Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thanh xuân
Theo Cục Quản lý công sản, thời gian vừa qua, để phục vụ công tác quản lý các dự án sử dụng vốn nhà nước, bao gồm cả vốn ODA, Nhà nước cho phép các Ban Quản lý dự án được trang bị trụ sở làm việc, phương tiện đi lại, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác thông qua nhiều hình thức: đầu tư xây dựng, mua sắm, tiếp nhận điều chuyển. Để quản lý, sử dụng có hiệu quả các tài sản được trang cấp, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/2007/CT-TTg ngày 25/7/2007 về việc tăng cường quản lý tài sản của các Ban Quản lý dự án (QLDA) sử dụng vốn nhà nước; đồng thời Bộ Tài chính ban hành Thông tư 87/2010/TT-BTC ngày 15/6/2010 quy định việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước khi dự án kết thúc. Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản này đã góp phần chấn chỉnh công tác quản lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước, đưa công tác quản lý tài sản của các dự án đi vào nề nếp; các Bộ, ngành, địa phương kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc trang bị tài sản phục vụ công tác quản lý dự án; việc theo dõi, hạch toán tài sản được chú ý hơn; công tác xử lý tài sản khi dự án kết thúc được kịp thời, từ đó góp phần tiết kiệm chi ngân sách cho việc trang bị tài sản và khai thác tốt hơn nguồn lực tài sản của dự án sau khi dự án kết thúc. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện và báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương cho thấy, một số nội dung cần thiết cho quá trình quản lý nhưng chưa có quy định; một số nội dung đã có quy định nhưng không còn phù hợp hoặc cần sửa đổi, bổ sung để quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm nguồn tài sản này.
Dự kiến Thông tư mới sẽ điều chỉnh đối với 4 nhóm tài sản bao gồm: (i) tài sản phục vụ công tác quản lý dự án; (ii) tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án; (iii) tài sản do phía nước ngoài chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam; (iv) tài sản là vật tư thu hồi của dự án.
Nguyên tắc là chỉ thực hiện đầu tư, trang bị tài sản cho các Ban quản lý dự án được thành lập theo quy định của pháp luật; việc đầu tư, trang bị phải phù hợp với nhiệm vụ được giao, phù hợp với tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; sử dụng đúng mục đích, hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị; được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ đúng chế độ và xử lý kịp thời; việc quản lý, sử dụng tài sản dự án được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản dự án phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Việc đầu tư, trang bị tài sản phục vụ công tác quản lý dự án sẽ được thực hiện theo hướng tiết kiệm. Các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện dự án phải tự sắp xếp, bố trí trong số tài sản hiện có của cơ quan, đơn vị mình để phục vụ công tác quản lý dự án; trường hợp không sắp xếp, bố trí được thì được trang bị tài sản dưới các hình thức theo thứ tự ưu tiên: điều chuyển; thuê tài sản; đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại long biên Việc sử dụng tài sản phục vụ công tác quản lý dự án phải được sử dụng đúng mục đích, công năng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ và bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm; việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phục vụ công tác quản lý dự án phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền quy định. Ban Quản lý dự án có trách nhiệm theo dõi, hạch toán tài sản dự án theo chế độ kế toán hiện hành phù hợp với loại hình hoạt động của Ban Quản lý dự án.
Về việc xử lý tài sản phục vụ công tác quản lý của dự án khi dự án kết thúc, dự thảo quy định cụ thể hình thức xử lý tài sản; thẩm quyền quyết định xử lý tài sản và thực hiện xử lý tài sản phục vụ công tác quản lý của dự án. Nội dung này được quy định trên cơ sở kế thừa các quy định tại Thông tư số 87/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính; đồng thời bổ sung thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản trong trường hợp đặc biệt để phù hợp với Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; phân cấp thẩm quyền đề xuất về việc tiếp nhận tài sản trong trường hợp điều chuyển các tài sản có giá trị nhỏ cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp thay vì phải có ý kiến của Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh như trước đây để giảm bớt thủ tục hành chính.
Đối với việc quản lý tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án, đây là nội dung mới của dự thảo. Theo đó, tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án được chia thành 2 loại: (i) tài sản được đầu tư, mua sắm và giao cho đơn vị thụ hưởng ngay trong quá trình thực hiện dự án và (ii) tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm và khi dự án hoàn thành mới giao cho đơn vị thụ hưởng dự án. Tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án và đối tượng thụ hưởng kết quả đó phải được xác định cụ thể trong dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc xử lý tài sản sau khi dự án kết thúc được phân định cụ thể đối với từng loại tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án (phương tiện vận tải, máy móc, trang thiết bị và các tài sản khác được đầu tư, mua sắm bằng nguồn vốn dự án bàn giao ngay cho đối tượng thụ hưởng; công trình xây dựng và các tài sản khác được giao cho đối tượng thụ hưởng khi dự án hoàn thành toàn bộ hoặc từng phần).
Liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước, Cục Quản lý công sản cũng cho biết, Bộ Tài chính đang thực hiện nâng cấp Phần mềm quản lý đăng ký tài sản nhà nước để quản lý, lưu trữ thông tin tài sản phục vụ công tác quản lý dự án. Dự kiến cuối năm 2013, Bộ Tài chính sẽ tập huấn cho các bộ, cơ quan trung ương và Sở Tài chính các địa phương để đi vào triển khai nhập dữ liệu từ năm 2014. Việc xây dựng và đưa vào sử dụng Phần mềm này sẽ hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan quản lý nhà nước, các Ban quản lý dự án trong công tác quản lý, sử dụng tài sản của các dự án, đặc biệt là sẽ kiểm soát được việc xử lý tài sản của các dự án sau khi kết thúc đảm bảo kịp thời, đầy đủ.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận phú nhuận Theo NVQLCS
Responses
0 Respones to "Tăng cường quản lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước"
Đăng nhận xét