Tăng cường công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án sử dụng vốn Nhà nước



Thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước (sau đây gọi tắt là “Chỉ thị số 27/CT-TTg”), Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 4043/BTC-ĐT đề nghị các Bộ, ngành, địa phương quán triệt và khẩn trương chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Công văn nêu rõ:

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng Tập trung tổ chức tuyên truyền phổ biến Chỉ thị số 27/CT-TTg cho các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và các đơn vị có liên quan thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp cần thiết, thành lập Ban chỉ đạo công tác quyết toán dự án hoàn thành do Lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương làm Trưởng ban để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và tổ chức công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo đúng quy định; đồng thời xử lý những vướng mắc, khó khăn trong quá trình quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo thẩm quyền.

Công văn cũng đề nghị các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg: Chỉ đạo các chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm về thời gian lập, thẩm định, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành quy định tại Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi đầu tư xây dựng công trình và Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/2/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuốc nguồn vốn Nhà nước. Đồng thời thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ các chủ đầu tư, tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng, các nhà thầy trong việc chấp hành quy định về nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành, lập hồ sơ quyết toán hợp đồng và quyết toán dự án hoàn thành theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Công văn yêu cầu đối với các cơ quan thẩm tra quyết toán các cấp: Công văn đề nghị tập trung rà soát, báo cáo tình hình thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước đã hoàn thành từ năm 2005 đến nay chưa hoàn thành công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán thuộc phạm vi quản lý, đồng thời có biện pháp xử lý quyết toán dứt điểm trước ngày 30/6/2014. Kiện toàn bộ máy thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành trong từng cấp, tăng cường các giải pháp nâng cao hiệu suất làm việc đảm bảo thực hiện công tác quyết toán có chất lượng và đúng tiến độ.

Còn đối với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án cần kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước đã hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng từ năm 2005 đến nay chưa thực hiện quyết toán; xác định rõ nguyên nhân chậm quyết toán, những khó khăn vướng mắc cụ thể của từng trường hợp, đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn, báo cáo người quyết định đầu tư, Ban chỉ đạo quyết toán để khẩn trương xử lý dứt điểm.

Sau ngày 30/6/2014, các bộ, ngành, địa phương công bố công khai danh sách các chủ đầu tư, đơn vị còn dự án vi phạm quy định thời gian lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán, làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện công tác quyết toán hoàn thành.

dịch vụ hóa đơn điện tử giá rẻ tại bình dương Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương không thực hiện giao dự án đầu tư mới cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án có dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 24 tháng trở lên theo quy định về thời gian lập báo cáo quyết toán tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước. Không cho phép các nhà thầu đang có hợp đồng vi phạm về thời gian lập hồ sơ quyết toán hợp đồng được tham gia đấu thầu dự án mới theo đúng quy định tại Điểm 5 của Chỉ thị số 27/CT-TTg.

Các bộ, ngành, địa phương tổ chức kiểm tra đôn đốc thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg. Thực hiện tổng kết, đánh giá 01 năm thực hiện Chỉ thị này, báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 30/3/2015 để Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Giao cho Bộ Tài chính chủ trì tổ chức tuyên truyền thực hiện các quy định về quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; hướng dẫn biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền cho các bộ, ngành và địa phương. Trường hợp vượt thẩm quyền, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo giải quyết những vấn đề tồn đọng, vướng mắc trong công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; đồng thời đề xuất các giải pháp tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa trình tự thủ tục hồ sơ tài liệu quyết toán nhằm tạo điều kiện rút ngắn thời gian quyết toán vốn đầu tư, gửi về Bộ Tài chính trước ngày 30/3/2014.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ có liên quan tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành Chỉ thị, thực hiện tổng kết, đánh giá 01 năm thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2015.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hải phòng
Theo TCTC
[Read More...]


Xử phạt hành chính đối với các chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn



Nghị định 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp do Chính phủ ban hành năm 2013 nhằm thay thế cho Nghị định 97 đã hết hiệu lực từ ngày 15/10/2013.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với việc gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa.

Chỉ dẫn thương mại quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ gồm các đối tượng sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, …) và các đối tượng sau đây:

"Nhãn hàng hóa" là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hóa thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa.

"Khẩu hiệu kinh doanh" là một nhóm từ ngữ xuất hiện bên cạnh tên doanh nghiệp hoặc nhãn hiệu của sản phẩm nhằm nhấn mạnh mục đích hoặc tiêu chí kinh doanh. Ví dụ: Cà phê Trung Nguyên: “Khơi nguồn sáng tạo”.

"Biểu tượng kinh doanh" là ký hiệu, chữ viết, hình vẽ, hình khối được thiết kế một cách độc đáo và được coi là biểu tượng của doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh;

“Kiểu dáng bao bì hàng hóa” là thiết kế, trang trí bao bì hàng hóa, gồm hình dạng, đường nét, hình vẽ, chữ, số, màu sắc, cách trình bày, cách phối hợp màu sắc, cách bố trí.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn là chỉ dẫn thương mại chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với chỉ dẫn thương mại tương ứng của chủ thể quyền yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh được sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự. Việc sử dụng chỉ dẫn nêu trên nhằm mục đích gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Nghị định 99 quy định xử phạt hành chính như sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định như :” Bán; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ để bán hàng hóa, dịch vụ có gắn chỉ dẫn thương mại lên hàng hóa, dịch vụ gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ hoặc xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ hoặc về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ; trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến trên 500.000.000 đồng.

Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Gắn chỉ dẫn thương mại lên hàng hóa, dịch vụ gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại hải phòng Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Sử dụng chỉ dẫn thương mại trên giấy tờ giao dịch, phương tiện kinh doanh, gồm cả phương tiện dịch vụ, biển hiệu, bao bì hàng hóa gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ hoặc xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ hoặc về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác được bảo hộ .

Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế.

Ngoài ra, còn bị đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm nêu trên.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại từ liêm Theo TCTC
[Read More...]


Càng tư nhân hóa, ngân hàng càng dễ sinh lời



Nghiên cứu của nhóm chuyên gia tại Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy, ngân hàng nào có sở hữu tư nhân nhiều, các cổ đông lớn trực tiếp tham gia hội đồng quản trị (HĐQT) thì khả năng sinh lời sẽ càng cao.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng
Nhận định trên vừa được đưa ra trong cuốn Kỷ yếu của Diễn đàn kinh tế mùa xuân diễn ra sáng 28/4. Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia đứng đầu là PGS., TS. Nguyễn Hồng Sơn - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo nhóm tác giả, khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của các ngân hàng Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh bởi mức độ tập trung sở hữu và có quan hệ cùng chiều.

"Điều này hoàn toàn có thể giải thích được khi 5 cổ đông lớn nhất là những người tham gia HĐQT, mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành sẽ không còn. Do vậy, HĐQT có quyền ảnh hưởng lớn đến các quyết định kinh doanh, đảm bảo theo đuổi mục tiêu tăng lợi nhuận", nhóm chuyên gia cho biết.

Tương tự như ROA, khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi mức độ tập trung vốn sau khi nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu về tỷ lệ sở hữu tư nhân, nợ xấu và năng lực quản trị. 3 nhân tố này đều giải thích đến hơn 70% sự thay đổi của ROE."Trong bối cảnh tái cơ cấu các ngân hàng hiện nay, năng lực quản trị công ty với vai trò của HĐQT, cổ đông và sự minh bạch sẽ có tác động tích cực đến khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu", bản kỷ yếu trích nhận định của các tác giả.

Một chuyên gia tài chính từng trực tiếp tham gia điều hành ngân hàng tư nhân chia sẻ, chỉ cần các cổ đông, những ông chủ của ngân hàng có chung tiếng nói, các quyết định của ban điều hành đưa ra cũng dễ "thông" hơn và khả năng tạo lợi nhuận sẽ dễ hơn. Đây cũng là lý do vị này tỏ ra ủng hộ một vài thương vụ mua bán sáp nhập gần đây giữa một số ngân hàng.

