Sai sót cần tránh trong kế toán hàng tồn kho



Hàng tồn kho là 1 loại tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp, vì vậy quản lý hàng tồn kho có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nguyễn chính thanh đống đa
1. Nhóm tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động hàng tồn kho của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc được dùng để phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ kế toán của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

2. Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:

 Hàng mua đang đi trên đường;
 Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;
 Sản phẩm dở dang;
Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;
Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.
Các phương pháp kế toán hàng tồn kho.
a) Phương pháp kê khai thường xuyên:
b) Phương pháp kiểm kê định kỳ:

Những sai sót cần tránh
 Không kiểm kê HTK tại thời điểm 31/12 năm tài chính.
Ghi nhận hàng tồn kho không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ: không ghi phiếu nhập kho,không có biên bản giao nhận hàng, không có biên bản đánh giá chất lượng hàng tồn kho.
Xác định và ghi nhận sai giá gốc hàng tồn kho.
Ghi nhận nhập kho không có hóa đơn chứng từ hợp lệ: mua hàng hóa với số lượng lớn nhưng không có hợp đồng, hóa đơn mua hàng không đúng quy định (thu mua hàng nông sản chỉ lập bảng kê mà không viết hóa đơn thu mua hàng nông sản theo quy định của Bộ tài chính).
Không làm thủ tục nhập kho cho mỗi lần nhập mà phiếu nhập kho gộp chung cho cả một khoảng thời gian dài.
Không đối chiếu thường xuyên giữa thủ kho và kế toán.
Chênh lệch kiểm kê thực tế và sổ kế toán, thẻ kho, chênh lệch sổ chi tiết, sổ cái, bảng cân đối kế toán.
Chưa xây dựng quy chế quản lý vật tư, hàng hóa, định mức tiêu hao vật tư hoặc định mức không phù hợp.
Công tác quản lý hao hụt, bảo quản hàng tồn kho không tốt. Vào thời điểm cuối năm, đơn vị không xem xét và kiểm soát tuổi thọ, đặc điểm lý hóa có thể dẫn đến hư hỏng của từng loại hàng tồn kho, không xem xét các điều kiện lưu kho, bảo quản, sắp xếp tại kho để bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn kĩ thuật.
Không tách biệt thủ kho, kế toán HTK, bộ phận mua hàng, nhận hàng.
Không hạch toán trên TK 151 khi hàng về nhưng hóa đơn chưa về.
Lập phiếu nhập xuất kho không kịp thời, hạch toán xuất kho khi chưa ghi nhận nhập kho.
Phiếu nhập xuất kho chưa đúng quy định: không đánh số thứ tự, viết trùng số, thiếu chữ kí, các chỉ tiêu không nhất quán…
Không lập bảng kê chi tiết cho từng phiếu xuất kho, không viết phiếu xuất kho riêng cho mỗi lần xuất.
Giá trị hàng tồn kho nhập kho khác giá trị trên hóa đơn và các chi phí phát sinh.
Chưa lập bảng kê chi tiết cho từng phiếu nhập xuất kho.
công ty dịch vụ kế toán giá rẻ tại vĩnh phúc
Quyết toán vật tư sử dụng hàng tháng chậm.
Chưa lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn định kỳ hàng tháng, hàng quý; bảng tổng hợp số lượng từng loại nguyên vật liệu tồn kho để đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán.
Không lập bảng kê tính giá đối với từng loại hàng tồn kho.
Không lập biên bản kiểm nghiệm vật tư nhập kho, mua hàng sai quy cách, chất lượng, chủng loại… nhưng vẫn hạch toán nhập kho.
Hạch toán sai: không hạch toán theo phiếu xuất vật tư và phiếu nhập kho vật tư đã xuất nhưng không dùng hết mà chỉ hạch toán xuất kho theo số chênh lệch giữa phiếu xuất vật tư lớn hơn phiếu nhập lại vật tư.
Số liệu xuất kho không đúng với số liệu thực xuất.
Xuất nhập kho nhưng không thực xuất, thực nhập mà ghi số liệu khống.
Biên bản hủy hàng tồn kho kém phẩm chất không ghi rõ phương pháp kĩ thuật sử dụng để tiêu hủy.
Hạch toán hàng tồn kho giữ hộ vào TK152 mà không theo dõi trên tài khoản ngoài bảng 002.
Nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa kém chất lượng theo biên bản xác định giá trị doanh nghiệp không được xuất rakhỏi sổ sách.
Khi lập BCTC hợp nhất HTK ở tài khoản 136,138 tại chi nhánh không được điều chỉnh về TK 152.
Không hạch toán phế liệu thu hồi. Nguyên vật liệu xuất thừa không hạch toán nhập lại kho.
Hạch toán sai: HTK nhập xuất thẳng không qua kho vẫn đưa vào TK 152, 153.
Không hạch toán hàng gửi bán, hay hạch toán chi phí vận chuyển, bốc xếp vào hàng gửi bán, giao hàng gửi bán nhưng không kí hợp đồng, chỉ viết phiếu xuất kho thông thường.
Phương pháp tính giá xuất kho, xác định giá trị sản phẩm dở dang chưa phù hợp hoặc không nhất quán.
Phân loại sai TSCĐ là hàng tồn kho (công cụ, dụng cụ), không phân loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa.
Phân bổ công cụ, dụng cụ theo tiêu thức không phù hợp, không nhất quán; không cóa bảng tính phân bổ công cụ dụng cụ xuất dung trong kì.
Không trích lập dự phòng giảm giá HTK hoặc trích lập không dựa trên cơ sở giá thị trường, lập dự phòng cho hàng hóa giữ hộ không thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Trích lập dự phòng không đủ hồ sơ hợp lệ.
Chưa xử lý vật tư, hàng hóa phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê.
Chưa theo dõi chi tiết từng loại vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa…
Chưa đối chiếu, kiểm kê, xác nhận với khách hàng về HTK nhận giữ hộ.
Hạch toán nhập xuất HTK không đúng kì.
Đơn giá, số lượng HTK âm do luân chuyển chứng từ chậm, viết phiếu xuất kho trước khi viết phiếu nhập kho.
Xuất kho nội bộ theo giá ấn định mà không theo giá thành sản xuất.
Xuất kho nhưng không hạch toán vào chi phí.
Xuất vật tư cho sản xuất chỉ theo dõi về số lượng, không theo dõi về giá trị.
Không theo dõi riêng thành phẩm và phế phẩm theo tiêu thức kế toán và tiêu thức kĩ thuật,chưa xử lý phế phẩm.
Hạch toán tạm nhập tạm xuất không có chứng từ phù hợp hoặc theo giá tạm tính khi hàng về chưa có hóa đơn nhưng đã xuất dùng ngay, tuy nhiên chưa tiến hành theo giá thực tế cho phù hợp khi nhận được hóa đơn.
Không theo dõi hàng gửi bán trên TK hàng tồn kho hoặc giao hàng gửi bán nhưng không kí hợp đồng mà chỉ viết phiếu xuất kho thông thường. Hàng gửi bán đã được chấp nhận thanh toán nhưng vẫn để trên TK 157 mà chưa ghi nhận thanh toán và kết chuyển giá vốn.
Hàng hóa, thành phẩm ứ đọng, tồn kho lâu với giá trị lớn chưa có biện pháp xử lý.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hoàng ma
i Không quản lý chặt chẽ khâu mua hàng, bộ phận mua hàng khai khống giá mua (giá mua cao hơn giá thị trường).
Công cụ, dụng cụ báo hỏng nhưng chưa tìm nguyên nhân xử lý hoặc vẫn tiếp tục phân bổ vào chi phí.
[Read More...]


