nỗ lực của KBNN trong việc thực hiện nhiệm vụ huy động vốn. Chỉ đạo nhiệm vụ KBNN trong 6 tháng cuối năm, Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm:

Thứ nhất, toàn hệ thống KBNN tập trung trí tuệ, sức lực và nguồn nhân lực để cùng toàn ngành Tài chính hoàn thành dự toán thu - chi NSNN năm 2013 tại các cấp ngân sách Trung ương và địa phương. Phát huy vai trò tham mưu cho Bộ Tài chính, cấp ủy và chính quyền địa phương tập trung nhanh, đầy đủ, đúng pháp luật, phản ánh kịp thời, chính xác về nguồn thu và tỉ lệ điều tiết của ngân sách; thực hiện chế độ thông tin báo cáo cần kịp thời.

Thứ hai, kiểm soát chặt chẽ và triệt để tiết kiệm chi; tập trung giải ngân các dự án để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu cho Ngân sách. Tổ chức điều hành ngân quỹ cần tiếp tục được phát huy để đáp ứng được mục tiêu điều hành của các cấp ngân sách, vừa đảm bảo tuyệt đối an toàn ngân quỹ quốc gia. Phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ huy động vốn được Bộ Tài chính giao.

Thứ ba, tập trung xây dựng kế hoạch tiếp nhận TABMIS, quản trị, vận hành an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý chung. Hiện đại hóa quy trình hoạt động nghiệp vụ gắn với cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, đảm bảo các ứng dụng công nghệ an toàn tuyệt đối.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh
Thứ năm, tiếp tục thực hiện nghiệm quy chế, quy trình, nội quy làm việc, quản lý nội bộ, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, Đảng, đoàn thể trong từng đơn vị, phát huy truyền thống đoàn kết nội bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảm bảo cơ chế chính sách cho CBCC; xử dụng có hiệu quả công cụ kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ tại Hội nghị, Tổng giám đốc KBNN Nguyễn Hồng Hà cho biết, trong điều kiện tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, tác động rất lớn đến thu ngân sách và cân đối ngân quỹ, KBNN đã theo dõi sát tình hình thu, chi ngân sách, chủ động trình Bộ triển khai nhiều biện pháp chỉ đạo, điều hành ngân quỹ KBNN: đôn đốc quyết liệt, tập trung đầy đủ, kịp thời các khoản thu của NSNN, tích cực huy động vốn, qua đó, ngân quỹ KBNN đã được điều hành một cách chủ động linh hoạt, kịp thời, đảm bảo nhu cầu chi trả của các cấp ngân sách.

Theo Tổng giám đốc Nguyễn Hồng Hà, trong thời gian vừa qua, KBNN đã tập trung nguồn lực triển khai đúng tiến độ các đề án, chính sách được giao chủ trì xây dựng: hoàn thiện Dự thảo Nghị định Quản lý ngân quỹ báo cáo Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính; tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tài sản công; tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện cơ chế quản lý tài chính - biên chế hệ thống KBNN giai đoạn 2009-2013 và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế quản lý tài chính - biên chế hệ thống KBNN từ năm 2014 trình Chính phủ; tổ chức tổng kết đánh giá triển khai diện rộng dự án TABMIS; chủ động, phối hợp với các đơn vị có liên quan tích cực triển khai các nội dung công việc chuẩn bị đóng gói dự án.

Tổng Giám đốc Nguyễn Hồng Hà khẳng định, với tinh thần cầu thị, với truyền thống đoàn kết, sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công chức trong toàn hệ thống KBNN, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Bộ Tài chính; chính quyền các cấp và sự phối kết hợp chặt chẽ với cơ quan, ban ngành có liên quan, toàn hệ thống KBNN phấn đấu quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
dịch vụ hóa đơn điện tử giá rẻ tại quảng ninh
Theo mof
[Read More...]


