Xử lý chậm nên làm gì cũng vướng !



Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành triển khai Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011 - 2015" trong đề án tổng thể tái cơ cấu ngân hàng. Đây là giai đoạn rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của đề án tổng thể cải cách hoạt động ngân hàng ở Việt Nam.

Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được chia làm 3 giai đoạn: củng cố thanh khoản, lành mạnh tài chính thông qua xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hoạt động. Giai đoạn 1 bắt đầu khởi động từ năm 2011. Tuy nhiên, cho đến nay, đã hơn 2 năm trôi qua nhưng chưa có thay đổi căn bản nào mang tính hệ thống diễn ra. Kết quả nhìn thấy được như nguồn vốn dồi dào hơn, thanh khoản được cải thiện, nợ xấu được trích lập dự phòng đầy đủ… đều chỉ mang tính ngắn hạn.

Chưa có thay đổi căn bản

Những yếu kém của hệ thống tín dụng chủ yếu nằm trong nhận thức của người làm ngân hàng và của cả các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tín dụng ngân hàng. Hạn chế nhận thức này thể hiện ở chỗ, cho đến nay, sau hơn 20 năm đổi mới cơ chế kinh tế nhưng kiểu tư duy làm tín dụng theo cảm tính như: cho vay theo phong trào, chạy đua cạnh tranh ở các khu vực thị trường dễ tính vẫn diễn ra.

Các sản phẩm tín dụng chưa có tính đa dạng và đặc thù. Đặc biệt, doanh thu của các ngân hàng vẫn chủ yếu dựa vào hoạt động tín dụng mà chưa phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhất là sản phẩm có giá trị gia tăng. Vì thế, nền tảng hoạt động ngân hàng chưa vững chắc, bị phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi của chính sách và sự biến động ngoại cảnh nền kinh tế.

Ts. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cho biết chính việc xử lý chậm các ngân hàng yếu kém dẫn đến hiện nay Chính phủ làm gì cũng bị vướng.

Ngoài ra, điểm ách tắc quan trọng trong tư duy của hầu hết người làm ngân hàng hiện nay là chưa thật sự thấm nhuần quan điểm lợi ích của khách hàng là mục tiêu phấn đấu của ngân hàng. Do đó mới có thực trạng tranh thủ lúc nền kinh tế thiếu vốn thì dâng lãi suất lên cao ngất ngưởng, thậm chí tận dụng tối đa lợi thế vốn để ép doanh nghiệp, ép khách hàng.

Cũng chính vì thế, các ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến việc tiết giảm chi phí nhằm làm giảm giá thành tín dụng (tức lãi suất cho vay). Hiện nay, mức chênh giữa đầu vào (lãi suất huy động) với đầu ra (lãi suất cho vay) vẫn khá cao, tới 3 - 4%, chủ yếu là do yếu tố chi phí cấu thành trong giá đầu ra.

Trong khi đó, kiểu tư duy phổ biến nhất vẫn là kỳ vọng giảm lãi suất huy động để giảm lãi suất cho vay mà không thấy được trách nhiệm cũng như thách thức đối với chính các NHTM là phải tiết giảm chi phí, áp dụng công nghệ hiện đại để tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn, tức là làm giảm giá thành cho sản phẩm tín dụng của mình.

Với kiểu tư duy như thế, khi khách hàng là đối tượng vay vốn không thể tiếp cận vốn ngân hàng thì ngân hàng cũng bị khó khăn, thậm chí lao đao vì tăng trưởng tín dụng không nhúc nhích được là bao.

Bỏ tư duy có người "chống lưng"

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà đông Một trong những chỗ dựa cho kiểu tư duy lỗi thời này là làm ngân hàng không sợ đổ vỡ, vì đã có Nhà nước "chống lưng", Nhà nước không bao giờ để cho ngân hàng "đổ" vì sợ đổ vỡ dây chuyền. Cách nghĩ này khiến nhiều ngân hàng kinh doanh liều lĩnh, buông lỏng các quy tắc cơ bản của hoạt động ngân hàng, nhất là các nguyên tắc trong quản trị rủi ro và rủi ro đạo đức.

Đánh giá về vấn đề này, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, cho rằng: "tôi không thấy cơ sở luật pháp nào cho phép quyết định như vậy. Nghĩa là sao? Nghĩa là chi tiền của dân ra để giải quyết những vấn đề bê bối của NHTM hay sao? Không nên võ đoán rằng không cho một ngân hàng nào phá sản. Đặt trường hợp tôi có thực quyền quản lý nhà nước, tôi sẵn sàng cho phá sản những ngân hàng yếu kém, nếu giám sát, kiểm tra thấy hoạt động kém hiệu quả, cố tình vi phạm các quy định của pháp luật và những Quyết định, Thông tư của Thống đốc NHNN. Nói tóm lại, tôi sẽ giải quyết theo đúng pháp luật, chứ tôi không giải quyết theo cảm tính, hoặc một biện pháp hành chính chủ quan của ai đó".

"Chúng ta không thể dùng cảm tính hay những mệnh lệnh hành chính để quyết định những vấn đề cụ thể của các NHTM. Kể cả NHNN cũng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật chứ không thể ỷ lại vào quyền hạn được phân công mà lại cố tình làm sai", chuyên gia Bùi Kiến Thành nói thêm.

dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hải phòng Giờ đây, trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng, thay vì tiếp tục bàn cãi phá băng tín dụng trước hay hạ lãi suất huy động bằng một mệnh lệnh hành chính trước, thì có lẽ việc đầu tiên cần làm là phải rà soát lại cả một hệ thống quan điểm, quan niệm về hệ thống ngân hàng để xem tư duy nào lỗi thời thì cần loại bỏ, tư duy nào cần phải được bổ sung các yếu tố tiên tiến của thời đại để tiếp tục phát huy trong giai đoạn mới, tư duy nào cần đặc biệt ngăn chặn…

Có như thế, tiến trình tái cơ cấu mới thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.
dịch vụ hóa đơn điện tử tại hải phòng Theo thoibaokinhdoanh



Responses

0 Respones to "Xử lý chậm nên làm gì cũng vướng !"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page