Hướng dẫn cách tính phân bổ công cụ dụng cụ mới nhất



Công cụ dụng cụ bao gồm những gì? Kế toán Hà Nội xin hướng dẫn cách tính phân bổ công cụ dụng cụ theo các quy định mới nhất hiện hành.


1. Công cụ dụng cụ là gì:


phân bổ công cụ dụng cụ

- Công cụ dụng cụ là những tài sản không đủ các tiêu chuẩn về giá trị, thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định thì được ghi nhận là Công cụ dụng cụ.



- Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC những tài sản có giá trị > 30tr là tài sản cố định. Như vậy những tài sản có giá trị < 30tr (29,999tr) là Công cụ dụng cụ.



dich vu ke toan thue tron goi gia re tai quan 7 2. Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ:


- Vì giá trị của Công cụ dụng cụ là tương đối lớn nên sẽ tham gia vào nhiều kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Vì vậy kế toán phải tiến hành phân bổ công cụ dụng cụ sao cho phù hợp với tình hình thực tế của DN tuân thủ nguyên tắc phù hợp: 1 Doanh thu đi với 1 Chí phí.



- Bản chất của Phân bổ CCDC là việc đi xác định Giá trị của CCDC đã được dịch chuyển vào Chi phí của từng kỳ mục đích phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Việc Phân bổ CCDC được thực hiện theo tình hình thực tế của Doanh nghiệp.



- Thời gian phân bổ một công cụ dụng cụ không được quá 2 năm = 24 tháng (Điều 6, Khoản 2.2, Thông tư 123/2012/TT–BTC)



3. Các cách phân bổ công cụ dụng cụ:


- Không giống như TSCD, để phân bổ CCDC chúng ta dựa vào giá trị và thời gian sử dụng thực tế của DN ( nhưng không quá 24 tháng)



CCDC có thể được phân loại làm:

- Với những CCDC có giá trị nhỏ, kế toán đưa luôn vào chi phí của tháng đó.

- CCDC phân bổ 2 kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN với tỷ lệ 50 – 50: lần đầu là khi đưa vào sử dụng và 50% còn lại là khi hỏng.

lop hoc ke toan tong hop thuc hanh tai hoang mai - CCDC phân bổ nhiều kỳ: chúng ta sẽ lập 1 bảng phân bổ CCDC và phân bổ theo giá trị và thời gian sử dụng thực tế của DN ( nhưng không quá 24 tháng)
[Read More...]


Mẹo kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán hayMẹo kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán hay



Kiểm tra đối chiếu số sách kế toán cần thực hiện theo quy trình nào, có những lưu ý gì khi kiểm tra số sách kế toán. Các bạn tham khảo bài viết hướng dẫn dưới đây nhé!

I. Quy trình kiểm tra, đối chiếu sổ sách kế toán chi tiết được thực hiện và phân loại theo mục đích làm sổ sách kế toán như sau:
Đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái).
Rà soát lại toàn bộ nghiệp vụ phát sinh dựa trên định khoản hóa đơn đầu vào- đầu ra của số sách kế toán.
Đối chiếu công nợ khách hàng theo từng tháng, quý, năm
Rà xoát toàn bộ các khoản phí phải trả
Hoàn thiện và kiểm tra dữ liệu nhập khai báo thuế hải quan trên hóa đơn đàu vào, đầu ra, kê khai thuế.
Kiểm tra xem đầu vào và đầu ra hóa đơn có cân đối không
Các mục định khoản và khoản phải thu, phí phải trả có hợp lý không
Rà soát lại các bảng lương xem có đây đủ số liệu với số cái TK334 và trên bảng lương có khớp không.
Rà soát lại các khoản phải thu và phải trả xem đã đúng chưa.

II. Các hình thức kiểm tra, đối chiếu số sách kế toán chi tiết

Hình thức làm kiểm tra trên sổ nhật ký chung:

– Kế toán phải kiểm tra và rà soát lại những định khoản xem nghiệp vụ “Nợ _Có” đúng không.

– Xem lại số tiền chuyển vào mỗi tháng đúng chưa, dựa trên số phát sinh ở nhật ký chung = Tổng các phát sinh trên bảng cân đối tài khoản.

Kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán trên bảng cân đối tài khoản

Hạch toán kiểm tra tổn dư nợ đầu kỳ = Tổng số dư có ở đầu kỳ = Số dư cuối kỳ trước khi kết chuyển

– Tính tổng phát sinh nợ trong kỳ = Tổng phát sinh có ở trong kỳ = Tổng phát sinh trên nhật ký chung.

– Tính tổng dư nợ cuối kỳ = Tổng dư có tại cuối kỳ

Nguyên tắc kiểm tra: Tổng phát sinh bên nợ = Tổng phát sinh bên có

Kiểm tra tài khoản 1111 tiền mặt

– Số dư nợ đầu kỳ tại số cái của TK TK 1111 = Dựa trên số dư nợ đầu kỳ của TK 1111 được tính trên bảng cân đôi TK phát sinh = Tổng số dư nợ đầu kỳ ký quỹ tiền mặt.

– Phát sinh nợ có sổ cái TK 1111 = Phát sinh Nợ Có TK 1111 tính bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có Sổ Quỹ Tiền Mặt.

– Số nghiệp vụ dư nợ cuồi kỳ của sổ cái TK1111 = Số dư nợ TK1111 cuối kỳ tính trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Quỹ Tiền Mặt

Cách kiểm tra tài khoản TK 112 tiền gửi ngân hàng:

– Kiểm tra số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 112 = Số dư nợ đầu kỳ TK 112 có trên bảng tính cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ của Sổ tiền gửi ngân hàng = Số dư đầu kỳ trên số phụ ngân hàng hoặc sao kê.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải dương
– Kiểm tra lại số phát sinh nợ hoặc có sổ cái TK 112 = Số phát sinh Nợ Có TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Và số phát sinh nợ tiền gửi ngân hàng hoặc tiến hành sao kê = Số tiền phát sinh đã rút – số đã nộp vào trên sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê.

– Số dư nợ cuối kỳ sổ cái TK 112 = Số dư cuối kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số dư cuối kỳ ở Sổ Phụ Ngân Hàng hoặc sao kê.

Hướng dẫn kiểm tra tài khoản TK 131:

- Kiểm tra số cái TK 131 – Nhận Ký bán hàng – Tính trên bảng công nợ phải thu khách hàng – Công nợ phải thu khách hàng trong từng đói tượng – Số liệu tại cột TK 130, 310 của Bảng cân đối kế toán.

Kiểm tra chi tiết tài khoản 142, 242, 214:

– Kiểm tra lại số tiền phân bổ hàng tháng trên bảng phân bổ công cụ dụng cụ xem có khớp với số tiên đã phân bổ trên sổ cái TK142, 242, 214.

Kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán tài khoản TK331:

– Hạch toán và kiểm tra số cái TK331 – Nhận Ký mua hàng – Bảng tổng hợp nợ phải trả – Chi tiết nợ phải trả với từng đối tượng cụ thể – Số liệu được tính ở cột mã TK130, 310 Trên bảng cân đối tài khoản kế toán.