Như trường hợp của Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) sáp nhập vào Sài Gòn Thương Tin (Sacombank) hay Ngân hàng Mekong về với Hàng hải (Maritime Bank). “Đây đều là những đơn vị có dáng dấp chung cổ đông, chủ sở hữu. Một khi các cổ đông đã chấp nhận ngồi lại với nhau, quy về một mối thì những rủi ro cho ngân hàng sẽ không còn nhiều”, một chuyên gia của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hà Đông Tỷ trọng vốn Nhà nước ở 3 ngân hàng quốc doanh đã cổ phần hiện nay

Ngân hàng Tỷ lệ
BIDV 95,2%
Vietcombank 77,11%
Vietinbank 64,46%
Cũng tại Diễn đàn kinh tế Mùa xuân lần này, PGS., TS. Nguyễn Hồng Sơn và nhóm nghiên cứu cho rằng cần tăng tỷ lệ sở hữu tư nhân trong các nhà băng, kể cả những ngân hàng quốc doanh đã cổ phần hóa. Hiện các ngân hàng như Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngoại thương (VCB) và Công Thương (Viettinbank), dù đã cổ phần hóa nhưng tỷ lệ sở hữu tư nhân chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. "Khuyến khích tư nhân nắm giữ cổ phần tại các ngân hàng này sẽ thúc đẩy gia tăng khả năng sinh lời", chuyên gia này cho biết.Chia sẻ với các cổ đông gần đây, bản thân ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV cũng cho rằng, cá nhân ông thấy không nhất thiết phải duy trì tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại các ngân hàng cao như hiện nay. Ông chia sẻ bản thân từng đề xuất tỷ lệ vốn Nhà nước sở hữu ở các ngân hàng quốc doanh chỉ cần khoảng 51%.
Tuy nhiên, tại Nghị quyết của Chính phủ mới ban hành gần đây về giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại cổ phần vẫn phải duy trì tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ ít nhất 65%. Riêng trường hợp Vietinbank, nhà băng này là đơn vị duy nhất được phép bán hơn 35% vốn nhà nước cho tư nhân. Trên thực tế, tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại Vietinbank đã dưới 65% sau khi có sự tham gia của đối tác chiến lược Nhật Bản Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU).
  dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại từ liêm
Theo TCTC


[Read More...]


10 điểm hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam




Seeking Alpha, một trang web nổi tiếng chuyên về phân tích và khuyến nghị đầu tư toàn cầu vừa có bài viết dài chỉ ra các điểm hấp dẫn của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và khuyến nghị các nhà đầu tư quốc tế đầu tư thông qua quỹ chỉ số The Market Vectors Vietnam ETF (VNM).

Giống như hầu hết các thị trường mới nổi, Việt Nam cũng chịu tác động dữ dội bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008/2009. Và cũng như nhiều nước mới nổi khác, tăng trưởng GDP nhanh giai đoạn trước khủng hoảng của Việt Nam đã thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước vào bất động sản, gây nên tình trạng bong bóng trong lĩnh vực này.

Nhưng không giống các thị trường mới nổi khác, chẳng hạn như các nước trong nhóm BRICs, nơi bong bóng bất động sản vẫn đang phình to thêm, bong bóng bất động sản của Việt Nam đã xẹp xuống và thị trường bất động sản dường như đã ổn định trở lại.

Khi đồng tiền Việt Nam giảm giá hơn 30% và lạm phát tăng đến trên 20% từ năm 2008 đến 2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hành động bằng cách tăng lãi suất. Mức tăng đến 8 điểm phần trăm trong lãi suất cơ bản rõ ràng đã đủ để bẻ gãy các đòn bẩy tài chính trong lĩnh vực bất động sản và bóp xẹp bong bóng trong lĩnh vực này.

Kể từ đó, cắt giảm tín dụng trở thành một trong những đặc trưng kinh tế của Việt Nam. Kết quả là, ngay cả khi khối lượng xuất khẩu tăng lên gấp 3 lần so với năm 2009, tăng trưởng GDP vẫn trong xu hướng giảm.

Và không ngạc nhiên khi chứng khoán Việt Nam có 5 năm cực kỳ tồi tệ, cả về tuyệt đối và tương đối, so với cổ phiếu ở các thị trường mới nổi khác cũng như cổ phiếu Mỹ.

Nhưng tất cả những điều này đã trở thành quá khứ và các thị trường tài chính đang định vị lại. Dù vẫn còn một vài e ngại, nhưng đang có những lý lẽ mạnh mẽ ủng hộ sự khởi sắc trở lại của TTCK Việt Nam.

Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ gấp thếp danh mục cổ phiếu Việt Nam trong xu hướng rời khỏi các thị trường mới nổi tiềm ẩn bất ổn để chuyển đến các nước ổn định, tăng trưởng mạnh và sẵn sàng cải cách.

Dưới đây là 10 điểm hấp dẫn của TTCK Việt Nam:

1. GDP sẽ tăng tốc nhờ xuất khẩu và chính sách kinh tế phản chu kỳ

Theo các dự báo, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng đến 20% trong năm 2014 nhờ vào sự phục hồi kinh tế của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, những nước đang đóng góp vào phân nửa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong dài hạn, Việt Nam không chỉ được lợi từ sự gia tăng khối lượng xuất khẩu vào các thị trường phát triển, mà còn từ sự gia tăng thị phần xuất khẩu toàn cầu với các hàng hóa có giá trị gia tăng.

Tiền công thấp hơn đáng kể so với các đối thủ châu Á, như Trung Quốc và Indonesia, cũng hấp dẫn các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực điện tử như Samsung và LG đầu tư vào Việt Nam. Sự hoàn tất Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định thương mại tự do với EU sẽ khiến Việt Nam thậm chí còn hấp dẫn các nhà sản xuất nhiều hơn. Bên cạnh đó, nền kinh tế cũng sẽ được lợi từ gói chính sách phản chu kỳ, như cắt giảm thuế, trong đó có việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp còn 20% cho các doanh nghiệp nhỏ.

Việc cắt giảm mạnh lãi suất cuối cùng cũng đã giúp tăng trưởng tín dụng bật trở lại khi niềm tin kinh doanh hồi phục và niềm tin tiêu dùng cải thiện. Tuy nhiên, mức nợ xấu cao có thể sẽ hạn chế tín dụng tăng trưởng mạnh hơn. Theo báo cáo thì Việt Nam có khối lượng nợ xấu cao nhất Đông Nam Á. Để làm hồi sinh hoạt động cho vay, Chính phủ đã thiết lập một công ty quản lý tài sản trong năm 2013 để mua lại nợ từ các ngân hàng. Tính đến cuối năm 2013, công ty này đã mua được khoảng 1,5 tỷ USD nợ xấu, trong số khoảng 5 tỷ USD nợ xấu, theo Bloomberg. Việc mua thêm đến 4,7 tỷ USD nợ trong năm 2014 sẽ đủ để đưa lĩnh vực ngân hàng trở lại bình thường và thúc đẩy hoạt động cho vay khi tâm lý của khu vực tư nhân đang dần được cải thiện.



Tăng trưởng GDP theo năm của Việt Nam

2. Chính phủ tăng tốc cải cách cơ cấu, tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và quyết liệt chống tham nhũng

Trong khi các địa chỉ đầu tư cho đến gần đây còn hấp dẫn các nhà đầu tư như BRICs, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia đang bị tê liệt bởi các vụ xì-căng-đan, biểu tình chống đối và đình trệ cải cách cơ cấu, thì các tuyên bố gần đây của Chính phủ Việt Nam cho thấy, Việt Nam có thể nằm ngoài xu hướng này.

Như đã biết, quá trình triển khai cải cách đã diễn ra chậm chạp trong những năm qua, nhưng Chính phủ giờ đang đối diện với một áp lực rất lớn khi có hàng trăm DNNN vỡ nợ trong năm 2013, làm cho chi phí tái cơ cấu trở nên lớn hơn rất nhiều.

Trong năm 2013, một vài đại án tham nhũng đã được đưa ra xét xử. Tất cả đều được theo dõi chặt chẽ bởi truyền thông phương Tây. Các nhà đầu tư nước ngoài dường như đã tin tưởng vào quyết tâm của Chính phủ Việt Nam khi đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh trong năm ngoái.




Lãi suất chính sách và thị trường tiền tệ giai đoạn 2007 - 2013

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông 3. Không có đầu cơ chính trị khi không có cuộc bầu cử nào trong ngắn hạn

Cuộc bầu cử tiếp theo sẽ diễn ra vào năm 2016. Trong khi đó, các chính phủ hiện hành của nhiều quốc gia mới nổi như Brazil và Ấn Độ đang đối diện với các cuộc tổng tuyển cử trong năm 2014, vì vậy, họ cần làm hài lòng cả các cử tri lẫn các nhà đầu tư nước ngoài cùng một lúc.

Nếu như các nhà đầu tư có thể bỏ qua các chính sách đầu cơ ngắn hạn ở những giai đoạn kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ thì họ hầu như không làm như vậy khi các nền kinh tế này tăng trưởng chậm. Một khi tâm lý nhà đầu tư với các thị trường này giảm sút, họ sẽ rút vốn đi nơi khác. Và Việt Nam, với sự ổn định tương đối, sẽ có lợi từ sự dịch chuyển này.

4. Việt Nam ít bị ảnh hưởng bởi việc rút khỏi gói kích thích của Fed

Việt Nam đã cho thấy một mức thặng dư mạnh trong cán cân thanh toán vãng lai, với tỷ lệ 5% gần đây. Nợ nước ngoài khoảng 30% GDP trong năm 2012 và chủ yếu là nợ dài hạn. Ngoài ra, nợ nước ngoài ngắn hạn và phải thanh toán nợ nước ngoài đến hạn không quá 60% mức dự trữ ngoại hối, nên đây cũng không phải là vấn đề.

