Theo thời gian, tăng trưởng công nghiệp được chia làm 3 thời kỳ.
Thời kỳ 1977-1990, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp bình quân năm đạt 5,75%, trong đó giai đoạn 1977-1980 tăng chưa đến 0,6% và có năm còn bị giảm (năm 1989 giảm 3,9%) chủ yếu do đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội kéo dài ở trong nước, bị hụt hẫng về vốn đầu tư, thị trường do Liên Xô (cũ) và các nước XHCN Đông Âu bị đổ vỡ và do bị bao vây cấm vận… Hơn nữa trong thời gian này, để khắc phục khủng hoảng, Việt Nam đã đưa ra mục tiêu nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, lương thực là trọng điểm số một. Do vậy, công nghiệp đã tăng thấp.
Trung tâm kế toán thực hành Tại từ liêm Đến thời kỳ 1991-2007, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân năm đạt tới 14,35%. Đây là tốc độ tăng rất cao, liên tục, trong thời gian dài mà trước đó chưa từng có. Nguyên nhân là, ngay sau khi đất nước cơ bản ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội, an ninh lương thực được bảo đảm và có khối lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hai, thứ ba thế giới, Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời kỳ này, ở trong nước đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa, tập trung bao cấp với hai thành phần chủ yếu là quốc doanh, tập thể, sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần sau khi có sự ra đời của Luật Doanh nghiệp. Đối với nước ngoài, Việt Nam đã thực hiện việc mở cửa, hội nhập, thông qua Luật Đầu tư nước ngoài (FDI), với việc gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN), ký Hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ, gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO)… Trong thời kỳ này, công nghiệp đã thật sự trở thành động lực và đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.
Thời kỳ từ 2008 đến 2013, tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp bình quân đạt 7,19%/năm, thấp chỉ bằng một nửa tốc độ tăng của thời kỳ 1991-2007. Nguyên nhân chủ yếu là do ở trong nước, công nghiệp mang nặng tính gia công, việc sản xuất và xuất khẩu phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài; công nghiệp phụ trợ chậm phát triển, nên hiệu quả và sức cạnh tranh thấp; cùng lúc cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới trăm năm mới có bắt đầu từ Hoa Kỳ sau đó lan ra nhiều nước khác cũng khiến Việt Nam bị ảnh hưởng, tăng trưởng công nghiệp bị suy giảm, tồn kho tăng cao, tiêu thụ chậm lại.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại từ liêm Đáng mừng là năm 2013 so với năm 1975, nhiều sản phẩm công nghiệp đã đạt tốc độ tăng trưởng cao gấp nhiều lần, cụ thể: than sạch 7,9 lần, đường mật 34,6 lần, thuốc lá 10,7 lần, vải lụa 6,7 lần, giấy bìa 38,2 lần, phân hóa học 4,6 lần, xi măng 106 lần, điện phát ra 51,3 lần… Năm 2013 so với 1997, dầu thô gấp 1,7 lần, bia gấp 5 lần, ôtô lắp ráp gấp 15,2 lần, xe máy lắp ráp gấn 47,8 lần… Năm 2013 so với 2005, thủy sản chế biến gấp 2,7 lần. Năm 2013 so với 2009, điện thoại di động gấp 18,9 lần; xuất khẩu hàng công nghiệp tăng cao hơn tốc độ chung. Xuất khẩu lượng than đá 2013 so với 1976 gấp 9,8 lần; dầu thô năm 2013 gấp 3,2 lần năm 1980. Năm 2013 so với 1997, xuất khẩu dệt may gấp 11,9 lần, giày dép gấp 8,6 lần; điện tử máy tính 2013 cao gấp 18,1 lần năm 1999. Năm 2013 so với năm 2000, dây điện và cáp điện cao gấp 5,2 lần, sản phẩm chất dẻo gấp 18,9 lần. Năm 2013 so với năm 2002, xuất khẩu túi xách, ví, va li, mũ, ô dù gấp 8,2 lần. Năm 2013 so với năm 2008, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng cao gấp 3,2 lần; xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng gấp 4,5 lần… Năm 2013 so với năm 2010, xuất khẩu sắt thép gấp 1,7 lần, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện gấp 9,2 lần, xuất khẩu sản phẩm hóa chất gấp 1,6 lần.
Lớp học kế toán thực hành tại Hải Phòng Dù đã ghi nhận những thành tựu nổi bật, nhưng công nghiệp Việt Nam hiện cũng đang đứng trước những hạn chế, thách thức không nhỏ về tính gia công, về hiệu quả và sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, tỷ trọng lao động đang làm việc trong nhóm ngành công nghiệp – xây dựng còn thấp, năm 2013 và quý I năm 2014 lại bị giảm. Cũng như thế, năng suất lao động nếu tính bình quân 1 tháng và 1 năm đều còn rất thấp (quý I/2014 mới đạt 27,77 triệu đồng/người). Đặc biệt, tỷ trọng công nghiệp chế biến trong toàn ngành công nghiệp và trong toàn bộ nền kinh tế còn thấp, trong khi đây là một tiêu chí để chuyển một nước từ nông nghiệp sang công nghiệp.
Rõ ràng, công nghiệp Việt Nam còn rất nhiều việc phải giải quyết để thực hiện mục tiêu cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. dịch vụ hóa đơn điện tử tại Quận Ba Đình
Responses
0 Respones to "Công nghiệp Việt Nam tăng trưởng 32,4 lần qua 39 năm"
Đăng nhận xét