“Sản xuất công nghiệp năm nay gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa được hồi phục, sức mua trong nước và nhu cầu xuất khẩu giảm nên mức tăng thấp so với một số năm trở lại đây”, Tổng cục Thống kê giải thích như vậy trong một báo cáo phát đi đầu tuần này.
Về mặt con số, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2012 chỉ tăng 4,8%. Nếu so với mức tăng của năm 2010 là 8,8%, năm 2011 tăng 7,3% thì tình hình sản xuất có biểu hiện khó khăn “khác lạ”.
Lộ trình tăng giá điện như “án treo” với nhiều DN
“Càng làm nhiều càng lỗ nhiều”, giám đốc một DN sản xuất sản phẩm cơ khí nói với Thời báo Ngân hàng.
Số DN thua lỗ phá sản đang tăng lên từng ngày. Sức ép từ thị trường tiêu thụ co hẹp đang “ép” các DN vào tình huống lựa chọn khó khăn, đó là giảm giá bán để “thu vén” về nguồn tài chính cuối cùng trước khi thời điểm cuối năm đến với các yêu cầu thanh toán nợ.
“Nhiều chương trình khuyến mại được các DN đưa ra trong thời gian này nhưng sức mua vẫn không được cải thiện nhiều”, trong vài tháng nay các báo cáo của cơ quan thống kê địa phương dồn dập gửi về Tổng cục Thống kê những thông tin như vậy.
Riêng với lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, chỉ số sản xuất cả năm 2012 tăng 4,5% so với năm ngoái, trong khi chỉ số tiêu thụ tương ứng chỉ tăng 3,6%.
Chính phủ nhìn nhận, tồn kho cao đang gây khó khăn cho DN. Chính vì vậy, nhiều chính sách hỗ trợ về tài chính, thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam được đề cao. Kết quả là chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/12/2012 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,1% so với cùng thời điểm năm trước, dù có thấp hơn nhiều thời điểm trước đó nhưng quan ngại vẫn còn.
Nhưng trong dòng chảy đó, việc giải thoát hàng tồn của DN trong thời gian qua đem đến nhiều hệ lụy. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất trong năm 2012 đã tăng 9,04% so với năm trước, mức tăng thấp hơn con số 9,21% của chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2012 trong so sánh với năm 2011.
Tuy nhiên, các con số trên chưa bao gồm chi phí cho khâu lưu thông, phân phối. Bởi vậy, rất nhiều báo cáo của các hiệp hội, ngành nghề nêu bất cập này, khi giá bán của nhà sản xuất không theo kịp với chi phí đầu vào.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên Các phân tích cho thấy, sức ép từ tăng giá nguyên, nhiên vật liệu đang làm khó cho DN thông qua tăng giá thành sản xuất và cả khâu lưu thông phân phối. Theo tính toán, mức tăng 5% của giá điện bình quân vừa được ban hành sẽ tác động lên làm tăng chỉ số giá tiêu dùng 0,26%. Với xăng dầu, với mỗi 1% tăng giá ước tính có thể tác động làm tăng CPI khoảng 0,11%.
Đề cập đến quy định mỗi quý được tăng giá điện một lần, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức nhìn nhận, đây là mức tăng khá cao, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của DN và đời sống người dân.
Sự “tích tụ” của chênh lệch giữa mức tăng giá thành sản xuất thấp hơn giá bán sản phẩm cuối cùng, theo thời gian đang làm gia tăng khó khăn cho DN. Trong khi đó, việc tăng giá tiếp theo với các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu vẫn còn để ngỏ và lộ trình giá thị trường như “án treo” với nhiều DN, trong bối cảnh triển vọng kinh doanh chưa thuận lợi.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại hà đông Tổng cục Thống kê trong một văn bản gửi đến báo chí khuyến nghị tăng cường kiểm tra, thanh tra các ngành, tập đoàn, tổng công ty, DN để tránh hiện tượng độc quyền, chuyển giá, đặt lợi ích ngành cao hơn lợi ích quốc gia gây mất ổn định vĩ mô. “Cần thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý theo lộ trình một cách linh hoạt và ở mức hợp lý...”, cơ quan này nhìn nhận.
Hàng chục nghìn DN đang thua lỗ chờ đợi chính sách hỗ trợ nhất quán ngay ở những ngành liên quan trực tiếp đến sản xuất như điện, xăng dầu...
dịch vụ hóa đơn điện tử tại hải phòng Theo Thoibaonganhang
Responses
0 Respones to "Làm khó doanh nghiệp"
Đăng nhận xét