Xét về chỉ số đóng băng dòng vốn (capital freeze index), một chỉ số đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống tài chính trước việc dừng đột ngột của dòng vốn bên ngoài, do the Economist tính toán, thì Việt Nam ở mức “tương đối không bị ảnh hưởng”.

5. Các nhà đầu tư phong trào sẽ sớm bị hấp dẫn bởi Việt Nam

Các nhà đầu tư danh mục nước ngoài có đặc trưng là dễ bị cuốn theo phong trào khi họ luân phiên dòng vốn giữa các quốc gia. Hiện tượng chứng khoán Việt Nam tăng điểm mạnh mẽ so với các thị trường mới nổi khác trong các quý vừa qua đã được loan tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông tài chính phương tây và điều này chắc chắn đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư dạng này.



Chỉ số môi trường kinh doanh (trái) và chỉ số niềm tin tiêu dùng (phải)

6. Quy định đầu tư được nới lỏng, cho phép các nhà quản lý tài sản lớn dễ dàng tham gia hơn

Với mức vốn hóa thị trường khoảng 33 tỷ USD vào cuối năm 2012, cùng với những giới hạn về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, TTCK Việt Nam đã không hấp dẫn được các nhà quản lý tài sản nước ngoài lớn. Nhưng Chính phủ Việt Nam giờ đang nới lỏng các hạn chế đối với đầu tư gián tiếp nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng và các công ty phi ngân hàng, đồng thời tư nhân hóa một số DNNN lớn, giúp thị trường gia tăng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

7. Chứng khoán Việt Nam không đắt

Chỉ số P/E xấp xỉ 11 và P/B khoảng 1,4 không thực sự hấp dẫn để đầu tư giá trị, nhưng chắc chắn là không đắt khi so sánh với các thị trường mới nổi khác. Với tỷ lệ đó, triển vọng tăng trưởng là chưa được tính vào một cách đầy đủ.

8. Lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng mạnh do GDP tăng trưởng nhanh hơn

Với những đặc điểm kể trên, có một vài chỉ báo quan trọng cho thấy tăng trưởng GDP sẽ được cải thiện. Chứng chỉ Market Vectors Vietnam ETF (VNM) được xếp ở khu vực tăng trưởng cao. Cơ cấu 26% vào các công ty tài chính sẽ mang lại lợi ích trực tiếp bởi nhu cầu tiêu dùng mạnh hơn và doanh nghiệp vay nhiều hơn khi tâm lý cải thiện. Khi quá trình làm sạch nợ xấu tiến triển, các ngân hàng sẽ có một trạng thái tốt để đáp ứng các nhu cầu tăng lên đó.

Bên cạnh đó, lợi nhuận đầu tư có lẽ cũng được hiện thực hóa khi bất động sản và chứng khoán ổn định. Các công ty phi ngân hàng trong chỉ số này (24% năng lượng, 13% công nghiệp, 10% vật liệu) sẽ tăng trưởng đầu tiên do (gián tiếp) xuất khẩu tăng lên.

9. Biên lợi suất thu hẹp trong bối cảnh chi phí gia tăng

Lợi nhuận ngân hàng chịu áp lực đáng kể gần đây khi các ngân hàng cạnh tranh huy động thông qua lãi suất tiền gửi cao hơn, trong khi lãi suất cho vay giảm mạnh. Chênh lệch lãi suất cho vay - huy động bình quân hiện thấp hơn 3%, giảm so với mức 5% cách đây vài tháng, theo tổng giám đốc một ngân hàng Việt Nam.

Các lĩnh vực khác trong VNM sẽ bị ảnh hưởng bởi khoảng 12% tăng lên trong tiền công năm 2013, và một mức tương tự được dự báo trong năm 2014. Bên cạnh đó, giá điện tăng 5% trong năm 2013, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức để doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này thu lợi nhuận. Bởi vậy, nhu cầu năng lượng tăng mạnh chắc chắn sẽ dẫn đến giá năng lượng cao hơn trong bối cảnh nguồn cung hạn chế.

Tuy nhiên, sự gia tăng chi phí theo một cách nào đó sẽ giảm bớt bởi xu hướng giảm giá của các nguyên vật liệu thô toàn cầu, cũng như khi thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm thêm 3% trong năm 2014. Dù sao, với tỷ trọng cổ phiếu năng lượng khá cao, chứng chỉ VNM sẽ được lợi từ xu hướng này.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hà Đông 10. Mức độ pha loãng nhẹ của các cổ phiếu mà VNM nắm giữ

Hơn 1/3 các công ty trong danh mục của VNM là các doanh nghiệp có cổ phần nhà nước chi phối. Khi các DNNN chiếm khoảng một nửa nợ xấu của Việt Nam, thì việc tái cơ cấu vốn chủ trong một số công ty mà quỹ chỉ số này nắm giữ là có thể xảy ra. Tuy nhiên, mức độ pha loãng là có giới hạn và thậm chí có thể không ảnh hưởng đến giá chứng khoán khi nó đã được tính vào giá rồi.

Mặc dù có nhiều xu hướng tích cực như kể trên, rủi ro là vẫn có, bao gồm:

Sự suy giảm sâu hơn trên thị trường bất động sản có thể hạn chế năng lực và sự sẵn sàng của khu vực tư nhân trong việc đi vay và tiêu dùng cũng như năng lực cho vay của các ngân hàng.

Những nỗ lực xử lý nợ xấu của Chính phủ có thể không giúp cải thiện năng lực và sự sẵn sàng cho vay của các ngân hàng nếu có nhiều khoản nợ hơn bị hạ cấp thành nợ xấu.

Nếu những rủi ro kể trên trở thành hiện thực, TTCK Việt Nam sẽ chạm trần. Nhưng tình huống là tương tự như Mỹ đã gặp phải trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008/2009. Giống như Việt Nam hiện tại, chứng khoán Mỹ đã hồi phục nhờ vào sự ổn định của thị trường bất động sản, các nỗ lực của chính phủ nhằm làm hồi sinh tiêu dùng ở khu vực tư nhân và khôi phục hoạt động cho vay của ngân hàng cũng như sự hỗ trợ thông qua tăng trưởng xuất khẩu và cắt giảm chi phí.

Tâm lý lạc quan đã trở lại. Và một điều luôn có ở các thị trường tài chính, đó là, các tình huống rủi ro cao nhất thường có thể mang lại lợi nhuận cao nhất khi sự phục hồi xảy ra. Việt Nam không phải là ngoại lệ.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại thanh trì Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn


[Read More...]


Luật Kinh doanh bất động tạo cú hích cho thị trường phát triển lành mạnh



Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 và các Nghị định có liên quan đến lĩnh vực này được Bộ Xây dựng ban hành đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản “nở rộ” ở nước ta. Cho đến nay, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006 đã góp phần phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác, tạo việc làm cho người lao động và đem lại nguồn thu ngân sách không nhỏ.

Tuy nhiên, sau hơn 7 năm thi hành, Luật này đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới và trong công tác quản lý Nhà nước. Cụ thể chưa có đủ chế tài để tạo lập một thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, Nhà nước kiểm soát, điều tiết được cung - cầu của thị trường, dẫn đến thị trường bất động sản thời gian qua phát triển thiếu ổn định; tình trạng đầu tư tự phát, theo phong trào, đám đông diễn ra phổ biến; nhiều dự án chậm tiến độ, thi công cầm chừng, để đất hoang hóa, lãng phí… việc sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản 2006 là hết sức cần thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường bất động sản lành mạnh trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, với dự thảo Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra những kiến nghị. Theo đó, việc sửa đổi phải tập trung vào những quy định đang vướng mắc, những điểm tắc nghẽn nhằm sớm tháo gỡ, khai thông thị trường; hạn chế tình trạng đầu tư tràn lan, ai cũng có thể đầu tư bất động sản như hiện nay; hoàn thiện thêm thị trường thế chấp; minh bạch chế định đầu tư kinh doanh bất động sản; tăng cường quản lý Nhà nước… cụ thể:

Về điều kiện hoạt động kinh doanh bất động sản, để hạn chế tình trạng như hiện nay, Hiệp hội kiến nghị đối với cá nhân, tổ chức bán hoặc cho thuê nhà không nhằm mục đích kinh doanh thì chỉ cần thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật dân sự, có đăng ký giao dịch bất động sản và nộp thuế mà không cần quy định phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã hoặc phải có vốn pháp định đối với các trường hợp nêu trên.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa Về chính sách đầu tư kinh doanh bất động sản, việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh bất động sản và thực hiện giải phóng mặt bằng trong Luật Kinh doanh bất động sản đưa ra giải pháp là có cơ chế tạo điều kiện để tổ chức phát triển quỹ đất của địa phương thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, sau đó đấu giá quyền sử dụng đất để chọn chủ đầu tư dự án, vừa công bằng, công khai minh bạch, hạn chế được khiếu kiện của dân, và tăng nguồn thu ngân sách.