Mẹo kiểm tra đối chiếu tài khoản TK334:

– Kiểm tra đối chiếu số dư nợ đầu kỳ của sổ cái TK334 = Số dư nợ đầu kỳ của số cái trên TK334 = Số dư nợ đầu kỳ TK 334 ở bảng cân đối phát sinh.

– Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca).

– Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng phát sinh tiền đã thanh toán + Các khoản giảm trừ về tiền bảo hiểm + số tiền tạm ứng.

– Tổng số phát sinh dư có cuối kỳ = Tổng số dư ở bảng cân đối phát sinh tài khoản…

Xem thêm: Học kế toán thuế và lập BCTC

III. Các cách kiểm tra và đối chiếu sổ sách kế toán

Kiểm tra tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái)
Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với định khoản hạch toán hóa đơn: hóa đơn đầu ra – vào và sổ kế toán
Hướng dẫn kiểm tra sổ sách kế toán
Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – ra với bảng kê khai thuế.
Kiểm tra đầu vào cân đối tài khoản
Định khoản các khoản phải thu và phải trả đinh khoản tài khỏa có đúng không Kiểm tra lại số liệu TK334 được tính trên bảng lương xem có khớp không, có hồ sơ đầy đủ không.
Cách kiểm tra, đối chiếu số sách kế toán chi tiết:

Áp dụng với hình thức sổ Nhật ký chung:
a) Rà soát lại các định khoản kế toán xem đã định khoản đối ứng Nợ – Có đúng chưa.
b) Kiểm tra xem số tiền kết chuyển vào cuối mỗi tháng đã đúng chưa, tổng phát sinh ở Nhật Ký chung = Tổng phát sinh Ở Bảng Cân đối Tài Khoản.

 Hướng dẫn thanh lý và tính cân đối tài khoản:
a) Tổng Số Dư Nợ đầu kỳ = Tổng số Dư Có đầu kỳ = Số dư cuối kỳ trước kết chuyển sang.
b) Tổng Phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh ở Nhật Ký Chung trong kỳ.
c) Tổng Số dư Nợ cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ.
Tính dựa trên nguyên tắc như sau: Tổng Phát Sinh Bên Nợ = Tổng Phát Sinh Bên Có

Áp dụng với nhóm TK 1111 tài khoản tính tiền mặt :
a) Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 1111 = Số dư nợ đầu kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ Sổ Quỹ Tiền Mặt.
b) Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 1111 = Số phát sinh Nợ Có TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có Sổ Quỹ Tiền Mặt.
c) Số dư nợ cuối kỳ sổ cái TK 1111 = Số dư cuối kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Quỹ Tiền Mặt

dich vu ke toan thue tron goi gia re tai quan 9
 Hướng dẫn kiểm tra tài khoản với số chi tiết tiền gửi ngân hàng TK112 tiền gửi ngân hàng:
a) Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 112 = Số dư nợ đầu kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ Sổ tiền gửi ngân hàng = Số dư đầu kỳ của số phụ ngân hàng hoặc sao kê.
b) Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 112 = Số phát sinh Nợ Có TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số phát sinh rút ra – nộp vào trên sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê.
c) Số dư nợ cuối kỳ sổ cái TK 112 = Số dư cuối kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số dư cuối kỳ ở Sổ Phụ Ngân Hàng hoặc sao kê.

 Hướng dẫn kiểm tra tài khoản TK 131:
a) Số Cái TK 131 – Nhận Ký bán hàng – Bảng tổng hợp nợ phải tthu – Chi tiết nợ phải thu cho từng đối tượng – Số liệu trong cột mã số 130, 310 của Bảng cân đối kế toán.

 Cách kiểm tra tài khoản tính theo TK142, TK242, TK 214:
C) Hướng dẫn kiểm tra số tiền phân bổ hàng than theo bảng tính phân bổ công cụ dụng cụ xem có khớp không với số tiền trên bảng TK142, TK 242, TK 214.

 Mẹo kiểm tra số sách với TK331:
e) Áp dụng đối với sổ cái thuộc nhóm tài khoản theo loại TK 331 – Hướng dẫn nhận ký gửi và mua hàng– Bảng tổng hợp nợ phải trả – Áp dụng với bảng chi tiết tiền nợ phải trả cho từng đối tượng – Số liệu được tính trong cột TK130 và TK310 của Bảng cân đối kế toán.
Hướng dẫn hạch toán tính theo TK334:
g) Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 334 = Số dư nợ đầu kỳ TK 334 trên bảng cân đối phát sinh.
h) Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca).
i) Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + các khoản giảm trừ ( bảo hiểm) + tạm ứng.
j) Tổng Số dư Có cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh.
lop hoc ke toan tong hop thuc hanh tai tay ho
[Read More...]


Những sai lầm nghiêm trọng doanh nghiệp hay mắc phải khi quản lý kho hàng



Quản lý kho hàng là một trong những yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp chủ động trong việc cân đối lượng hàng hóa cần nhập theo từng giai đoạn, có kế hoạch luân chuyển hàng hóa thiết bị sao phù hợp.
Tuy nhiên, trong công tác vận hành quản lý kho hiệu quả và chuyên nghiệp, doanh nghiệp cũng như người thủ kho cần tránh những sai lầm khi quản lý kho hàng, kho vật tư dưới đây để hoạt động kinh doanh tốt hơn.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bình dương
Không kiểm tra hàng hóa định kỳ
Với một doanh nghiệp không chỉ quản lý hàng hóa xuất nhập một cách đơn thuần mà cần có định mức tồn kho để cung ứng kịp thời cho những dự án phát sinh. Tuy nhiên việc quản lý hàng tồn kho quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Không xác định mức tồn kho định kỳ sẽ gây ra nhiều thất thoát cho doanh nghiệp cho nên việc xác định mức tồn kho cần thực hiện định kỳ và thường xuyên.


Hàng hóa, vật tư không được sắp xếp khóa học
Hàng hóa được sắp xếp khoa học giúp công tác tìm kiếm, vận chuyển và kiểm tra kiểm soát dễ dàng hơn đồng thời giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa diện tích kho bãi. Những hàng hóa, vật tư được sử dụng một cách thường xuyên với số lượng lớn cần đặt gần vị trí ra vào.

dich vu ke toan thue tron goi gia re tai quan 11 Không xác định được lượng hàng hóa tồn kho tối ưu
Nhiều doanh nghiệp không xác định được lượng hàng hóa tối thiểu cần duy trì trong kho để vừa đủ cung cấp cho việc kinh doanh không bị ngưng trệ, vừa tiết kiệm được tối đa chi phí bảo quản, lưu kho. Đây là bước quan trọng nhất, cần làm định kỳ và có kế hoạch rõ ràng để việc bán hàng không bị gián đoạn khi gặp những rủi ro không lường trước từ biến động thị trường. Ngoài ra xác định được lượng hàng hóa tồn kho giúp doanh nghiệp có thể sắp xếp được nguồn lực để quản lý một cách tốt nhất, không quá nhiều dẫn đến lãng phí, cũng không quá ít so với nhu cầu và đánh mất lợi thế kinh doanh.