Tăng cường quản lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước



Bộ Tài chính vừa hoàn tất việc soạn thảo và đang gửi lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định việc quản lý, sử dụng tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thanh xuân
Theo Cục Quản lý công sản, thời gian vừa qua, để phục vụ công tác quản lý các dự án sử dụng vốn nhà nước, bao gồm cả vốn ODA, Nhà nước cho phép các Ban Quản lý dự án được trang bị trụ sở làm việc, phương tiện đi lại, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác thông qua nhiều hình thức: đầu tư xây dựng, mua sắm, tiếp nhận điều chuyển. Để quản lý, sử dụng có hiệu quả các tài sản được trang cấp, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/2007/CT-TTg ngày 25/7/2007 về việc tăng cường quản lý tài sản của các Ban Quản lý dự án (QLDA) sử dụng vốn nhà nước; đồng thời Bộ Tài chính ban hành Thông tư 87/2010/TT-BTC ngày 15/6/2010 quy định việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước khi dự án kết thúc. Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản này đã góp phần chấn chỉnh công tác quản lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước, đưa công tác quản lý tài sản của các dự án đi vào nề nếp; các Bộ, ngành, địa phương kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc trang bị tài sản phục vụ công tác quản lý dự án; việc theo dõi, hạch toán tài sản được chú ý hơn; công tác xử lý tài sản khi dự án kết thúc được kịp thời, từ đó góp phần tiết kiệm chi ngân sách cho việc trang bị tài sản và khai thác tốt hơn nguồn lực tài sản của dự án sau khi dự án kết thúc. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện và báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương cho thấy, một số nội dung cần thiết cho quá trình quản lý nhưng chưa có quy định; một số nội dung đã có quy định nhưng không còn phù hợp hoặc cần sửa đổi, bổ sung để quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm nguồn tài sản này.

Dự kiến Thông tư mới sẽ điều chỉnh đối với 4 nhóm tài sản bao gồm: (i) tài sản phục vụ công tác quản lý dự án; (ii) tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án; (iii) tài sản do phía nước ngoài chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam; (iv) tài sản là vật tư thu hồi của dự án.

Nguyên tắc là chỉ thực hiện đầu tư, trang bị tài sản cho các Ban quản lý dự án được thành lập theo quy định của pháp luật; việc đầu tư, trang bị phải phù hợp với nhiệm vụ được giao, phù hợp với tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; sử dụng đúng mục đích, hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị; được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ đúng chế độ và xử lý kịp thời; việc quản lý, sử dụng tài sản dự án được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản dự án phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Việc đầu tư, trang bị tài sản phục vụ công tác quản lý dự án sẽ được thực hiện theo hướng tiết kiệm. Các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện dự án phải tự sắp xếp, bố trí trong số tài sản hiện có của cơ quan, đơn vị mình để phục vụ công tác quản lý dự án; trường hợp không sắp xếp, bố trí được thì được trang bị tài sản dưới các hình thức theo thứ tự ưu tiên: điều chuyển; thuê tài sản; đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại long biên Việc sử dụng tài sản phục vụ công tác quản lý dự án phải được sử dụng đúng mục đích, công năng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm; việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phục vụ công tác quản lý dự án phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền quy định. Ban Quản lý dự án có trách nhiệm theo dõi, hạch toán tài sản dự án theo chế độ kế toán hiện hành phù hợp với loại hình hoạt động của Ban Quản lý dự án.

Về việc xử lý tài sản phục vụ công tác quản lý của dự án khi dự án kết thúc, dự thảo quy định cụ thể hình thức xử lý tài sản; thẩm quyền quyết định xử lý tài sản và thực hiện xử lý tài sản phục vụ công tác quản lý của dự án. Nội dung này được quy định trên cơ sở kế thừa các quy định tại Thông tư số 87/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính; đồng thời bổ sung thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản trong trường hợp đặc biệt để phù hợp với Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; phân cấp thẩm quyền đề xuất về việc tiếp nhận tài sản trong trường hợp điều chuyển các tài sản có giá trị nhỏ cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp thay vì phải có ý kiến của Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh như trước đây để giảm bớt thủ tục hành chính.

Đối với việc quản lý tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án, đây là nội dung mới của dự thảo. Theo đó, tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án được chia thành 2 loại: (i) tài sản được đầu tư, mua sắm và giao cho đơn vị thụ hưởng ngay trong quá trình thực hiện dự án và (ii) tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm và khi dự án hoàn thành mới giao cho đơn vị thụ hưởng dự án. Tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án và đối tượng thụ hưởng kết quả đó phải được xác định cụ thể trong dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc xử lý tài sản sau khi dự án kết thúc được phân định cụ thể đối với từng loại tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án (phương tiện vận tải, máy móc, trang thiết bị và các tài sản khác được đầu tư, mua sắm bằng nguồn vốn dự án bàn giao ngay cho đối tượng thụ hưởng; công trình xây dựng và các tài sản khác được giao cho đối tượng thụ hưởng khi dự án hoàn thành toàn bộ hoặc từng phần).

Liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước, Cục Quản lý công sản cũng cho biết, Bộ Tài chính đang thực hiện nâng cấp Phần mềm quản lý đăng ký tài sản nhà nước để quản lý, lưu trữ thông tin tài sản phục vụ công tác quản lý dự án. Dự kiến cuối năm 2013, Bộ Tài chính sẽ tập huấn cho các bộ, cơ quan trung ương và Sở Tài chính các địa phương để đi vào triển khai nhập dữ liệu từ năm 2014. Việc xây dựng và đưa vào sử dụng Phần mềm này sẽ hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan quản lý nhà nước, các Ban quản lý dự án trong công tác quản lý, sử dụng tài sản của các dự án, đặc biệt là sẽ kiểm soát được việc xử lý tài sản của các dự án sau khi kết thúc đảm bảo kịp thời, đầy đủ.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận phú nhuận Theo NVQLCS
[Read More...]


Doanh nghiệp vận tải chưa tăng giá cước khi giá xăng tăng



Chỉ gần một tháng, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã có hai lần điều chỉnh giá với mức tăng gần 500 đồng/lít sau quyết định của liên Bộ Tài chính - Công Thương. Vào thời điểm kinh tế còn đang khó khăn thì việc tăng giá xăng lúc này sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vận tải. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp vận tải cho biết chưa tăng giá cước.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng
Chị Nguyễn Hiền Lương, Công ty Cổ phần Thương mại kỹ thuật và Xây dựng Hà Nội (Hanoitrans) cho biết, tuy giá xăng dầu chỉ chiếm khoảng 1 - 5% giá thành vận tải nhưng khi giá xăng tăng thì doanh nghiệp sẽ phải gánh thêm chi phí này. Tùy từng loại hình vận tải mà việc tăng giá xăng sẽ có những tác động khác nhau. Chịu ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là xe khách, taxi hay tàu thủy…

“Với các loại xe từ 4 đến 7 chỗ ngồi, chi phí tăng thêm cho mỗi đầu xe mà doanh nghiệp phải chịu từ 400.000 đến 500.000 đồng/tháng. Đối với các loại xe từ 16 đến 45 chỗ ngồi, chi phí này cũng sẽ tăng theo, khoảng 550.000 - 1.000.000 đồng/xe”, chị Lương ước tính. Như vậy, với số lượng hàng trăm chiếc xe của doanh nghiệp này thì đây là một chi phí không hề nhỏ.

Tuy nhiên theo chị Lương, để điều chỉnh tăng giá cước, doanh nghiệp sẽ phải báo cáo với các cơ quan chức năng, đăng ký và in ấn giá vé mới, hủy niêm yết giá cũ và phải chịu toàn bộ chi phí liên quan… Bên cạnh đó, giá xăng liên tục thay đổi khiến việc điều chỉnh giá cước theo biến động của giá xăng thì lại không hề đơn giản.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh
Anh Nguyễn Văn Thủy, Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Thiên Thanh cũng cho rằng, đối với nhiều hợp đồng đã ký từ trước thì không thể chỉ vì giá xăng tăng mà thay đổi hợp đồng theo được. “Việc chủ hợp đồng có chấp nhận chịu tăng giá cước hay không, doanh nghiệp chưa thể chắc chắn được do hợp đồng đã ký với khách hàng từ trước. Chúng tôi có thể đề xuất nhưng cũng cần thời gian để đối tác bàn bạc và mức tăng bao nhiêu cũng cần phải thống nhất giữa hai bên”, anh Thủy chia sẻ.

Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp vận tải vẫn khẳng định chưa điều chỉnh tăng giá trong thời gian này.

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thanh cho rằng, xăng dầu tăng giá mạnh trong khi lượng hàng hóa và hành khách vận chuyển đường bộ vẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm và ngày càng cạnh tranh gay gắt. Hiện nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách trong nước vẫn chưa khai thác hết năng lực phương tiện, thiết bị. Các doanh nghiệp muốn giữ bạn hàng, lúc này mà tăng giá, đơn thương độc mã, có khi là lợi bất cập hại. Do đó, doanh nghiệp nào cũng nhìn trước, ngó sau, chờ động tĩnh chung của thị trường và đến nay vẫn chưa có ý định tăng giá cước.