Về chuyển nhượng dự án, kiến nghị sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản theo hướng coi việc chuyển nhượng toàn bộ dự án hoặc một phần dự án bất động sản ở bất kỳ giai đoạn đầu tư nào của dự án là hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, có hợp đồng, có đăng ký kinh doanh và chịu thuế. Do vậy, nên cho phép chuyển nhượng dự án bất động sản theo nhu cầu kinh doanh của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm thực hiện dự án theo quy hoạch được duyệt.

Về việc huy động vốn ứng trước của khách hàng, hiện nay đang có độ vênh về thời điểm huy động vốn giữa Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản do đó nên cho phép chủ đầu tư được huy động vốn của khách hàng tại thời điểm đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, dự án đã có quy hoạch chi tiết 1/500 (hoặc quy hoạch tổng mặt bằng) vì đây là lúc doanh nghiệp đã đầu tư một khoản tiền rất lớn để giải phóng mặt bằng.

Đối với yêu cầu chủ đầu tư dự án phải sử dụng vốn đã huy động đúng mục đích để hoàn thành bất động sản bàn giao cho khách hàng, cần có cơ chế cụ thể bao gồm các chế tài cần thiết để bắt buộc chủ đầu tư phải sử dụng vốn huy động của khách hàng đúng mục đích để hoàn thành bất động sản bàn giao cho khách hàng. Đề xuất biện pháp quy định chủ đầu tư phải chuyển tiền huy động vào “tài khoản đóng” của ngân hàng và chỉ được giải ngân theo tiến độ thi công công trình theo giai đoạn có sự giám sát của ngân hàng và đại diện khách hàng.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại bắc giang Về thế chấp bất động sản hình thành trong tương lai, việc cho phép thế chấp nhà ở xã hội hình thành trong tương lai với ngân hàng để vay tiền mua, thuê chính căn hộ đó đã tạo điều kiện thuận lợi hơn. Tuy nhiên, chưa có chế định thế chấp bất động sản thương mại hình thành trong tương lai nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai phù hợp với thực tiễn tình hình trong nước. Vì vậy, Hiệp hội kiến nghị bổ sung chế định cho phép thế chấp bất động sản hình thành trong tương lai vào Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) để đáp ứng nhu cầu của thị trường, của người tiêu dùng và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Về sàn giao dịch bất động sản, quy định bắt buộc phải thông qua sàn giao dịch bất động sản theo luật đã gây trở ngại cho các bên, vì thế kiến nghị sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản theo hướng không quy định bắt buộc phải thông qua sàn giao dịch bất động sản. Sàn giao dịch bất động sản nên chỉ là một trong những kênh lựa chọn của các bên tham gia giao dịch bất động sản bên cạnh vai trò của luật sư, nhà môi giới và công chứng trong thị trường bất động sản.

Về Hiệp hội Bất động sản, đề nghị giữ lại “điều 15. Hiệp hội Bất động sản” trong Luật Kinh doanh bất động sản 2006 khi trình Quốc hội sửa đổi luật này. Bởi lẽ Hiệp hội Bất động sản được thể chế hóa trong luật là hết sức cần thiết để góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, của nhà đầu tư và các doanh nghiệp phát triển bất động sản.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại từ liêm Theo TCTC


[Read More...]


Bất động sản, tín hiệu phục hồi trên cả nước



“Tính thanh khoản tăng trên nhiều phân khúc cho thấy dấu hiệu phục hồi rõ nét của thị trường trong năm 2014”.


Tính thanh khoản tăng trên nhiều phân khúc cho thấy dấu hiệu phục hồi rõ nét của thị trường trong năm 2014.

Đó là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam tại kỳ họp lần thứ XIII, Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì tại Hà Nội cuối tuần qua.

Khởi sắc trên nhiều phân khúc

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 2.300 giao dịch thành công (riêng quý I có trên 1.500 giao dịch, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2013). Trong đó, giao dịch tăng cao tại những dự án nhà ở thương mại có giá bán phù hợp, diện tích nhỏ, giao thông thuận lợi, đã bàn giao hoặc đang hoàn thiện, như Dự án Times City và Royal City của Tập đoàn Vingroup bán được 378 căn hộ trong quý I; căn hộ chung cư Dự án Victoria - Khu đô thị mới Văn Phú, Hà Đông do Công ty Văn Phú Invest làm chủ đầu tư bán được gần 400 căn; Dự án chung cư 175 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân đã có gần 70 giao dịch thành công; Dự án Mulbery Lane, Mỗ Lao, Hà Đông do Công ty Capitaland - Hoàng Thành làm chủ đầu tư bán được 40 căn hộ...

Ông Nam nhìn nhận, thị trường bất động sản Hà Nội đã có chuyển biến tích cực, lượng giao dịch khá, trong đó có nhiều giao dịch ở các dự án từng tồn kho lớn, qua đó góp phần giảm lượng hàng tồn, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Giá nhà đang dần ổn định, cũng có tác động tích cực, tạo thêm niềm tin của khách hàng vào thị trường.

"Giá nhà trong 4 tháng đầu năm 2014 đã có dấu hiệu chững lại, không giảm tiếp, thậm chí tại một số dự án có vị trí tốt, diện tích nhỏ, giá có xu hướng tăng nhẹ”, ông Nam nói.

Tại TP. Hồ Chí Minh, trong 4 tháng đầu năm đã có khoảng 1.300 giao dịch thành công, tương đương với cùng kỳ năm trước. Về giá bán, do đã giảm nhiều trong 3 năm qua, nên đến thời điểm này, thị trường có xu hướng giữ giá. Theo ông Nam, nhìn chung trong quý I/2014, thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh có dấu hiệu khả quan, các giao dịch thành công chủ yếu là các loại căn hộ có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.

Tình hình tồn kho bất động sản trên cả nước đang có xu hướng giảm dần. Tính đến ngày 31/12/2013, bất động sản tồn kho đã giảm trên 26% so với tháng 3/2013.

“Lượng tồn kho căn hộ chung cư giảm khá nhiều, đặc biệt là chung cư có diện tích nhỏ”, ông Nam cho biết thêm.

Nhận định về xu hướng thị trường bất động sản trong năm 2014, Bộ Xây dựng cho rằng, sẽ có chuyển biến theo hướng tích cực. Cụ thể, thị trường sẽ tiếp tục có sự điều chỉnh về cơ cấu sản phẩm, nguồn cung sẽ tập trung vào phân khúc bình dân, diện tích vừa và nhỏ, giá bán dưới 20 triệu đồng/m2, đây cũng là loại sản phẩm nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng. Các dự án căn hộ trung và cao cấp đã xong phần thô đang hoàn thiện, có vị trí thuận lợi cũng sẽ có giao dịch tốt hơn.

Tuy nhiên, Bộ Xây dựng nhận định, các dự án bất động sản xa trung tâm, hạ tầng không thuận lợi vẫn ít có giao dịch. Các nhà đầu tư không có năng lực tài chính và kinh nghiệm, đầu tư các dự án không phù hợp với nhu cầu của thị trường hoặc có lượng vốn vay lớn sẽ tiếp tục gặp khó khăn, thậm chí sẽ phải rời bỏ thị trường, nhường thị trường cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Với những chuyển biến này, người mua nhà sẽ được hưởng lợi, khi được tiếp cận những dự án có mức giá hợp lý, chất lượng xây dựng và quản lý tốt hơn.

Kiến nghị những giải pháp căn cơ

Thay mặt Bộ Xây dựng, ông Nam đã nêu một số kiến nghị nhằm phục hồi thị trường bất động sản trong thời gian tới.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quận 3 Trước tiên về gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng, ông Nam kiến nghị Chính phủ cho phép kéo dài thời hạn trả nợ từ 10 năm lên 15 năm (đối với khách hàng cá nhân); mở rộng đối tượng vay để mua nhà ở thương mại có tổng giá trị hợp đồng cả nhà và đất không quá 1,05 tỷ đồng (không khống chế về diện tích và đơn giá); mở rộng cho vay đối với các hộ dân ở vùng thường xuyên xảy ra bão lũ thuộc các tỉnh duyên hải miền Trung đã có đất ở phù hợp với quy hoạch, có khó khăn về nhà ở (chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng xuống cấp hư hỏng), được vay để xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở với lãi suất 4%/năm; mở rộng cho vay đối với các hộ dân ở đô thị; cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang đã có đất ở phù hợp với quy hoạch, có khó khăn về nhà ở được vay để xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở, nhưng tổng số vốn vay không quá 80% x 1,05 tỷ đồng; mở rộng cho vay đối với các hợp đồng mua nhà ở xã hội đã ký trước ngày 7/1/2013 mà chưa thanh toán hết tiền mua nhà (đối với khoản tiền chưa nộp theo tiến độ); không giới hạn về quy mô và thời gian triển khai thực hiện gói tín dụng ưu đãi cho vay hỗ trợ nhà ở.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng kiến nghị, ngoài 5 ngân hàng thương mại nhà nước, bổ sung thêm một số ngân hàng thương mại cổ phần theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, được phép tổ chức triển khai gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ.