Trang thiết bị quản lý kho hàng không đầy đủ, lạc hậu
Kho hàng cần được trang bị thêm các thiết bị hỗ trợ cần thiết phục vụ cho nhu cầu làm việc, tránh những rủi ro có thể xảy ra. Ngoài các trang thiết bị liên quan đến việc bảo quản, bốc dỡ, vận chuyển…, các công ty nên ứng dụng công nghệ vào việc quản lý kho bằng các giải pháp. Không chỉ có chức năng quản lý kho, các phần mềm này còn là giải pháp tổng thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian trong việc quản lý.

lop hoc ke toan tong hop thuc hanh tai ba dinh
[Read More...]


Kiêm nhiệm kế toán chi bộ có được hưởng phụ cấp?



Bà Cao Xuân Yến (Hà Nội) hỏi, trường hợp được bổ nhiệm làm kế toán cơ quan và kiêm nhiệm kế toán chi bộ cơ quan thì được hưởng phụ cấp như thế nào?

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại tphcm
Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Trường hợp bà Yến có quyết định của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng theo quy định tại Thông tư số 163/2013/TTLT-BTC-BNV ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí, miễn nhiệm, thay thế và xếp phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước.

Ngoài ra, khi kiêm nhiệm kế toán chi bộ được hưởng phụ cấp theo Công văn số 828-CV/VPTW/nb ngày 3/10/2010 của Văn phòng Ban Chấp hành trung ương về việc điều chỉnh mức chi bồi dưỡng cho kế toán kiêm nhiệm trực tiếp làm công tác thu, chi đảng phí và tổng hợp lập báo cáo quyết toán kinh phí chi hoạt động công tác đảng của tổ chức đảng các cấp, cụ thể:

dich vu ke toan thue tron goi gia re tai quan tan phu
- Mỗi chi bộ cơ sở; đảng bộ được chi một suất bồi dưỡng cho kế toán kiêm nhiệm trực tiếp làm công tác thu nộp đảng phí và tổng hợp lập báo cáo quyết toán kinh phí chi hoạt động công tác đảng của tổ chức đảng các cấp (kể cả cán bộ văn phòng UBND cùng cấp được giao nhiệm vụ).

- Mức chi: Chi bộ cơ sở được hưởng mức 0,1 mức lương tối thiểu/người/tháng (hiện nay là 0,1 mức lương cơ sở/người/tháng).

- Nguồn kinh phí đảm bảo: Sử dụng số đảng phí được trích, giữ lại theo quy định ở tổ chức đảng mỗi cấp. Riêng đảng bộ các xã đặc biệt khó khăn do đảng bộ cấp trên chi và được hạch toán vào mục 7850 (chi cho công tác đảng ở tổ chức đảng cơ sở và cấp trên cơ sở), tiểu mục 7899 (khác).

Đề nghị bà Yến nghiên cứu các văn bản nêu trên để thực hiện.

lop hoc ke toan tong hop thuc hanh tai thach that
Theo Chinhphu
[Read More...]


Nghề kế toán và những sai lầm cần tránh!



Kế toán là người quản lý thu chi tài chính của đơn vị. Do đó, nhân viên kế toán phải làm việc cẩn thận và tỉ mỉ, luôn tôn trọng nguyên tắc công việc. Một sai sót dù rất nhỏ cũng có thể dẫn đến nhiều phiền phức cho doanh nghiệp, thậm chí có thể tiềm ẩn hậu quả rất lớn. Sau đây là một vài sai sót mà bạn cần tránh nếu không muốn gặp rắc rối trong việc làm kế toán.

1.Đối với hóa đơn :

Khi mua hoá đơn :
Giấy giới thiệu (GGT) :
- Không ghi rõ đến cơ quan thuế để mua hoá đơn (chỉ ghi chung chung đến liên hệ công tác...)
- Các chỉ tiêu như số giấy giới thiệu, ngày, họ tên và chức vụ người được cử đi, tên chữ ký của người ĐDPL, đóng đấu ...... không rõ ràng.

Nhân viên đến mua hoá đơn :
- Không mang theo CMND.( Người được giới thiệu )
- Khi gần hết giờ hành chánh mới đến liên hệ mua hoá đơn .
- Cử người không hiểu biết về hoá đơn chứng từ (như bảo vệ, tạp vụ, nhân viên trực điện thoại...) đi mua hoá đơn .
- Không đem theo Phiếu theo dõi tình hình cấp phát hóa đơn ,
- Không lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ở ký gần nhất .
- Chưa chuẩn bị con dấu khắc Tên DN , Mã số thuế ) để đóng trên liên 2 Sử dụng hoá đơn :
Khi mua hàng :
- Không nhận hoá đơn tại nơi xuất hàng mà nhận hoá đơn do người bán đem đến (dễ bị nhận hoá đơn giả).
Khi xuất hàng :
- Không xuất hoá đơn GTGT đối với Hàng hóa Xuất khẩu ,
- Không xuất hoá đơn đối với doanh thu hàng uỷ thác xuất khẩu.
- Không lót giấy carbon giữa các liên.
- Thiếu chữ ký người mua trên hoá đơn.
- Không ghi thuế suất thuế GTGT . Báo cáo sử dụng hoá đơn : Không lập báo cáo sử dụng hoá đơn theo định kỳ.( Tháng , Quý , Năm ) Các bảng kê hoá đơn bán ra , mua vào :
- Ghi không đầy đủ cột mục theo qui định.
- Cột ngày chứng từ ghi không theo đúng định dạng 30/01/2002 (ghi sai là 01/30/2002 hoặc 30-Jan-02, 2002-01-30 v.v...)
- Trong bảng kê HHDV bán ra không ghi đúng thứ tự số hoá đơn đã sử dụng, không kê hoá đơn đã huỹ vào bảng kê, đồng thời cũng dễ bị kê khai trùng nhiều lần cho cùng một hoá đơn.
- Không lập bảng kê riêng đối với hàng hoá bán ra không chịu thuế GTGT (như hàng đại lý bán đúng giá)
- Trong bảng kê hoá đơn mua vào không lập bảng kê riêng đối với những hàng hoá dịch vụ phục vụ cho sản xuất, hàng không chịu thuế GTGT.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng
2. Đối với kê khai thuế :

Kê khai thuế GTGT hàng tháng

- Thiếu chỉ tiêu 5 (dòng thuế GTGT được khấu trừ)
- Nhầm lẫn giữa các dòng làm sai lệch nội dung của tờ khai.
- Nhân viên kế toán làm cho nhiều công ty khác nhau, khi lập tờ khai bằng máy tính quên thay đổi mã số thuế, tên công ty, địa chỉ .... của công ty.
- Gộp doanh thu và thuế đầu ra của nhiều thuế suất ghi chung vào một dòng
- Không tính gộp cả doanh thu của HHDV không chịu thuế GTGT vào chỉ tiêu 1.
- Cấn trừ số thuế phát sinh âm kỳ này với nợ thuế GTGT chưa nộp của kỳ trước.
- Tính vào số thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá nhập khẩu theo thông báo của Hải Quan, trong khi chưa nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu đó.
- Kê khai khấu trừ 3% đối với hàng hoá không thuộc diện chịu thuế GTGT, hoặc hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB nhưng mua về không phải để bán ra.
- Không tách riêng bảng kê Hàng hóa DV mua vào có hóa đơn bán hàng được khấu trừ tỷ lệ 3% . Kê khai thuế thu nhập cá nhân hàng tháng đã chặn trừ tại nguồn :
- Hàng tháng đã chặn trừ thuế thu nhập của người lao động nhưng chiếm dụng không kê khai và nộp vào ngân sách kịp thời đúng theo qui định của pháp lệnh thuế thu nhập.
- Những đơn vị có nộp thuế TNCN của người nước ngoài, không lập riêng tờ khai hoặc đã kê khai lẫn lộn giữa người VN với người nước ngoài. Kê khai thuế Thu nhập doanh nghiệp hàng năm :
- Không chủ động kê khai đúng thời gian theo qui định của Luật thuế, bị cơ quan thuế nhắc nhở, xử phạt hành chánh.
- Đơn vị tính : Nội dung số liệu không tương ứng với đơn vị tính đã ghi bên trên biểu mẫu.
- Không ghi đầy đủ các khoản chi phí theo đúng mẫu qui định.

