Thủ tục thanh lý và cách hạch toán tài sản cố định cho doanh nghiệp hiện nay



Bài viết dưới đây hướng dẫn các doanh nghiệp thủ tục thanh lý tài sản cố định (TSCĐ) và cách hạch toán khi thanh lý TSCĐ khi TSCĐ đã hết khấu hao và chưa hết khấu hao theo Thông tư mới nhất.

1. Thủ tục thanh lý TSCĐ
TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định. (Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Khi tiến hành làm thanh lý tài sản cố định doanh nghiệp phải thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Dựa vào kết quả kiểm kê TSCĐ, lập giấy tờ trình thủ trưởng đơn vị (chủ tịch hội đồng thanh lý) phê duyệt danh mục thanh lý tài sản theo các mẫu quy định.
Bước 2: Hội đồng thanh lý tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản.
Bước 3: Thực hiện thanh lý theo hội đồng thanh lý, quản lý tài sản trình thủ tưởng đơn vị trình thủ tưởng đơn vị quyết định hình thức xử phạt kiểm tra tài sản, bán hoặc hủy tài sản.
Bước 4: Tiến hành tổng hợp, xử lý và thanh lý tài sản đơn vị, Hội đồng thanh lý tiến hành lập Biên bản thanh lý tài sản cố định đem giao cho bộ phận kế toán ghi giảm phần TSCĐ theo quy định.
2. Cách hạch toán TSCĐ
Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,… kế toán ghi sổ như sau:
Trường hợp thanh lý TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh, ghi
Nợ các TK 111, 112, 131,…
Có TK 711 – Thu nhập khác (giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp
Nếu không tách ngay được thuế GTGT thì thu nhập khác bao gồm cả thuế GTGT. Định kỳ kế toán ghi giảm thu nhập khác đối với số thuế GTGT phải nộp.
- Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã thanh lý:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên - Các chi phí phát sinh liên quan đến thanh lý TSCĐ được phản ánh vào bên Nợ TK 811 “Chi phí khác”.
Trường hợp thanh lý TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án
- Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã thanh lý:
Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).
- Số tiền thu, chi liên quan đến thanh lý TSCĐ hữu hình ghi vào các tài khoản liên quan theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp thanh lý TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi
- Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ thanh lý, ghi:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3533) (giá trị còn lại)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
- Đồng thời phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,…
dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ tại bắc ninh Có TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (nếu có).
- Phản ánh số chi về thanh lý TSCĐ, ghi:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)
Có các TK 111, 112,…

Phần mềm kế toán MISA SME.NET hỗ trợ doanh nghiệp thanh lý TSCĐ đơn giản và dễ dàng hơn, giúp kế toán tiết kiệm thời gian và công sức thực hiện các nghiệp vụ.



Doanh nghiệp có thể dùng thử miễn phí ngay phần mềm kế toán MISA SME.NET

dịch vụ hóa đơn điện tử tại quận cầu giấy
MISA



Responses

0 Respones to "Thủ tục thanh lý và cách hạch toán tài sản cố định cho doanh nghiệp hiện nay"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Return to top of page