Đặc biệt, với kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương không cấp phép đầu tư mới đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, các dự án khu đô thị mới trong năm 2014 tại văn bản trước đó đã được Bộ Xây dựng loại khỏi danh sách những kiến nghị lần này.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại đống đa Ngoài ra, Bộ Xây dựng còn kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, đôn đốc các ngân hàng thương mại đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho vay đối với các đối tượng được vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02; chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng nghiên cứu ban hành sửa đổi tiêu chí, trình tự thủ tục cho vay gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng để áp dụng thống nhất trong các ngân hàng được giao thực hiện gói tín dụng hỗ trợ.

Đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Chỉ đạo chính quyền phường (xã) triển khai việc xác nhận tình trạng nhà ở cho các đối tượng có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh phát triển các dự án nhà ở xã hội; nhà ở thương mại có diện tích dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2; dự án cải tạo nhà chung cư cũ; tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án nhà ở thương mại có nhu cầu điều chỉnh cơ cấu căn hộ hoặc chuyển sang xây dựng nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các đối tượng chính sách có khó khăn về nhà ở.

Ghi nhận những kiến nghị trên và cho biết, Chính phủ sẽ sớm có ý kiến chỉ đạo, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải còn yêu cầu Bộ Xây dựng tập trung hoàn thiện thể chế về lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản, trong đó, tập trung công tác hoàn thiện các dự luật, như Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp tới đây.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại nam định Theo TCTC
[Read More...]


Ngành Hải quan thu NSNN đạt hơn 73 nghìn tỷ đồng



Theo số liệu Bảng kê giấy nộp tiền từ Kho bạc Nhà nước, số thu NSNN của toàn ngành Hải quan từ ngày 1-4 đến 30-4-2014 đạt 18.940 tỷ đồng. Nâng tổng số thu NSNN của 4 tháng đầu năm 2014 lên 73.139 tỷ đồng, bằng 32,7% dự toán, tăng 27% so cùng kỳ 2013.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nguyễn chính thanh đống đa CBCC Hải quan Lào Cai đang kiểm hóa hàng NK.

Theo phân tích của Tổng cục Hải quan, kim ngạch XNK tháng 4-2014 ước đạt 24,8 tỷ USD, tăng 0,2% so với tháng 3-2014, trong đó kim ngạch XK ước đạt 12,2 tỷ USD, giảm 0,6%, kim ngạch NK ước đạt 12,6 tỷ USD, tăng 1%, so với tháng trước. Trong tổng số kim ngạch XNK tháng 4, thì kim ngạch XNK của DN FDI đạt 14,9 tỷ USD, giảm 5,3% so với tháng trước.

Tổng kim ngạch XNK trong 4 tháng 2014 ước đạt 90,788 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, kim ngạch XK ước đạt 45,736 tỷ USD, tăng 16,9%, kim ngạch NK ước đạt 45,052 tỷ USD, tăng 13,7%, so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, doanh nghiệp FDI chiếm 60% (tương đương 54,491 tỷ USD) tổng kim ngạch XNK, tăng 14% so với cùng kỳ 2013.

dịch vụ hóa đơn điện tử giá rẻ tại quận cầu giấy Từ những con số trên cho thấy, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 4-2014 ước thâm hụt 400 triệu USD. Mức thặng dư thương mại trong 4 tháng đầu năm 2014 ước đạt 683 triệu USD.

Một trong những đóng góp vào số thu NSNN của ngành Hải quan là kết quả điều tra chống buôn lậu. Từ ngày 15-3-2013 đến 15-42014, toàn Ngành đã phát hiện, bắt giữ 1.724 vụ vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 16,562 tỷ đồng (số vụ vi phạm giảm 21,6%, trị giá tăng 17% so với cùng kỳ năm 2013). Theo đó, trong 4 tháng đầu năm, toàn Ngành đã phát hiện, bắt giữ 5.824 vụ vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 94 tỷ 902 triệu đồng.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hải phòng Nguồn Báo Hải Quan


[Read More...]


Đã gỡ vướng thủ tục NK xe kéo chuyên dùng



Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc của Cục Hải quan TP.HCM về giải quyết thủ tục nhập khẩu xe kéo container chuyên dùng chạy trong cảng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bình dương
Theo đó, Tổng cục Hải quan hướng dẫn, trường hợp có văn bản của Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận phương tiện nhập khẩu là xe máy chuyên dùng, không phải là ô tô chuyên dùng thì Cục Hải quan TP.HCM xem xét, giải quyết thủ tục nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp theo quy định.

Được biết, lô hàng nhập khẩu bị vướng là xe kéo conatainer chuyên dùng, chạy trong cảng, đã qua sử dụng, sản xuất trong các năm 1998, 1999 và năm 2.000. Theo Cục Hải quan TP.HCM, tại Điều 6 Thông tư 04/2014/TT-BTC ngày 27-1-2014 củ Bộ Tài chính quy định, ô tô các loại đã qua sử dụng được nhập khẩu phải đảm bảo điều kiện: loại đã qua sử dụng không quá 5 năm tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu và các quy định khác có liên quan thực hiện theo hướng dẫn của các bộ quản lý chuyên ngành.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh
Tuy nhiên, theo quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư 41/2011/TT-BGTVT ngày 18-5-2011 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng thì mặt hàng xe kéo nêu trên được xếp vào loại xe máy chuyên dùng khác.

Trên thực tế, đối với các loại xe kéo trước đó (khi chưa có Thông tư 04/2014/TT-BTC), Cục đăng kiểm Việt Nam đã có giấy chứng nhận chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng nhập khẩu, xác nhận là loại xe máy chuyên dùng đủ điều kiện nhập khẩu và loại xe này không được phép tham gia giao thông.

Với các căn cứ trên, Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, đây là mặt hàng máy kéo chuyên dụng dùng để kéo container trong cảng, sử dụng trong phạm vi hẹp, được phân loại vào nhóm 8701, không phải là ô tô chở người, ô tô chở hàng hóa, ô tô vừa chở người vừa chở hàng hóa, ô tô chuyên dùng thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 04/2014/TT-BTC.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại hà nam
Nguồn Báo Hải Quan

[Read More...]


Bộ Tài chính yêu cầu giữ nguyên giá bán lẻ xăng dầu



Ngày 6/5, Bộ Tài chính đã có công văn số 5844/BTC-QLG gửi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối đề nghị tiếp tục giữ ổn định giá xăng dầu trong nước như hiện hành.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên
Theo công văn, giá xăng dầu thành phẩm thế giới trong những ngày qua tiếp tục diễn biến phức tạp. Giá bình quân 30 ngày gần đây của hầu hết các chủng loại xăng tăng nhẹ so với bình quân 30 ngày, nhưng giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong tuần qua có xu hướng giảm.

Vì vậy Bộ Tài chính đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối tiếp tục giữ ổn định giá như hiện nay.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh
Đồng thời, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối tiếp tục áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí lưu thông, tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa để việc kinh doanh tiến hành bình thường.

Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi chặt chẽ biến động của giá xăng dầu trên thị trường thế giới để điều hành giá xăng dầu theo quy định của pháp luật phù hợp với thực tiễn kinh doanh xăng dầu hiện nay và đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại bắc ninh Nguồn Thuế Nhà Nước
[Read More...]


Hải quan Hà Tĩnh: Linh hoạt trong triển khai VNACCS/VCIS



Tranh thủ sự lãnh đạo, tạo điều kiện của chính quyền địa phương để kịp thời đầu tư trang thiết bị phục vụ việc triển khai Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS là cách làm sáng tạo, linh hoạt ở Hải quan Hà Tĩnh.


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Vũng Áng - Cục Hải quan Hà Tĩnh.

Cục trưởng Cục Hải quan Hà Tĩnh Lương Trường Thọ cho biết, để triển khai thành công VNACCS/VCIS, một trong những yêu cầu rất quan trọng là chuẩn bị về hệ thống cơ sở vật chất như trang bị hệ thống máy vi tính mới đảm bảo sự tương thích về cấu hình, màn hình… đối với thiết kế của Hệ thống VNACCS/VCIS. Số lượng máy cần trang bị cho các khâu nghiệp vụ theo quy trình nghiệp vụ tương đối lớn, dẫn đến nguồn kinh phí thực hiện khá cao.