3. Đối với quyết toán thuế GTGT năm

- Dòng thuế phải nộp ghi tổng số thuế đầu ra, và dòng thuế đã nộp ghi tổng thuế GTGT đầu vào.
Dòng thuế đã nộp năm quyết toán : Ghi sai là số đã nộp cho năm báo cáo (bao gồm cả thuế đã nộp vào tháng 1 năm sau nộp cho tháng 12 năm trước). Đúng ra là số đã thực nộp trong năm báo cáo (bao gồm những chứng từ nộp từ ngày 1/1 đến 31/12 của năm báo cáo, không phân biệt nộp cho năm báo cáo hay truy nộp cho các năm trước).

4. Đối với nộp thuế :

- Ghi nhầm tên người nộp là tên cá nhân đi nộp tiền (Phải ghi tên pháp nhân Doanh nghiệp ).
- Không nắm rõ các qui định về thời hạn nộp thuế của từng sắc thuế để chủ động nộp trước ngày hết hạn, bị cơ quan thuế nhắc nộp và bị phạt nộp chậm.
- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước : Không ghi rõ tài khoản của cơ quan thuế trên giấy nộp tiền, thiếu quan tâm ý nghĩa của những mã hiệu mục lục ngân sách nhà nước có liên quan (cấp, chương, loại, khoản, muc, tiểu mục) để ghi cho đúng.
- Khi phát sinh khoản phải nộp (không thuộc các loại thuế thông thường) đã không lập tờ khai nộp cho cơ quan thuế

5. Đối với hồ sơ báo cáo quyết toán thuế :

- Không thiết lập đầy đủ hồ sơ về tài sản cố định, mua sắm TSCĐ không có hoá đơn hợp lệ. - Thiếu bảng đăng ký tiền lương; hạch toán chi phí tiền lương nhưng thiếu hợp đồng lao động; bảng lương không có người ký nhận.
- Thiếu bảng kê hồ sơ quyết toán thuế (liệt kê danh sách hồ sơ đính kèm theo nhằm tránh thất lạc).
- Doanh nghiệp được thụ hưởng chế độ miễn giảm do ưu đãi đầu tư nhưng quên hoặc không biết cách hạch toán và báo cáo quyết toán với cơ quan thuế; hoặc chờ cơ quan thuế đến kiểm tra để xác định số thuế được miễn giảm.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại từ liêm
6. Đối với hạch toán kế toán:

- Ngay sau khi lập đề nghị hoàn thuế GTGT, doanh nghiệp đã không hạch toán làm giảm số dư nợ, không hạch toán đồng thời vào tài khoản phải thu phải trã, mà vẫn để số thuế nầy được tiếp tục khấu trừ cho kỳ sau.
- Ngay sau khi nhận được quyết định xử lý, xử phạt... của cơ quan thuế, doanh nghiệp không thực hiện hạch toán ngay vào sổ sách kế toán hiện hành, làm số dư các tài khoản thanh toán với ngân sách khác biệt với số liệu của cơ quan thuế.
- Sổ sách kế toán áp dụng máy vi tính : Định kỳ hàng tháng không in ra toàn bộ sổ sách phát sinh; sổ đã in ra không có số trang, không có giám đốc và kế toán trưởng ký; không tự đóng dấu giáp lai.

7. Đối với đăng ký thuế:

- Thay đổi kế toán trưởng, địa chỉ kinh doanh , tài khoản và ngân hàng , điện thoại, fax, e-mail.... không đăng ký với cơ quan thuế.
Hoàn thuế GTGT
Hồ sơ chứng minh hàng xuất khẩu :
- Không thuyết minh sự sai biệt giữa hoá đơn và tờ khai Hải quan; giữa hoá đơn và chứng từ thanh toán.
- Thiếu chứng từ thanh toán hợp pháp đối với hàng xuất khẩu .
- Không có xác nhận của Hải quan tại ô 47 của tờ khai Hải quan .
Văn thư đề nghị hoàn thuế (mẫu 10/GTGT) không xác định mình thuộc đối tượng cụ thể nào được hoàn thuế (xuất khẩu hay âm luỹ kế 3 tháng v.v...).
Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đề nghị hoàn không khớp với số thuế GTGT đã kê khai hàng tháng (phải điều chỉnh lại số liệu đã kê khai nhầm trước khi lập hồ sơ hoàn thuế).
Phó giám đốc hoặc người được uỷ quyền ký tên vào văn thư đề nghị hoàn thuế GTGT không được xem là hợp lệ.
Tài khoản đề nghị chuyển số tiền thuế GTGT được hoàn không đúng với số hiệu tài khoản và tên ngân hàng đã đăng ký thuế.
Mỗi năm, có hàng ngàn sinh viên chuyên ngành kế toán tốt nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp đào tạo. Nhiều bạn rất lạc quan trong việc tìm việc làm khi xu hướng thành lập công ty, mở chi nhánh kinh doanh ngày càng phát triển mạnh. Tuy nhiên, những kế toán viên thiếu kinh nghiệm sẽ rất dễ mắc sai lầm. Cách giải quyết là bạn cần trang bị kiến thức chuyên ngành tốt và thật cẩn thận để không làm nhà tuyển dụng thất vọng.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại tây hồ
[Read More...]


Xử phạt trong lĩnh vực kế toán kiểm toán có thể tăng gấp 3 lần



Bộ Tài Chính đang lấy ý kiến dự thảo thay thế nghị định 105/2013/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh
Theo đó, dự thảo đã bổ sung nhiều nội dung xử phạt mới, mức phạt tối thiểu không còn là 500.000 đồng - 1 triệu đồng như trước kia mà đã tăng lên từ 1 – 2 triệu đồng. Ngoài ra, mức xử phạt có thể tăng lên gấp ba, thậm chí gấp 10 cho các sai sót chứng từ.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng dự kiến phạt gấp ba lần với lỗi không lập báo cáo tài chính, số tiền phạt cũng tương tự nếu doanh nghiệp lập báo cáo tài chính nhưng không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán. Riêng với lỗi mất hóa đơn, nếu theo Nghị định 105 trước đây, doanh nghiệp chỉ bị phạt chưa đến một triệu đồng thì theo dự thảo mới sẽ tăng lên từ 5 đến 10 triệu đồng. Quy định cũ, nếu báo mất hóa đơn trước thời gian lưu trữ hóa đơn sẽ bị phạt 4 - 8 triệu đồng nên các doanh nghiệp khi mất thường không báo ngay với cơ quan thuế. Thay vào đó, họ sẽ chờ đến giai đoạn lưu trữ hóa đơn mới báo mất để chỉ bị phạt từ 500.000 - 1 triệu đồng. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp ký chứng từ bằng mực đỏ, mực phai màu hay ký bằng đóng dấu chữ ký đã khắc sẵn... sẽ bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng; nếu chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu cũng bị xử phạt lên đến 10 triệu đồng.
dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận tây hồ
Dự thảo Nghị định này cũng quy định xử phạt liên quan đến đào tạo hành nghề và cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ kế toán viên… như học hộ, điểm danh hộ hoặc nhờ học hộ, nhờ điểm danh hộ hoặc gian lận khi khai báo giờ cập nhật kiến thức đối với trường hợp cập nhật kiến thức cho kế toán viên hành nghề thì bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thường tín
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
[Read More...]