Ông Thanh cũng đưa ra lời khuyên cho nhiều doanh nghiệp vận tải cần phải tự cân đối để có thể tạo mặt bằng giá chung về cước đối với mỗi tuyến bởi một số đơn vị vận tải tăng mà đơn vị khác không tăng sẽ tạo ra sự cạnh tranh trong hoạt động vận tải và có thể dẫn tới mất khách… Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam vẫn tiếp tục có ý kiến về tình trạng độc quyền kinh doanh xăng dầu sẽ gây khó khăn cho kinh doanh vận tải.

Theo người dân, xăng, dầu là mặt hàng thiết yếu cần thiết nên dù xăng dầu tăng người dân vẫn phải sử dụng. Tuy nhiên, điều mà nhiều người lo lắng là khi xăng dầu tăng giá, nhiều mặt hàng khác liên quan đến xăng dầu sẽ tăng theo, như giá cước vận tải, taixi và nhiều loại hàng hóa, thực phẩm cũng sẽ tăng giá khi tư thương tính vào chi phí vận chuyển. Gánh nặng tăng giá này lại đổ vào vai người dân. Hơn nữa, tình trạng nhồi nhét hành khách hay xe chạy quá tải có thể sẽ phổ biến hơn nữa khi giá xăng ngày càng cao và thiếu sự kiểm tra thường xuyên của các cơ quan chức năng.
dịch vụ hóa đơn điện tử giá rẻ tại quận bình thạnh
Theo Báo Hải Quan
[Read More...]


Giải đáp vướng mắc về VNACCS cho DN dệt may



Chiều 24-4, tại trụ sở Tổng cục Hải quan, Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh đã có buổi làm việc với đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa
Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh khẳng định việc thực hiện VNACCCS/VCIS sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho cộng đồng DN, những vướng mắc sẽ được Tổng cục Hải quan kịp thời tháo gỡ.


Tại buổi làm việc, bà Đặng Phương Dung- Tổng thư kí Vitas cho biết, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã nhận được các ý kiến phản ánh của hội viên về những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải trong quá trình làm thủ tục hải quan trong thời gian áp dụng hệ thống VNACCS/VCIS tại Hải quan Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai... như: Các tiêu chí khai báo trên tờ khai; cơ sở hạ tầng của cơ quan hải quan, DN; xác nhận vào tờ khai hàng hóa XK; quản lí rủi ro đối với hàng XNK...
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hà đông
Tại buổi lảm việc, Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh đã giải đáp một số vướng mắc liên quan đến hoạt động của DN dệt may khi thực hiện VNACCS/VCIS như: Quy định về ân hạn thuế (275 ngày); quy định về khai báo trên VNACCS/VCIS... Các vướng mắc cụ thể sẽ được lãnh đạo Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị chức năng sớm có câu trả lời cụ thể cho DN.
dịch vụ hóa đơn điện tử giá rẻ tại bắc ninh
Theo Báo Hải Quan
[Read More...]


Khai trương tàu hỏa leo núi đầu tiên tại Việt Nam



Tập đoàn Sun Group, chủ đầu tư Bà Nà Hillis vừa chính thức khai trương và đưa vào hoạt động tàu hỏa leo núi tại khu du lịch Bà Nà (Đà Nẵng). Đây là tàu hỏa leo núi đầu tiên tại Việt Nam.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quảng ninh
Tàu hỏa leo núi là phương thức vận chuyển độc đáo tại Bà Nà Hills, sẽ đưa du khách qua các điểm đến hấp dẫn trên “đường lên tiên cảnh” như Chùa Linh Ứng, vườn hoa Le Jardin, khu biệt thự cổ…

Tàu hỏa leo núi được thiết kế theo kiểu loại hình vận chuyển thô sơ từ cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ thứ 16 tại Áo, dùng để vận chuyển hàng hóa vật liệu lên các tòa thành cao ngất của lâu đài Hohensalzburg. Không chỉ có các nước khu vực châu Âu mà cả những châu lục khác đã áp dụng loại hình vận chuyển này cho những địa hình đồi núi và hiểm trở.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận hai bà trưng
Để làm được công trình tàu hỏa leo núi tại Bà Nà Hills, Tập đoàn Sun Group đã chọn đối tác tin cậy là nhà sản xuất hệ thống cáp nổi tiếng Garaventa của Thụy Sĩ. Công trình được khởi công vào ngày 26-7-2013. Tàu hỏa leo núi có sức chứa 80 người/cabin, đạt vận tốc 5m/giây, công suất vận hành 1.600 khách/giờ.

Nhân dịp khai trương, Bà Nà Hills áp dụng mức giá khuyến mãi là 50.000 đồng/người/lượt.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại bình dương
Theo Báo Hải Quan
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page