Thông thường vấn đề trang bị này sẽ được Tổng cục Hải quan thực hiện, nhưng thời gian có thể kéo dài do phải thực hiện mua sắm tập trung. Tại đơn vị, để đảm bảo về mặt thời gian cho công tác đào tạo, vận hành thử nghiệm và chạy chính thức, Hải quan Hà Tĩnh có nhu cầu trang bị sớm hệ thống máy vi tính. Để giải bài toán này, Cục Hải quan Hà Tĩnh đề xuất UBND tỉnh Hà Tĩnh sử dụng nguồn kinh phí của địa phương để hỗ trợ đơn vị mua sắm máy vi tính và một số trang thiết bị cần thiết đáp ứng nhu cầu triển khai VNACCS/VCIS tại đơn vị.

UBND tỉnh Hà Tĩnh xác định việc hiện đại hóa của cơ quan Hải quan sẽ đóng góp thiết thực không chỉ cho ngành Hải quan mà còn cho sự phát triển tại địa phương. Do đó lãnh đạo tỉnh đồng ý với đề xuất của Hải quan Hà Tĩnh trong việc cấp kinh phí cho đơn vị mua sắm một số trang thiết bị phục vụ công tác triển khai VNACCS/VCIS.

Thiết nghĩ cách làm giải quyết tình thế ở Hải quan Hà Tĩnh cũng là bài học mà các đơn vị Hải quan địa phương đang gặp vướng mắc trong đầu tư trang thiết bị phục vụ triển khai VNACCS/VCIS có thể nghiên cứu áp dụng.

Ngoài nội dung về đầu tư trang thiết bị nêu trên, đến nay, các công việc quan trọng liên quan đến công tác chuẩn bị thực hiện VNACCS/VCIS tại Hải quan Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành. Theo ông Lương Trường Thọ, nội dung đầu tiên chính là công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và kế hoạch triển khai tại đơn vị đã được thực hiện một cách thường xuyên, kịp thời đến cộng đồng DN làm thủ tục tại địa bàn.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hoàn Kiếm Bên cạnh đó, Hải quan Hà Tĩnh xác định 4 giải pháp quan trọng để thực hiện thành công VNACCS/VCIS và tập trung nguồn lực thực hiện bao gồm: Quán triệt đến toàn thể đội ngũ CBCC về ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thành công VNACCS/VCIS; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC và cộng đồng DN; phân công cụ thể cho từng cá nhân, đơn vị những nội dung phải thực hiện trong kế hoạch tổng thể chung của Cục; thường xuyên phối hợp với Ban triển khai Dự án VNACCS/VCIS (Tổng cục Hải quan) và các Cục Hải quan địa phương để nghiên cứu kinh nghiệm triển khai.

Liên quan đến công tác đào tạo cho cộng đồng DN, hiện nay, Hải quan Hà Tĩnh đang tiếp tục phối hợp với Học viện Tài chính tổ chức đào tạo cho 100 DN. Đối với công tác đào tạo cho đội ngũ CBCC, sau các lớp do Tổng cục và Cục thực hiện, Hải quan Hà Tĩnh vẫn thường xuyên đào tạo theo kiểu “cầm tay chỉ việc” và tổ chức kiểm tra để đánh giá chất lượng CBCC. Quá trình này giúp Hải quan Hà Tĩnh sàng lọc và cơ cấu, bố trí lại lực lượng theo hướng những CBCC trong dây chuyền nghiệp vụ VNACCS/VCIS phải tinh thông nghiệp vụ, kĩ năng xử lí công việc trên Hệ thống máy vi tính…

Theo kế hoạch, đến ngày 22-5, Hải quan Hà Tĩnh sẽ hoàn thành công tác chuyển đổi tất cả các dữ liệu liên quan vào cơ sở dữ liệu chung của Tổng cục Hải quan. Ngày 23-5, Hải quan Hà Tĩnh đồng loạt triển khai chính thức VNACCS/VCIS tại tất cả 5 chi cục: Chi cục Hải quan Hồng Lĩnh; Chi cục Hải quan cửa khẩu Cầu Treo; Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo; Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Vũng Áng; Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Xuân Hải.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại tphcm Nguồn Báo Hải Quan
[Read More...]


Thống nhất quản lý phí vận hành chung cư



Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư 05/2014/TT-BXD, sửa đổi, bổ sung Điểm a, Khoản 2, Điều 17 của Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại từ liêm
Thông tư chỉ rõ, nhà chung cư có một chủ sở hữu thì chủ sở hữu có trách nhiệm thanh toán kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, trừ trường hợp chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư có thỏa thuận khác. Trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì chủ sở hữu, người sử dụng có trách nhiệm đóng góp kinh phí quản lý vận hành theo nguyên tắc tính đủ chi phí để thực hiện các công việc quản lý vận hành nhà chung cư.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại long biên Mức đóng góp kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được tính theo tháng và phân bổ theo diện tích thông thủy của căn hộ hoặc phần nhà khác không phải là căn hộ nhà chung cư (kể cả diện tích nhà để xe) thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu nhà chung cư.

Đặc biệt, Thông tư 05 quy định kinh phí quản lý vận hành chung cư, sau khi doanh nghiệp quản lý vận hành xây dựng trên cơ sở khung giá chung của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phải được báo cáo Hội nghị Nhà chung cư thông qua. Phí chung cư tính theo diện tích thông thủy sử dụng thay vì diện tích được tính như trước đó... Thông tư 05/2014/TT-BXD chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/6/2014.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận thanh xuân Nguồn Tài Chính Điện Tử


[Read More...]


Phê duyệt Chương trình Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty



Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 727/QĐ-TTg phê duyệt danh mục Dự án 2 - Chương trình “Cải cách Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và hỗ trợ quản trị công ty” vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông
Theo đó, cơ quan chủ quản các Tiểu Dự án thành phần là Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Bộ Công Thương; Cơ quan điều phối của Dự án là Bộ Tài chính. Các DNNN dự kiến tham gia Dự án: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Xây dựng số 1 (Bộ Xây dựng) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Bộ Công Thương).

Với tổng mức đầu tư cùa Dự án là 335 triệu USD; trong đó vốn vay ADB là 320 triệu USD (bao gồm 310 triệu USD từ nguồn OCR và 10 triệu USD từ nguồn ADF), vốn đối ứng phía Việt Nam là 15 triệu USD do 3 DN tham gia Dự án bố trí... Mục tiêu chính của Dự án là hỗ trợ cải cách và đổi mới quản trị nhằm nâng cao lợi nhuận và cải thiện tính minh bạch của 3 doanh nghiệp nêu trên thông qua việc: tái cấu trúc các khoản nợ; sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp hoặc thoái vốn các lĩnh vực không phải ngành nghề kinh doanh chính; và nâng cao quản trị DN. Đồng thời qua kinh nghiệm tái cơ cấu của các doanh nghiệp tham gia Dự án, kỳ vọng sẽ tạo ra mô hình tái cơ cấu có thể nhân rộng cho các DNNN khác ở Việt Nam.
dịch vụ hóa đơn điện tử giá rẻ tại bắc ninh
Dự án được thực hiện trong vòng 3 năm (kể từ ngày Khoản vay có hiệu lực), bao gồm 2 hợp phần. Trong đó, hợp phần hỗ trợ tái cơ cấu tài chính các doanh nghiệp là sử dụng vốn vay ADB để các doanh nghiệp tái cơ cấu các khoản nợ ngắn hạn thành các khoản nợ dài hạn nhằm giảm thiểu sức ép trả nợ, lành mạnh hóa các chỉ tiêu tài chính. Hợp phần này sử dụng nguồn vốn vay thông thường (OCR). Còn hợp phần hỗ trợ nâng cao năng lực sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi ADF là nhằm giúp 3 doanh nghiệp tái cơ cấu quy trình quản lý doanh nghiệp và tăng cường năng lực quản lý (năng lực quản trị doanh nghiệp, cải thiện hệ thống thông tin và quy trinh quản lý).
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hải phòng Nguồn Tài Chính Điện Tử


[Read More...]


Lạm phát cả năm dưới 7%



Trong báo cáo tình hình kinh tế vĩ mô vừa công bố, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) nhận định, dù tăng trưởng GDP quý 1-2013 cao hơn cùng kỳ năm 2012 nhưng tổng cầu của nền kinh tế vẫn yếu.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại từ liêm
Về tiêu dùng, doanh số bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng sau khi loại trừ yếu tố giá tăng 4,5%, so với mức 5% của cùng kỳ 2012. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước giảm 4,9% so với cùng kỳ trong khi số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 6,8%. Thanh khoản ngân hàng tiếp tục duy trì ổn định, nhưng tín dụng vào khu vực sản xuất vẫn chưa được cải thiện, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu. Tính đến ngày 21-3, tín dụng chỉ tăng 0,03% trong khi huy động tăng 3,86% so với cuối năm 2012.