Doanh nghiệp khai thuế GTGT vãng lai trong trường hợp nào?



Bạn làm kế toán đã thực sự hiểu về thuế vãng lai? Doanh nghiệp thực hiện khai thuế GTGT vãng lai trong trường hợp nào? Bài viết sau đây sẽ trình bày rõ vấn đề này nhé!



Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang
1. Bạn hiểu thế nào về thuế Vãng lai?

Đây không phải là một sắc thuế, mà chỉ là một khoản thuế GTGT (thường 2%) phải trích nộp khi bán hàng ngoại tỉnh, kể cả việc nhận thi công xây dựng, lắp đặt và chuyển nhượng bất động sản.

Người nộp thuế kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai thì khai thuế giá trị gia tăng tạm tính theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%) hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%) trên doanh thu hàng hoá, dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng với chi cục thuế quản lý địa phương nơi kinh doanh, bán hàng.

2. Khai thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh cho hoạt động xây dựng, xây lắp, lắp đặt, bán hàng, chuyển nhượng bất động sản.

+ Doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng tạm tính theo tỷ lệ 2% đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% hoặc theo tỷ lệ 1% đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% trên doanh thu hàng hoá chưa có thuế giá trị gia tăng.

+ DN nộp tiền thuế cho cơ quan thuế địa phương nơi có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.

+ Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh mà giá trị công trình xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh bao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên, và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý tại địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai và chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.

3. Khai thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh cho hoạt động sản xuất.

+ Nếu người nộp thuế không phát sinh số thuế phải nộp tại trụ sở chính thì người nộp thuế không phải nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất.

+ Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán thì đồng thời thực hiện các công việc sau:
Người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính.
Nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc.
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 10%) hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 5%) trên doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra.
dich vu ke toan thue tron goi gia re tai quan thu duc + Nếu tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc do người nộp thuế xác định theo nguyên tắc nêu trên lớn hơn số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính thì:

+ Người nộp thuế tự phân bổ số thuế phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc như sau: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc được xác định bằng ( = ) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính nhân (x) với tỷ lệ (%) giữa doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm do cơ sở trực thuộc sản xuất ra hoặc sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc trên tổng doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra của toàn doanh nghiệp.

4. Nộp thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh cho hoạt động xây dựng.

+ Nếu giá trị công trình dưới 1 tỷ đồng thì doanh nghiệp không phải nộp thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh.

+ Nếu giá trị công trình đó bao gồm cả thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên thì phải nộp thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh theo mức quy định sau đây:

- Đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 10% thì khai thuế GTGT tạm tính cho cơ quan thuế địa phương nơi có công trình xây dựng, lắp đặt theo tỷ lệ 2%.

- Đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 5% thì khai thuế GTGT tạm tính cho cơ quan thuế địa phương có công trình xây dựng, lắp đặt theo tỷ lệ 1%.

Theo Ms Le
[Read More...]


Cách xử lý hóa đơn bất hợp pháp




Chúng ta có 2 khái niệm: Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn


1. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.

Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.

Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà nam Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).

(Theo điều 22 của Thông tư 39/2014/TT-BTC)

2. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

- Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.

- Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:
Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.
Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế.
Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.
Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.
Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
(Theo điều 23 của Thông tư 39/2014/TT-BTC)

Trường hợp doanh nghiệp có hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thì:

- Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì doanh nghiệp chỉ bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP, Nghị định số 129/2013/NĐ-CP, Thông tư số 61/2007/TT-BTC, Thông tư số 166/2013/TT-BTC nêu trên, không bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, Thông tư số 10/2014/TT-BTC nêu trên.

(Phạt từ 1 - 3 lần số thuế trốn - theo điều 13 của TT 166/2013/TT-BTC)

- Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà không dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì doanh nghiệp chỉ bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, Thông tư số 10/2014/TT-BTC nêu trên, không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP, Nghị định số 129/2013/NĐ-CP, Thông tư số 61/2007/TT-BTC, Thông tư số 166/2013/TT-BTC nêu trên.

(Phạt từ 20 - 50 triệu - Theo TT 10/2014/TT-BTC)

Theo CV Số: 568/TCT-CS V/v xử lý vi phạm hành chính về hóa đơn - ngày 26 tháng 02 năm 2014

Trong thực tế, ngày một gia tăng các DN bỏ trốn, bỏ địa chỉ kinh doanh, mang theo hóa đơn; mua bán hóa đơn bất hợp pháp để khai khấu trừ thuế; ghi hóa đơn không đúng quy định; sử dụng giấy tờ giả để thành lập công ty, ẩn lậu doanh thu; hành vi lừa đảo bằng hình thức huy động vốn… Trong đó, hành vi bán hàng không xuất hoá đơn ở các loại hình kinh doanh dịch vụ, thương mại, xây dựng… diễn ra phổ biến.

Trường hợp doanh nghiệp phát hiện hoặc được cơ quan Thuế thông báo về những hóa đơn đầu vào là mua của doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh thì kế toán phải xác định xem thời điểm phát sinh hóa đơn đầu vào đó là trước hay sau khi doanh nghiệp bỏ trốn:

Nếu hóa đơn phát sinh sau ngày doanh nghiệp bán hàng bỏ trốn thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và không được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.
Nếu hóa đơn phát sinh trước ngày doanh nghiệp bán hàng bỏ trốn thì Cục Thuế phải kiểm tra xem xét, đối chiếu với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để xác định có hàng hóa thực tế mua hay mua bán hóa đơn khống để xử lý vi phạm.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh bỏ trốn để kê khai khấu trừ thuế GTGT, tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN mà thời điểm mua hàng hóa, dịch vụ phát sinh trước ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn theo thông báo của cơ quan thuế và cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng khác chưa đủ căn cứ để kết luận đó là hóa đơn bất hợp pháp thì cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra xác định đúng có hàng hóa, dịch vụ mua vào và yêu cầu cơ sở kinh doanh chứng minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật việc mua bán là có thật: có hợp đồng mua bán, văn bản chứng từ thanh lý hợp đồng (nếu có), phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, chứng từ thanh toán tiền; hàng hóa, dịch vụ mua vào của cơ sở bỏ trốn được sử dụng để phục vụ hoạt động kinh doanh đã bán ra và đã kê khai thuế, có hạch toán kế toán đầy đủ, đúng quy định thì cơ sở kinh doanh được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn mua hàng đó và tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Theo CV Số:11797/BTC-TCT V/v hướng dẫn và bổ sung nội dung công văn số 1752/BTC-TCT, ngày 22 tháng 8 năm 2014