Theo UBGSTCQG, tăng trưởng GDP của quý 1 cao hơn cùng kỳ năm 2012, tạo nền tảng ban đầu thuận lợi cho thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2013 cao hơn năm 2012. Căn cứ chuỗi số liệu từ 2001 và áp dụng phương pháp định lượng, UBGSTCQG dự báo: Với giả định xu hướng tăng trưởng không biến động lớn trong 3 quý cuối năm, tăng trưởng kinh tế cả năm 2013 sẽ đạt khoảng 5,3%. Cùng với lực cầu của nền kinh tế đang rất yếu, tăng trưởng tín dụng 3 tháng đầu năm ở mức rất thấp, bình quân lạm phát quý 1 bằng khoảng 40% cả năm, lạm phát cả năm nhiều khả năng sẽ dưới mức 7%. “Tình hình trên tạo dư địa cho việc giảm lãi suất huy động xuống 7%, lãi suất cho vay xuống 10%” - báo cáo của UBGSTCQG nhận định.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại tphcm Phân tích cụ thể các nguyên nhân chính tác động đến lạm phát từ nay đến cuối năm 2013, UBGSTCQG cho rằng tổng cầu nền kinh tế hiện vẫn rất thấp nên áp lực lạm phát cầu kéo sẽ không lớn; yếu tố tiền tệ sẽ có những tác động nhất định với độ trễ nhưng không đáng lo ngại; yếu tố lạm phát nhập khẩu và lạm phát nhóm lương thực, năng lượng không tác động đáng kể khi giá cả quốc tế ít biến động và đặc biệt giá gạo vẫn trong xu hướng giảm.

Do đó, những thay đổi về giá các mặt hàng cơ bản và tỷ giá sẽ là nhân tố chính chi phối việc thực hiện mục tiêu lạm phát của cả năm. Nếu giá xăng và giá điện đều tăng 20% thì lạm phát có thể tăng thêm 1,73%; nếu tỷ giá được điều chỉnh tăng 4% và sự điều chỉnh này được chuyển hết vào giá hàng nhập khẩu và giá năng lượng (điện và xăng dầu) thì lạm phát tăng thêm khoảng 2%, trong đó 1,6% tăng do tăng giá hàng nhập khẩu và 0,4% tăng do tăng giá điện và xăng.

Theo UBGSTCQG, xét về ngắn hạn thực thì chính sách ổn định tỷ giá là cần thiết vì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, khi lạm phát đã trong khả năng kiểm soát, “tỷ giá nên điều chỉnh với một mức độ cho phép” để không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của xuất khẩu về lâu dài và hạn chế đầu tư ngắn hạn từ nước ngoài.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại quảng ninh Theo ktdt


[Read More...]


Thông tư 214/2012/TT-BTC ban hành 37 chuẩn mực kiểm toán cho năm tài chính 2014



Ngày 06/12/2012, Bộ Tài Chính ra Thông tư 214/2012/TT-BTC ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam áp dụng đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Thông tư này ban hành 37 chuẩn mực kiểm toán mới áp dụng kể từ ngày 1/1/2014, bao gồm:

1. Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1- Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác (VSQC1).

2. Chuẩn mực số 200 – Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

3. Chuẩn mực số 210- Hợp đồng kiểm toán.

4. Chuẩn mực số 220- Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại hải phòng 5. Chuẩn mực số 230- Tài liệu, hồ sơ kiểm toán.

6. Chuẩn mực số 240- Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

Đối với các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính và các công việc kiểm toán khác được thực hiện trước ngày 01/01/2014 mà đến ngày 01/01/2014 trở đi mới phát hành báo cáo kiểm toán thì phải áp dụng hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành theo Thông tư này.

Các chuẩn mực kiểm toán số 1000 “Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành”, Chuẩn mực kiểm toán số 930 “Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính” ban hành theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chuẩn mực kiểm toán số 910 “Công tác soát xét báo cáo tài chính”, Chuẩn mực kiểm toán số 920 “Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước” ban hành theo Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC ngày 28/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi có chuẩn mực mới thay thế.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hà đông Theo Webketoan


[Read More...]


Việc giữ ổn định chỉ số giá tiêu dùng, chưa thể yên tâm



Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 4 chỉ tăng nhẹ dù giá xăng, dầu được điều chỉnh tăng 1.500 đồng/lít. Nhưng diễn biến giá hàng hóa trong cuối tháng 4 đang đặt ra nhiều thách thức cho nhiệm vụ kiềm chế lạm phát năm nay.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Theo thông báo của Tổng cục Thống kê, CPI trong tháng 4 chỉ tăng 0,02% so với tháng liền trước. Mặc dù CPI tháng 4 cao hơn 6,61% so với cùng kỳ năm 2012, nhưng nếu so sánh với tháng 12.2102 thì chỉ tăng 2,41%. Mức tăng so với tháng 12.2012 thấp như vậy sẽ tạo nhiều dư địa cho việc thực hiện mục tiêu giữ lạm phát năm nay từ 6 - 8% như Chính phủ đưa ra.

Không như lo lắng của nhiều người về tác động tăng giá xăng dầu dẫn tới tăng giá các mặt hàng thiết yếu có tác động mạnh đến CPI, trong tháng 4, nhóm hàng lương thực, thực phẩm lại giảm mạnh nhất trong rổ hàng hóa tính giá tiêu dùng. Cụ thể, nhóm lương thực giảm 0,86%; thực phẩm giảm 1,24%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,12% so với tháng trước. Ngoài ra, nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục thể hiện sự ổn định về giá dịch vụ khi tiếp tục giảm 0,15% so với tháng trước; tính từ đầu năm đến nay, giá nhóm này đã giảm 0,28%.

Nhưng có thể yên tâm với kết quả kiềm chế lạm phát hay không? CPI tháng 4 tăng nhẹ bởi nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế có chỉ số tăng cao nhất trong tháng này, với mức tăng 3,62% so với tháng trước. Trong khi đó, hiện nay, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều chưa điều chỉnh giá dịch vụ y tế, chỉ xây dựng kế hoạch điều chỉnh. Nếu kế hoạch này được thực hiện ngay tháng 5 thì việc giữ mức tăng CPI thấp, cũng như thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát sẽ khó hơn.

Có thể thấy, trong 10 tỉnh, thành phố được đưa ra tính thì có 8 địa phương tăng CPI, hiện chỉ có Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục giảm. Vì thế, diễn biến chỉ số này trong thời gian tới sẽ có thay đổi, cần thận trọng trong xây dựng, thực hiện các chính sách.

Một diễn biến khác cần được quan tâm là cuối tháng 4, một số loại thực phẩm được bán tại các chợ truyền thống trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã tăng giá. Ví dụ như nước tương Maggi đậu nành nắp đỏ đã tăng thêm 2.000 đồng lên 25.000 đồng/chai 750ml; các loại mì gói tăng khoảng 100.000 đồng/thùng. Ngoài ra, mì chính tăng 260.000 đồng/thùng từ 990.000 đồng lên 1.250.000 đồng/thùng, giá bán lẻ tương đương 25.600 đồng/gói, tăng thêm 700 đồng so với giá cũ.

Một số mặt hàng khác như nước ngọt Red Bull, bánh kẹo cũng tăng thêm từ 5.000-10.000 đồng/thùng. Đây là mức giá giao hàng cho các tiểu thương, chưa phải giá bán lẻ cuối cùng, trong khi, giá bán lẻ thông thường có khoảng cách lớn với giá bán buôn. Điều này cũng cho thấy mức giảm 400 đồng/lít xăng, dầu mới đây không thể giúp giữ giá hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Long Biên Các siêu thị trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cũng nhận được thông báo tăng giá bán của đa số mặt hàng. Siêu thị Co.op Mart nhận được thông báo của các doanh nghiệp hóa phẩm và đồ gia dụng, với tỷ lệ tăng giá được đề nghị dao động từ 4-8%. Đại diện hệ thống Vinatexmart cũng nhận được đề nghị tăng giá 10-15% của một số nhà cung cấp ngành may mặc và hóa phẩm; tăng 5-10% đối với thực phẩm đông lạnh. Lotte Mart cũng nhận được yêu cầu tăng giá từ ngành hàng thực phẩm tươi sống như thủy hải sản tăng giá 5-10%.

Giám đốc siêu thị Maximark Cộng Hòa Nguyễn Phương Thảo cho biết, từ đầu năm đến nay, siêu thị nhận được đề nghị tăng giá của nhiều nhà cung cấp, với mức tăng 5-10% ở tất cả ngành hàng. Lý do mà nhà cung cấp đưa ra là suốt cả năm chưa tăng giá, thời điểm này giá nguyên liệu đầu vào, vận chuyển tăng nên buộc phải tăng giá.

Các hệ thống siêu thị hiện đang cân nhắc điều chỉnh giá bán lẻ các mặt hàng do sức mua của thị trường hiện nay đang yếu. Nhưng như đại diện Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh đánh giá thì trong cuối tháng 3 vừa qua và nửa đầu tháng 4, giá bán hàng hóa nhìn chung ít thay đổi, đặc biệt nhóm hàng lương thực, thực phẩm lại có xu hướng giảm. Đây là nguyên nhân chính khiến CPI tháng này chỉ tăng nhẹ dù giá xăng, dầu được điều chỉnh tăng thêm 1.500 đồng/lít trong đầu tháng. Nhưng đại diện Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh cho rằng, sự thay đổi giá hàng hóa trong cuối tháng 4 sẽ tác động đến CPI tháng 5 tới.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại tphcm Theo tapchitaichinh
[Read More...]