Để việc triển khai thực hiện được thống nhất và đảm bảo theo đúng quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về thuế. Đồng thời kiên quyết đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm trong việc chấp hành các quy định về khấu trừ, hoàn thuế GTGT để trốn thuế, chiếm đoạt thuế GTGT. Bộ Tài chính hướng dẫn, bổ sung một số nội dung và yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

1. Về nguyên tắc xử lý vi phạm phải đảm bảo đúng đối tượng, đúng hành vi, tính chất, mức độ vi phạm và đúng quy định pháp luật; trường hợp liên quan đến các hóa đơn đầu vào đã tổng hợp chuyển cơ quan Công an, thực hiện theo những văn bản,.... của cơ quan Công an

2. Về khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với những doanh nghiệp có mua hàng hóa, sử dụng hóa đơn đầu vào trực tiếp của doanh nghiệp và doanh nghiệp trung gian ngừng kinh doanh, bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh có dấu hiệu mua bán hóa đơn bất hợp pháp nhưng chưa có kết luận chính thức của cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng (bao gồm cả trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm trước ngày Bộ Tài chính ban hành công văn số 7527/BTC-TCT), thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 13706/BTC-TCT ngày 15/10/2013 và Công văn số 1752/BTC-CTC ngày 10/2/2014 của Bộ Tài chính: cụ thể đối với một số trường hợp thực hiện như sau:

- Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT thì Cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để tạm dừng kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với các hóa đơn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chờ kết quả chính thức cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp chỉ được thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hóa đơn không có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

dich vu ke toan thue tron goi gia re tai hoang mai - Trường hợp doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT thì cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ. Trường hợp doanh nghiệp khẳng định việc mua bán hàng hóa và hóa đơn GTGT đầu vào sử dụng kê khai khấu trừ là đúng quy định thì doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật, đồng thời cơ quan thuế phải thực hiện thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp để kết luận và xử lý vi phạm theo quy định. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra phải thực hiện xác minh, đối chiếu với doanh nghiệp có quan hệ mua bán về một số nội dung.

+ Kiểm tra, xác minh về hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hóa (nếu có); hình thức giao nhận hàng hóa; địa điểm giao nhận hàng hóa; phương tiện vận chuyển hàng hóa; chi phí vận chuyển hàng hóa; chủ sở hữu hàng hóa và nguồn gốc hàng hóa (trước thời điểm giao nhận hàng hóa)

+ Kiểm tra xác minh về thanh toán: Ngân hàng giao dịch; đối tượng nộp tiền vào tài khoản để giao dịch; số lần thực hiện giao dịch; hình thức thanh toán; chứng từ thanh toán.

+ Kiểm tra xác minh về xuất khẩu hàng hóa: Tờ khai hải quan có xác nhận thực xuất của Cơ quan hải quan; chứng từ thanh toán qua ngân hàng; Vận đơn (nếu có).

Qua thanh tra, kiểm tra nếu xác minh được việc mua bán hàng hóa là có thực và đúng với quy định của pháp luật thì giải quyết cho doanh nghiệp được khấu trừ, hoàn thuế GTGT; đồng thời yêu cầu doanh nghiệp cam kết nếu trong các hồ sơ, tài liệu doanh nghiệp xuất trình cho cơ quan Thuế sau này phát hiện có sai phạm, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, có dấu hiệu tội phạm thì lập và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Nếu việc tạm dừng khấu trừ thuế dẫn đến tăng số thuế GTGT phải nộp thì Cơ quan thuế có trách nhiệm tổng hợp, theo dõi các trường hợp này, chưa yêu cầu nộp và chưa tính phạt nộp chậm chờ kết luận chính thức của Cơ quan có thẩm quyền.
lop hoc ke toan tong hop thuc hanh tai vinh nghe an Sưu tầm
[Read More...]


QĐ về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu trong lưu thông



Quy định về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trong thị trường nội địa

Theo Điều 5 thông tư liên tịch Số: 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP ngày 08 tháng 05 năm 2015 có quy định:

1. Đối với hàng hóa của cơ sở sản xuất, kinh doanh trực tiếp nhập khẩu khi bày bán tại các cửa hàng hoặc lưu kho thì phải có Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (đối với trường hợp cửa hàng hạch toán phụ thuộc cùng địa bàn tỉnh, thành phố), Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn (đối với trường hợp cửa hàng hạch toán độc lập hoặc không cùng địa bàn với trụ sở chính), Phiếu nhập kho (đối với trường hợp hàng hóa lưu kho).
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh không trực tiếp nhập khẩu vận chuyển, bày bán hoặc lưu kho phải có hóa đơn, chứng từ của cơ sở bán hàng theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (sau đây viết tắt là Nghị định số 51/2010/NĐ-CP).

3. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh điều chuyển hàng hóa nhập khẩu cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu ở ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở kinh doanh đó đóng trụ sở hoặc điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc; xuất trả hàng từ đơn vị phụ thuộc về cơ sở kinh doanh; xuất hàng đi chào hàng; xuất hàng tham gia hội chợ, triển lãm thì phải có hóa đơn hoặc Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động.

4. Đối với hàng hóa là sản phẩm gia công hoàn chỉnh nhập khẩu tại chỗ; nguyên, phụ liệu của các hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc các hợp đồng nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu được phép tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì hóa đơn, chứng từ thực hiện như sau:

a) Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển, lưu kho và bày bán tại cửa hàng hạch toán phụ thuộc cùng địa bàn tỉnh, thành phố phải có bản sao tờ khai hải quan hàng nhập khẩu và Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ;

b) Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển, lưu kho và bày bán tại cửa hàng trực thuộc khác địa bàn hoặc cửa hàng trực thuộc cùng địa bàn hạch toán độc lập thì phải có bản sao tờ khai hải quan hàng nhập khẩu và Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn theo quy định;

c) Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu bán cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác thì phải có hóa đơn theo quy định. Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu phục vụ hợp đồng gia công, sản phẩm gia công bán vào nội địa theo chỉ định của đối tác thuê gia công thì phải có tờ khai hải quan đã xác nhận thông quan theo quy định.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh
5. Trường hợp cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển bán thành phẩm, nguyên, nhiên, vật liệu để gia công lại tại cơ sở gia công khác thì phải có Hợp đồng gia công lại kèm theo Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và Lệnh điều động.

6. Đối với hàng hóa nhập khẩu mua của cơ quan có chức năng bán hàng tịch thu thì phải có hóa đơn do cơ quan có chức năng bán hàng tịch thu lập trong đó ghi rõ số lượng, chủng loại, giá trị từng loại hàng hóa.

7. Đối với hàng hóa nhập khẩu mua của cơ quan Dự trữ quốc gia phải có hóa đơn bán hàng của cơ quan Dự trữ quốc gia.

8. Đối với hàng hóa là quà biếu, quà tặng miễn thuế; hàng hóa miễn thuế bán trong các khu kinh tế cửa khẩu, nếu thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa thì hàng hóa khi lưu thông trên thị trường cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có chứng từ chứng minh hàng hóa đã được kê khai, bản chính biên lai thu thuế nhập khẩu

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.Thông tư liên tịch này thay thế Thông tư liên tịch số 60/2011/TTLT - BTC - BCT - BCA ngày 12 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ Công an hướng dẫn chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại đà nẵng
[Read More...]