Huy động nhiều, cho vay ít, vốn đi đâu ?



Vốn huy động được của dân trong 4 tháng đầu năm chạy đi đâu? Đó là câu hỏi được nhiều đại biểu đặt ra tại phiên họp toàn thể lần thứ 8 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội diễn ra sáng 26.4.

Trong báo cáo của Chính phủ cho thấy vốn cho vay gần như bằng 0, trong khi vốn huy động vẫn tăng 5%, có ý kiến hỏi vốn đi đâu, hay huy động vốn của dân rồi quay ra mua vàng vừa rồi?

Phát biểu tại phiên họp, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Cao Sỹ Kiêm nhìn nhận: Lòng tin của doanh nghiệp (DN) đối với điều hành, quản lý kinh tế xã hội của chúng ta là “có vấn đề”. Tình trạng chán nản, buông xuôi, thúc thủ đã xuất hiện trong DN.

Theo ông Kiêm, những giải pháp Chính phủ đặt ra tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh là rất đúng, rất trúng, rất sớm nhưng triển khai rất chậm, trong khi DN đang rất cần tháo gỡ nhanh khó khăn.

Tán thành nhận định này, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn, Nguyễn Thế Tuy phản ánh: Nhiều DN nói rằng chính sách hiện đang để bảo hộ ngân hàng (NH), bảo hộ cơ quan nhà nước thôi chứ không phải thực sự bảo vệ DN.

Ông Tuy dẫn câu chuyện vừa qua NH NN-PTNT chi nhánh Lạng Sơn chuyển 1.000 tỉ đồng “về trung ương” vì huy động được nhưng không cho vay được.

“Khơi thông nguồn vốn cho DN hiện nay đang bế tắc, trong báo cáo của Chính phủ cho thấy vốn cho vay gần như bằng 0, trong khi vốn huy động vẫn tăng 5%, có ý kiến hỏi vốn đi đâu, hay huy động vốn của dân rồi quay ra mua vàng vừa rồi?”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Mai Xuân Hùng nói.

Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách QH Bùi Đức Thụ cũng “lấy làm lạ” khi dư nợ huy động tăng nhưng cho vay gần như không tăng. “Đồng ý là không giảm điều kiện cho vay vì như thế sẽ tiềm ẩn nợ xấu nhưng có một bộ phận DN vẫn có thể đưa vốn vào được thì tại sao trong điều kiện cung lớn hơn cầu, lãi suất cho vay vẫn tăng? Có phải ở đây là lợi ích nhóm, giữa nội bộ các NH lớn liên kết với nhau để không hạ lãi suất nhằm mục đích lợi nhuận? NHNN cần phải làm rõ vấn đề này”, ông Thụ đề nghị.

Ngân hàng chỉ lo bán vàng

Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Lê Nam cũng sốt ruột: “Vừa rồi tiếp xúc cử tri, người dân phản ánh chỉ thấy NH thương mại bán vàng thôi, chẳng thấy làm gì. Chúng tôi cũng hiểu NHNN vừa rồi làm rất nhiều việc, nhưng những cái cụ thể để mà tác động vào DN, tác động vào nền kinh tế thì chưa rõ, cái cụ thể mà dân thấy nổi bật, nổi trội trong thời gian vừa rồi chủ yếu là bán vàng”.

Theo ông Nam, Chính phủ “không nên tập trung cứu ông NH mà thực chất ông ấy bị bệnh rồi, giờ nếu ông DN bệnh nữa thì chết luôn cả 2 ông. Cho nên bây giờ phải tập trung bảo vệ người gửi tiền, bảo vệ lợi ích của dân, của DN”.

Khỏi cần lập công ty xử lý nợ xấu

“Nợ xấu tính đến cuối năm 2012 vừa qua gần 9% nhưng theo báo cáo của Thanh tra NHNN thì chỉ trong quý 1/2013 đã giải quyết được 3% nợ xấu, như vậy chỉ còn khoảng gần 6%. Với tốc độ này thì có lẽ chỉ 2 quý tiếp là hết nợ xấu, vậy thì có cần cứu NH nữa không? Như vậy thì khỏi cần thành lập công ty xử lý nợ xấu nữa”.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Mai Xuân Hùng

DN phải trả lãi NH 480.000 tỉ đồng/năm

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên “Tôi xin trả lời câu hỏi ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) đặt ra từ trước: Nền kinh tế này phải trả lãi cho NH bao nhiêu? Chúng tôi cộng số liệu từ 66 NH thương mại thì năm 2010, DN phải trả lãi 202.000 tỉ, năm 2011 số phải trả là 401.000 tỉ, năm 2012 là 480.000 tỉ đồng”.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Mỗi tháng có 5.000 DN giải thể, ngừng hoạt động

Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Cao Viết Sinh, 4 tháng đầu năm, xấp xỉ 20.000 DN giải thể, trung bình mỗi tháng 5.000 DN, trong khi năm ngoái số DN giải thể bình quân mỗi tháng là 4.500 DN. Số DN hồi phục, quay lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm khoảng 8.000, trung bình mỗi tháng 2.000 DN.

Giải pháp chậm, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn

Nhiều giải pháp mới tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế được triển khai quá chậm, khiến doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế tựu trung không cảm nhận được một luồng xung lực mới.

Đó là thông tin được ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết tại cuộc họp báo diễn ra chiều 26.4.

Chưa người dân nào được ưu đãi vay mua nhà

Lập công ty xử lý tài sản trong vài ngày tới

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hải phòng Liên quan đến việc thành lập Công ty quản lý tài sản để xử lý nợ xấu, ông Đam cho biết, kỳ họp trước Chính phủ thảo luận nhưng một số thành viên yêu cầu cần làm rõ và sâu hơn một số vấn đề. Thời gian qua, NHNN cũng họp lại tiếp thu ý kiến bộ, ngành và trình lên bản sửa đổi, trong vòng một vài ngày tới Chính phủ làm thủ tục thông qua nghị định này. Tuy nhiên, theo ông Đam, xử lý nợ xấu cần gồm nhiều giải pháp, công ty này cũng chỉ là một trong giải pháp đó. Các bộ, ngành và đặc biệt là NHNN đang tiếp tục xử lý nợ xấu, trước hết trách nhiệm thuộc về hệ thống ngân hàng, việc trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định.

Theo ông Đam, nhìn chung nền kinh tế trong tháng 4 và sau 4 tháng tiếp tục có những xu hướng diễn biến tích cực, các chỉ số vĩ mô đạt được, và ổn định, riêng chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng thấp. Tuy nhiên, tốc độ cải thiện rất chậm, đặc biệt, số DN thành lập mới vẫn nhiều, nhưng dường như vẫn không có một xung lực mới nào. Bên cạnh tín hiệu đáng mừng, nhiều DN năm ngoái kê khai dừng hoạt động, năm nay hoạt động trở lại, đồng thời các DN khác bắt đầu lại sản xuất cầm chừng. “Nói một cách khái quát thì DN vẫn còn rất nhiều khó khăn” - ông Đam cho biết.

Cũng theo Bộ trưởng Đam, Chính phủ đánh giá nhiều giải pháp trước kia làm rồi nay thực hiện có kết quả tốt, nhưng các giải pháp mới triển khai còn chậm. “Chúng ta thống nhất chủ trương từ rất lâu, dành ra khoản ngân sách 30.000 tỉ đồng hỗ trợ cho người có thu nhập thấp và trung bình mua nhà. Nhưng giờ phút này chưa người dân nào vay được tiền để mua nhà, vì phải ra rất nhiều văn bản hướng dẫn, đối tượng nào được vay, nhà nào dành cho đối tượng đó… Chính phủ ráo riết yêu cầu các bộ ngành phải khẩn trương hơn nữa để chính sách sớm đi vào cuộc sống” - ông Đam nêu ví dụ.

Bên cạnh đó, Chính phủ thể hiện quyết tâm không chủ quan, dù thu ngân sách năm nay có nhiều khó khăn, nhưng dứt khoát không điều chỉnh kế hoạch chi tiêu. Đối với công trình lớn, người dân quan tâm như nâng cấp quốc lộ 1A, thiếu bệnh viện, Chính phủ chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền cần đưa ra giải pháp tài chính để nhất định phải làm.

Về siêu dự án lọc hóa dầu 27 tỉ USD tại Bình Định, theo ông Đam, hiện Chính phủ chỉ đạo nhà đầu tư và cơ quan liên quan nghiên cứu lập báo cáo tiền khả thi.

dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Hai Bà Trưng Anh Vũ
Theo thanhnien


[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page