Khoản chi phí không được tính vào chi phí hợp lý



Các khoản chi phí không được trừ được quy định tại khoản 2 điều 6 của thông tư 78/2014/TT-BTC có hiệu lực từ 2/8/2014. Chúng tôi xin tóm tắt một số khoản chi phí không hợp lý như sau:


1. Chi khấu hao tài sản cố định:

- Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, nhà để xe, xe đưa đón người lao động, nhà ở trực tiếp cho người lao động được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).

- Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.

- Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.các khoản chi phí không được trừ

- Doanh nghiệp phải thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng và phải đảm bảo kinh doanh có lãi.

- Phần trích khấu hao đối với xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi trở người đối với doanh nghiệp không chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch, khách sạn thì chỉ được tính vào chi phí được trừ phần khấu hao tương ứng với phần giá trị 1,6 tỷ.

- Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.

- Trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng tài sản cố định khi cơ quan thuế yêu cầu.

- Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

2. Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ:

Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, ... không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.

3. Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao hợp lý.

Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại doanh nghiệp.

Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.

4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

- Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

- Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;

- Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;

- Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

- Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

- Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê tính vào chi phí được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

5. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động:

a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

- Trường hợp hợp đồng lao động của doanh nghiệp ký với lao động là người nước ngoài có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công, khoản chi này không trái với các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Trường hợp hợp đồng lao động của doanh nghiệp ký với người lao động có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công, không trái với các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.

Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.

d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quận 3 6. Chi trang phục:

Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ; phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.

7. Công tác phí:

Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước. Các bạn xem thêm tại đây: Quy định về công tác phí trong doanh nghiệp.

Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển. Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, giấy điều động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.

8. Chi phí trích bảo hiểm bắt buộc, kinh phí công đoàn:

Phần trích nộp các quỹ bảo hiểm bắt buộc cho người lao động vượt mức quy định; phần trích nộp kinh phí công đoàn cho người lao động vượt mức quy định.

9. Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.

10. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng quy định hiện hành.

11. Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu là hộ gia đình, cá nhân cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước không có đủ chứng từ thuộc một trong các trường hợp sau:

- Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước không có bảng kê (theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 78) kèm theo các hóa đơn thanh toán tiền điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.

- Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thanh toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê địa điểm kinh doanh không có bảng kê (theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.

12. Chi phí trả lãi tiền vay:

- Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay

- Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.

dich vu ke toan thue tron goi gia re tai tu liem 13. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ (trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế).

14. Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng: vượt quá 15% tổng số chi được trừ. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế nêu trên. Đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra.

Các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới bị khống chế nêu trên không bao gồm:

- Khoản hoa hồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng hóa, dịch vụ đúng giá.

- Khoản hoa hồng trả cho nhà phân phối của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Đối với tổ chức nhận được khoản hoa hồng thì phải kê khai tính vào thu nhập chịu thuế, đối với cá nhân nhận được hoa hồng thì phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi chi trả thu nhập.

- Các khoản chi phát sinh trong nước hoặc ngoài nước (nếu có) như: Chi phí nghiên cứu thị trường: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin; chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu.

15. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm:

- Vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê.

- Vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.

16. Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế; thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống không được, thuế GTGT không được khấu trừ đối với hóa đơn có tổng thanh toán từ 20tr trở lên mà không chuyển khoản. Còn lại số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ DN được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định ( Theo điểm 9, khoản 4 của điều 14 TT 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT).

- Thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại đống đa Theo ketoangioi
[Read More...]


Thế nào là hàng hóa phi mậu dịch? Cách hạch toán khi nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch



Hàng hóa phi mậu dịch là hàng hóa mẫu, biếu tặng, khuyến mại và không phải chịu chi phí khi đưa về dùng. Ngoài ra, hàng hóa phi mậu dịch không được phép bán và không được khấu trừ thuế



Hoc ke toan tong hop thuc hanh Tai tu liem
1. Hàng hóa phi mậu dịch là gì?

Theo thông tư số Số : 112/2005/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2005 thì : Hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch là hàng hóa nhập khẩu không mang mục đích thương mại không thuộc danh mục cấm nhập khẩu, nhập khẩu theo Giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành. Hàng nhập khẩu phi mậu dịch có thuế phải nộp thuế ngay trước khi thông quan hàng hóa bao gồm các hàng hóa sau:

- Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam, của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài

- Hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên

- Hàng viện trợ nhân đạo

- Hàng hoá tạm nhập khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế

- Hàng mẫu không thanh toán

- Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc của người xuất nhập cảnh

- Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân

- Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hoá mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế

- Hàng phi mậu khác

2. Hàng hóa phi mậu dịch có được khấu trừ thuế đầu vào hay không?

Trường hợp nhập khẩu hàng hóa bằng tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch, không có chứng từ thanh toán tiền mua hàng hóa không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào vì hàng hóa nhập khẩu bằng tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch không phải là hàng hóa mua bán nhằm mục đích thương mại nên không phát sinh nghĩa vụ thanh toán, không có hợp đồng và hóa đơn thể hiện việc mua bán hàng hóa.

3. Danh mục miễn thuế hành lý, quà biếu theo chế độ phi mậu dịch
a) Hàng nhập khẩu là quà biếu, quà tặng

(Căn cứ điểm 4 phần II mục D Thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu)

+ Trị giá không quá 30 triệu đồng đối với hàng tặng cho tổ chức Việt Nam.

+ Trị giá không quá 01 triệu đồng đối với hàng tặng cho cá nhân Việt Nam, nhưng tổng số thuế phải nộp dưới 50.000 đồng.

Hàng hoá là quà biếu, quà tặng có trị giá vượt quá định mức xét miễn thuế theo quy định trên thì phải nộp thuế đối với phần vượt, trừ một số trường hợp được miễn thuế toàn bộ:

+ Đơn vị nhận hàng quà biếu, quà tặng là cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan đoàn thể xã hội hoạt động bằng kinh phí ngân sách cấp phát, nếu được cơ quan chủ quản cấp trên cho phép tiếp nhận để sử dụng thì được xét miễn thuế trong từng trường hợp cụ thể;

+ Lô hàng quà biếu, quà tặng mang mục đích nhân đạo, từ thiện, nghiên cứu khoa học

+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi thuốc chữa bệnh về cho thân nhân tại Việt Nam là gia đình có công với cách mạng, thương binh, liệt sỹ, người già yếu không nơi nương tựa có xác nhận của chính quyền địa phương.

b) Định mức miễn thuế của người nhập cảnh

(Căn cứ Bảng định mức ban hành kèm theo Nghị định 66/2002/NĐ-CP ngày 01/07/2002)

dich vu ke toan thue tron goi gia re tai hai ba trung Capture.PNG

4. Cách hạch toán khi nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch
Nộp thuế:

Nợ TK 3333

Nợ TK 333312

Có TK 1111 (hoặc TK 1121)

Hạch toán chi phí:

Nợ TK 642

Có TK 3333

Có TK 33312

Có TK 1111 (hoặc TK 1121)

Hạch toán thu nhập:

Nợ TK 211 (TK 152, TK 156...)

Có TK 711

lop hoc ke toan tong hop thuc hanh tai vinh nghe an Theo Ngọc Anh
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page